Theo Đông y, rau má có vị đắng, tính hàn, vào được 3 kinh can, tỳ và thận, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả về mùa hè, bệnh lỵ, vàng da do thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu, tiện huyết, khái huyết, thổ huyết, viêm họng, dị ứng mẩn ngứa, nhọt độc, tổn thương do sang chấn, bỏng... và thường được áp dụng để trị cảm mạo phong nhiệt, viêm đường hô hấp trên, viêm gan, lỵ, cảm cúm, ăn phải thức ăn có độc, rắn cắn, trúng độc nấm, trúng độc thuốc đông dược, ngộ độc sắn hoặc các loại thức ăn.

Rau má có tác dụng gì và cách sử dụng rau má đúng cách
Không chỉ tại Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng phát hiện tác dụng tuyệt vời của rau má.

Không chỉ tại Việt Nam mà trong y học cổ truyền Trung Quốc thì rau má được dùng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh zona, bệnh phong, tả, lỵ, bệnh giang mai, bệnh cảm thông thường, cúm, lao và bệnh sán máng. Trong y học Ấn Độ, rau má được sử dụng làm thuốc lợi tiểu, tăng dinh dưỡng và bổ. Ở Napal, cây được dùng làm thuốc bổ thần kinh và đắp là tươi điều trị vết thương. Còn người dân Madagascar sử dụng rau má để chữa loét đường tiêu hóa, làm liền sẹo bên trong và bên ngoài.

Đặc điểm của rau má

Rau má còn có một tên gọi khác như: lôi công thảo, tích tuyết thảo hay liên tiền thảo. Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L.) Urban và tên tiếng Anh là Gotu Kola. Rau má thuộc cây thân thảo nên thân cây của rau má trông khá mảnh, có màu xanh lục (hoặc lục ánh đỏ), mọc bò khắp nơi (nhất là chỗ ẩm mát) và có rễ mọc ở các mấu.

Lá rau má có hình thận, phần đỉnh lá tròn và mọc ra từ cuống dài khoảng 5 - 20 cm. Hoa rau má có kích thước nhỏ, màu trắng hoặc hồng nhạt, hồng phớt đỏ và mọc thành các tán nhỏ. Còn quả rau má có hình mắt lưới dày dặc và thường chín sau khoảng 3 tháng.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong rau má có chứa các hợp chất như beta carotene, sterol, saponin, alkaloid, flavonol, saccharide, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, kẽm, các loại vitamins B1, B2, B3, C, K… Các thành phần này sẽ thay đổi tùy theo từng khu vực hoặc mùa thu hoạch. Trong 100g chiết xuất từ dược liệu này có chứa 88,2g nước; 3,2g đạm; 1,8g tinh bột; 4,5g cellulose; 3,7mg vitamin C; 0,15mg vitamin B1; 2,29mg canxi; 2mg phốt pho; 3,1mg sắt; 1,3mg beta carotene…

Rau má có tác dụng gì và cách sử dụng rau má đúng cách
Rau má có chứa các hợp chất như beta carotene, sterol, saponin, alkaloid, flavonol, saccharide, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, kẽm, các loại vitamins B1, B2, B3, C, K… vô cùng tốt cho sức khỏe.

Rau má có tác dụng gì?

Rau má chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho con người và nổi bật với 7 tác dụng sau đây:

1. Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tĩnh mạch

Đối với người có tiền sử bệnh liên quan đến tĩnh mạch như bệnh suy tĩnh mạch thường gặp, thì rau má giúp giảm sưng và tăng cường máu huyết lưu thông.

Theo kết quả nghiên cứu trên Angiology vào năm 2001 cho thấy rằng: khi sử dụng rau má đều đặn trong 4 tuần, các đối tượng bị tăng huyết áp tĩnh mạch hầu như đều giảm bớt các triệu chứng vốn có của bệnh, như giảm sưng tấy, giẩm phù mắt cá chân, chuột rút, đau nhức và mệt mỏi.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu này còn ghi nhận cứ dùng 180mg rau má mỗi ngày sẽ làm giảm đi các triệu chứng liên quan đến cao huyết áp.

