Nghị định số 167/2024/NĐ-CP của Chính phủ có quy định về: Phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm tại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước; ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ.
Nghị định số 167/2024/NĐ-CP nêu rõ quyền, trách nhiệm, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 48, Điều 50 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và các nội dung sau:
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước, phải xin ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu về phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm của doanh nghiệp mà mình làm đại diện vốn để tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên theo quy định.
Trước khi chỉ đạo người đại diện tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có văn bản xin ý kiến gửi đến cơ quan tài chính cùng cấp (đối với doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước giữ từ 36% vốn điều lệ trở lên).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu (gửi kèm theo: Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp hiện hành, báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán và phương án chia cổ tức, lợi nhuận sau thuế hàng năm của doanh nghiệp), cơ quan tài chính cùng cấp có ý kiến để cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên.
Phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm
Phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm tại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước (trừ tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước) phải đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Đối với doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, phương án chia cổ tức, lợi nhuận sau thuế hàng năm được phân phối theo thứ tự như sau:
Chia lãi cho các bên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng kinh tế đã ký kết (nếu có).
Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế theo quy định.
Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp (nếu Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp có quy định việc trích lập Quỹ này).
Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.
Lợi nhuận còn lại thực hiện chia hết bằng tiền, bằng cổ phiếu cho các cổ đông, thành viên góp vốn.
Đối với khoản cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền cho phần vốn nhà nước góp trong doanh nghiệp thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Nghị định nêu rõ, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần thuộc phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước để thực hiện dự án quan trọng quốc gia theo tiêu chí phân loại quy định tại Luật Đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương dự án.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện đầy đủ quyền, trách nhiệm quy định tại Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn từ việc chia cổ tức bằng cổ phiếu hiệu quả, không tạo kẽ hở để tham ô, tham nhũng, nếu vi phạm thì xử lý theo quy định pháp luật.
Đối với doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp mà Nhà nước nắm giữ từ 36% đến 50% vốn điều lệ, sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm theo thứ tự như doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp mà Nhà nước giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên nêu trên.
Đối với doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp mà Nhà nước nắm giữ dưới 36% vốn điều lệ, căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm cho phù hợp, trong đó phần lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ theo Điều lệ, Quy chế quản lý tài chính được chia hết cổ tức, lợi nhuận bằng tiền cho các cổ đông, thành viên góp vốn.
Đối với khoản cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền cho phần vốn nhà nước góp trong doanh nghiệp này thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Phân phối lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước
Nghị định nêu rõ, đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước, việc phân phối lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Định kỳ trong thời gian tối đa 15 ngày kể từ ngày kết thúc mỗi quý và 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp, người đại diện phần vốn nhà nước báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính và kiến nghị giải pháp đối với doanh nghiệp mà mình được cử làm đại diện vốn nhà nước.
Báo cáo của người đại diện phần vốn nhà nước gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này./.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị chỉ đạo tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước.
Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán NVL) vừa phê duyệt phương án mua lại trái phiếu trước hạn với giá trị tối đa tính theo mệnh giá là 7.000 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã chứng khoán MBB) vừa thông báo 8/1/2024 tới là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 15%.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: mã chứng khoán VIB) vừa thông báo về việc đăng ký giao dịch cổ phiếu của ông Hồ Vân Long – Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Ban Dịch vụ Tài chính. Ông Long dự kiến mua thêm 12 triệu cổ phiếu VIB nhằm mục đích đầu tư tài sản giá trị.
Công ty cổ phần (CTCP) Quốc tế Holding bị xử phạt hành chính gần 378 triệu đồng do công bố thông tin sai lệch về lợi nhuận, thực hiện nhiều giao dịch “chui”.
Hội đồng quản trị LPBS đã tiến hành họp và nhất trí miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc với ông Nguyễn Đức Quân Tùng và bổ nhiệm bà Vũ Ngọc Anh làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.
Theo Nghị quyết ngày 25/12 của HĐQT, Tập đoàn Bamboo Capital dự kiến mua lại toàn bộ trái phiếu BCG122006 phát hành ngày 20/1/2022 có tổng giá trị 500 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, tức đáo hạn vào 20/1/2027.
Công ty CP Hàng không Vietjet (HoSE: mã chứng khoán VJC) công bố kế hoạch chào bán 20.000 trái phiếu 3 không gồm: không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, tổng giá trị 2.000 tỷ đồng.
Văn Phú Invest dự kiến dùng 14 triệu cổ phiếu VPI thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức liên quan Chủ tịch Tô Như Toàn làm tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu.
Số liệu tổng kết của SCIC cho thấy, năm 2024 SCIC đã đạt được những kết quả kinh doanh nổi bật. Theo đó, lợi nhuận trước thuế ước đạt 11.140 tỷ đồng, bằng 166% kế hoạch năm. Nộp ngân sách nhà nước ước đạt 11.117 tỷ đồng, bằng 167% kế hoạch năm.
CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán MWG) vừa công bố tình hình kinh doanh 11 tháng đầu năm 2024, với doanh thu thuần đạt 122.298 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 98% kế hoạch năm.
Trong hai ngày 23 và 24/12 vừa qua, thị trường trái phiếu ghi nhận hai thương vụ phát hành quy mô lớn với tổng giá trị lên đến 8.000 tỷ đồng, đến từ Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Tổng hợp An Thịnh và Công ty CP Phát triển và Đầu tư Kinh doanh Minh An.
Công ty cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (mã chứng khoán BAF) vừa thông báo nhận chuyển nhượng 99,9% vốn tại Công ty TNHH Tuyết Hoa Đắk Lắk. Công ty có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, trụ sở chính tại phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Ngày 23/12, HĐQT ORS ra Nghị quyết thông qua việc không triển khai đợt phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) năm 2024. Ở chiều ngược lại, Công ty vẫn sẽ tiếp tục đợt phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX)vừa công bố thông tin giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ tại Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank - HNX: mã chứng khoán BAB).
Ngày 24/12, Bộ Tài chính cho biết, đến tháng 12/2024, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đối với 5 doanh nghiệp.
Yeah1 - Nhà sản xuất gameshow "Anh trai vượt ngàn chông gai" cho biết cổ phiếu YEG tăng trần 5 phiên giao dịch liên tiếp do diễn biến khách quan cung cầu của thị trường chứng khoán.
Apple đang tiến gần đến mức định giá thị trường chứng khoán lịch sử 4.000 tỷ USD. Giá trị của nhà "Táo khuyết" được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư lạc quan trước những cải tiến trí tuệ nhân tạo (AI).
CTCP Tập đoàn Yeah1 là nhà sản xuất gameshow "Anh trai vượt ngàn chông gai" (mã chứng khoán YEG:HoSE) được yêu cầu giải trình cổ phiếu bất ngờ tăng trần 5 phiên giao dịch liên tiếp từ ngày 17/12 đến ngày 23/12.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?