1. Phạm vi hoạt động của phòng khám chuyên khoa sản phụ

Theo, Điểm đ, Điều 25, Thông tư 41/2011/TT-BYT) Hướng dẫn cấp giấy chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định về phạm vi hoạt động của Phòng khám chuyên khoa phụ sản - kế hoạch hóa gia đình được thực hiện các công việc sau:

- Cấp cứu ban đầu về sản, phụ khoa;

- Khám thai, quản lý thai sản;

- Khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa thông thường;

- Đặt thuốc âm đạo;

- Đốt điều trị lộ tuyến cổ tử cung;

- Soi cổ tử cung, lấy bệnh phẩm tìm tế bào ung thư;

Phạm vi hoạt động của phòng khám phụ khoa được pháp luật quy định rõ ràng. Ảnh minh họa
Phạm vi hoạt động của phòng khám sản phụ khoa được pháp luật quy định rõ ràng. Ảnh minh họa

- Siêu âm sản khoa nếu bác sỹ trực tiếp thực hiện các kỹ thuật siêu âm có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên và có giấy xác nhận đã qua thực hành về chuyên khoa từ 18 tháng trở lên tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Đặt vòng tránh thai;

- Hút thai, phá thai nội khoa đối với thai 06 tuần (từ 36 ngày đến 42 ngày, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng) khi đáp ứng các điều kiện quy định tại chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

- Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.

2. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa phụ sản

Căn cứ quy định tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP, một phòng khám chuyên khoa phụ sản được cấp giấy phép hoạt động khi phòng khám đó đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1.Điều kiện về cơ sở vật chất phòng khám

– Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);

– Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

– Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.

2.Điều kiện về trang thiết bị tại phòng khám

– Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám chuyên khoa phụ sản;

– Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;

3.Điều kiện về nhân lực làm việc tại phòng khám

– Phòng khám chuyên khoa phụ sản phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và thỏa mãn điều kiện:

+ Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa của phòng khám;

+ Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng;

Muốn được cấp phép hoạt động, các phòng khám sản phụ khoa cần đáp ứng những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất, nhân sự... theo quy định của pháp luật. Ảnh minh họa
Muốn được cấp phép hoạt động, các phòng khám sản phụ khoa cần đáp ứng những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất, nhân sự... theo quy định của pháp luật. Ảnh minh họa

+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn phải là Người hành nghề cơ hữu tại phòng khám chuyên khoa đang thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động phòng khám. Có nghĩa người này sẽ làm việc tại Phòng khám theo thời gian hoạt động của phòng khám đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

– Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó.

Lưu ý: Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản;

3.Thành phần hồ sơ đầy đủ thực hiện thủ tục cấp giấy phép

Để xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa phụ sản, đơn vị nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Thành phần hồ sơ được quy định chi tiết tại Khoản 1 Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài (Bản sao);

– Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Bản sao);

– Giấy xác nhận quá trình công tác;

– Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

– Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm của những người hoạt động trong phòng khám (áp dụng đối với phòng khám trực thuộc công ty);

– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

– Phạm vi dự kiến hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh;

– Hợp đồng thu gom rác thải y tế nguy hại;

– Hệ thống xử lý nước thải đối với những phòng khám chuyên khoa có sử dụng hệ thống nước trong quá trình khám chữa bệnh;