2. Giúp phục hồi vết thương nhanh chóng

Nhờ hợp chất triterpenoids (là hợp chất tự nhiên trong thực vật, vị đắng) bên trong rau má, nên loại rau này có tác dụng điều trị, phục hồi các vết thương nhẹ cũng như tăng cường chất chống oxy hóa ở vùng da bị thương để giúp vùng da đó nhanh chóng được phục hồi và khỏe hơn, đồng thời làm tăng cường việc lưu thông máu huyết tại khu vực đó.

Kết quả của cuộc nghiên cứu vào năm 2006 còn chứng minh rau má có tác dụng hồi phục vết thương trên cơ thể chuột (vốn có nét tương đồng AND với người).

Rau má có tác dụng gì và cách sử dụng rau má đúng cách
Rau má được sử dụng trong các bài thuốc Đông y để điều trị các cơn đau dạ dày, vì có hoạt tính chống viêm nhiễm và cải thiện chức năng, sức khỏe của đường ruột và đại tràng.

3. Giảm bớt căng thẳng, lo âu

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học cho thấy kể từ khi uống nước rau má trong khoảng 30 - 60 phút, các bệnh nhân (mắc phải triệu chứng tâm thần) hầu như không bị giật mình bởi tiếng ồn.

4. Giúp cải thiện khả năng nhận thức

Các chất chống oxy hóa có trong rau má còn kích thích được các đường dẫn thần kinh, khi có khả năng xóa bỏ các gốc tự do và các mảng bám trong não. Điều này có nghĩa rằng: rau má làm giảm tốc độ của triệu chứng mất trí nhớ, nhất là bệnh Alzheimer.

5. Hỗ trợ, cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Rau má được sử dụng trong các bài thuốc Đông y để điều trị các cơn đau dạ dày, vì có hoạt tính chống viêm nhiễm và cải thiện chức năng, sức khỏe của đường ruột và đại tràng.

6. Tăng cường hoạt động hệ tuần hoàn

Các dưỡng chất có trong rau má dường như đều có tác động lớn đến hệ tuần hoàn, nổi bật như: Cường hóa thành mạch máu và mao mạch, ngăn ngừa chứng xuất huyết và tối ưu sự hoạt động của hệ tuần hoàn. Kích thích máu lưu thông, tăng cường lượng oxy di chuyển đều khắp các bộ phận và cơ quan nội tạng quan trọng để cải thiện năng suất hoạt động của những bộ phận, cơ quan đó.

7. Giúp thanh lọc cơ thể

Rau má được sử dụng từ rất lâu vì có tác dụng lợi tiểu, để kích thích việc thải độc tố, muối và thậm chí lượng chất béo dư thừa bên trong cơ thể. Điều này sẽ giúp cho thận tránh làm việc quá tải trong quá trình loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể mỗi ngày.

Hướng dẫn sử dụng rau má đúng cách

Học viện Y tế Hoa Kỳ khuyến cáo không nên dùng rau má quá 6 tuần nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, những người có tiền sử mắc bệnh gan hoặc đã từng mắc các bệnh tổn thương da, ung thư cũng không nên dùng.

Rau má có tác dụng gì và cách sử dụng rau má đúng cách
Chỉ nên dùng tối đa 40g rau má mỗi ngày và không được dùng quá 1 tháng. Sau đó cần ngừng sử dụng tối thiểu 15 ngày rồi mới được tiếp tục uống.

Mỗi ngày, các nhà khoa học khuyến cáo rằng bạn chỉ nên dùng 1 cốc nước rau má (tương đương 40g). Liều dùng của dược liệu này có thể khác nhau đối với từng người, phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp đối với bản thân. Không nên chủ quan tự sử dụng để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Nhiều năm qua, nước xay rau má đã được đông đảo người sử dụng yêu thích vì mang đến cảm giác thanh mát nhất là vào mùa hè. Tuy nhiên, rau má cũng được sử dụng như một loại rau để chế biến các món ăn hấp dẫn.

Do đó, tùy vào sở thích bạn có thể lựa chọn cách hấp thụ dinh dưỡng của rau má bằng nhiều cách khác nhau chứ không chỉ nhất định là sử dụng nước xay rau má.

Ngoài ra, khi sử dụng rau má bạn cũng cần chú ý một số điểm sau:

Không uống nước rau má xong ra nắng: Khi chúng ta uống nước rau má xong mà ra nắng xong sẽ dễ bị bất tỉnh, say nắng, mê man vì trong rau má có hoạt chất phản ứng mạnh với ánh nắng. Thế nên, nếu vừa uống xong đã ra ngoài thì rất nguy hiểm đấy. Tốt nhất bạn nên uống sau khi trở về nhà để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng và có thời gian nghỉ ngơi, lương y Bùi Hồng Minh (PCT Hội Đông y Ba Đình) chia sẻ.

Không uống nước rau má thay nước lọc: Theo lương y Vũ Quốc Trung khẳng định nước rau má không thể thay thế được nước lọc. Nếu cứ cố tình uống nước rau má thay nước lọc sẽ khiến bạn dễ bị đầy bụng, tiêu chảy, bị lạnh bụng, hạ huyết áp với những người có thân nhiệt thấp. Hơn nữa, việc uống nước rau má thay nước lọc còn khiến hàm lượng cholesterol tăng cao dẫn đến nguy cơ bị nhức đầu, mất ý thức thoáng qua, suy giảm khả năng mang thai.

Do đó, lương y Minh khuyến cáo mọi người nếu muốn dùng nước rau má thì chỉ nên dùng 40g rau má mỗi ngày và không được dùng quá 1 tháng. Sau đó, bạn cần nghỉ ít nhất nửa tháng rồi mới được tiếp tục uống đợt tiếp theo chứ không được uống liên tục.

Không uống nước rau má khi mang thai: Lương y Minh cũng nhấn mạnh phụ nữ có bầu hãy tránh xa nước rau mà vì nó có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, làm tăng nguy cơ bị sảy thai.

Không uống rau má khi rối loạn tiêu hóa: Rau má vốn có tính hàn nên nếu có vấn đề về tiêu hóa mà còn uống nước rau má thì sẽ dễ bị tiêu chảy, đầy bụng, rất nguy hiểm. Do đó, những người bị nóng trong, đầy bụng, khó tiêu mà dùng nước rau mà thì sẽ chỉ khiến tình trạng nặng thêm.

Không uống nước rau má để uống thuốc: Rau má có thể phản ứng với một số loại thuốc như thuốc chống co giật, mất ngủ, chống trầm cảm… và thuốc tiểu đường. Thậm chí, nước rau má còn có thể khiến thuốc trở thành ‘mối họa’ gây hại sức khỏe. Bác sĩ cũng khuyến cáo, tốt nhất là sử dụng nước lọc để uống thuốc.

Mua rau má ở đâu?

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều cửa hàng, người bán cung cấp các loại rau má khác nhau với mức giá cũng dao động từ 100.000 - 150.000 đồng/kg tùy loại.

Tuy nhiên, do đây là loại rau sử dụng trực tiếp nên khi mua bạn cần tìm nhà sản xuất, cung cấp uy tín để đảm bảo rau má có giá trị dinh dưỡng tốt nhất. Không nên vì thấy nhiều nơi bán rẻ mà mua, bởi nếu sử dụng rau má từ những nhà cung cấp không rõ nguồn gốc thì điều bạn nhận lại được chỉ có hại cho sức khỏe.