Cổ phiếu vận tải biển đồng loạt “dậy sóng”

Theo quy hoạch cảng biển đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng công suất dự kiến đạt 6%/năm. Ngày 22/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1579/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể, tổng năng lực đáp ứng thông quan hàng hóa đến năm 2030 đạt 1,140 – 1,423 triệu tấn (trong đó container từ 38 – 47 triệu TEU). So với sản lượng thông quan năm 2021 là 706 triệu tấn và 24 triệu TEU, tổng công suất hệ thống cảng biển được kỳ vọng sẽ tăng trung bình 6%/năm giai đoạn 2021 – 2030.

Phân tích nhóm cổ phiếu đáng 'rút hầu bao' trong tháng 4/2022
Vận tải biển đang hồi phục nhanh chóng

Theo đó, trong báo cáo mới đây của Chứng khoán Mirae Asset đã đánh giá doanh thu đến từ dịch vụ vận tải biển sẽ tăng trưởng quanh mức trung bình 9%/năm trong giai đoạn 2021-2030. Cụ thể, các doanh nghiệp chủ chốt ngành vận tải biển có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với các năm trước, như SGP, STG, GMD, CDN,...

Có nhiều lý do mà các nhà đầu tư nên cân nhắc nhóm cổ phiếu này.

Thứ nhất, thu hút FDI tiếp tục tăng trưởng: Hiện tượng này đã bắt đầu từ năm 2021 với số dự án FDI công nghiệp chế biến, chế tạo còn hiệu lực đạt 15.592 dự án (tăng 3%) với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 242 tỷ USD (tăng 6.8%). Mặc dù tốc độ tăng trưởng số lượng dự án chậm nhưng đây là tín hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng về vốn đầu tư có sự cải thiện khi dịch bệnh đã được kiểm soát, kinh tế mở cửa.

Thứ hai, hoạt động sản xuất cải thiện: Từ tháng 11/2021 đến tháng 2/2022, cả 2 chỉ số PMI và IIP liên tục cho thấy tín hiệu cải thiện mạnh. Cụ thể, PMI tháng 2/2022 đạt mức 54.3, duy trì ở mức trên 50 trong 5 tháng liên tiếp tính từ tháng 10/2021. IIP tháng 2/2022 ước tăng 8.5% cùng kỳ, ghi nhận tháng thứ 4 liên tiếp tăng trưởng so với cùng kỳ.

Thứ ba, vận tải thủy phục hồi: Hoạt động vận tải thủy đường biển và thủy nội địa 2021 ghi nhận hồi phục so với 2020. Cụ thể, khối lượng hàng hóa vận tải đường biển và thủy nội địa ước đạt lần lượt 85 triệu tấn (tăng 3.3%) và 315.5 triệu tấn giame 6,4%), cải thiện đáng kể so với mức giảm 2.3% và 9.6% trong năm 2020.

Thứ tư, tình hình kinh tế ở các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam hồi phục: GDP các thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc được dự báo tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022 và 2023.

Những mã cổ phiếu vẫn tiếp tục giữ “phong độ”

Phân tích nhóm cổ phiếu đáng 'rút hầu bao' trong tháng 4/2022
Những mã cổ phiếu nào vẫn "đáng tin" trong tháng 4/2022

IDC - Tổng công ty IDICO:

Tổng Công ty IDICO vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2022 đầy tham vọng với tổng doanh thu mục tiêu 3.347 tỷ đồng, gấp gần gấp 3 lần cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu tăng 83% đạt 2.333 tỷ đồng. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu doanh nghiệp dự kiến lên đến 66%, cao hơn mức 35% của năm trước.

Trên cơ sở đó, IDICO vẫn giữ nguyên kế hoạch chi trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 40%, ngang ngửa kế hoạch của năm 2021, bao gồm 30% được chi bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.

Báo cáo mới đây của SSI đưa ra quan điểm tích cực về IDICO trong năm 2022 nhờ hoạt động cho thuê khu công nghiệp, IDICO sẽ thực hiện hồi tố việc ghi nhận từ đều trong 50 năm sang ghi nhận 1 lần đối với khu công nghiệp Nhơn Trạch V và Phú Mỹ II. SSI dự báo lợi nhuận từ hai khu công nghiệp này đạt mức 1.600 tỷ đồng.

HAH - Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An:

Kỳ vọng giá cước vận tải container thế giới và nội địa sẽ duy trì ở mức cao sang năm 2023 do gián đoạn chuỗi cung ứng có thể kéo dài. Trong khi đó, HAH đang tích cực mở rộng đội tàu và mở mới tuyến vận tải quốc tế, điển hình là tàu Marine Bia và Anbien Bay, bàn giao trong tháng 4 và tháng 2, tổng công suất tăng 30% so với năm 2021.

Trong bối cảnh giá dầu đang có xu hướng tăng mạnh trong năm 2022, HAH đã tăng số tàu cho thuê lên 4/8 tàu (không chịu chi phí nhiên liệu), giúp giảm tỷ lệ chi phí nhiên liệu/doanh số xuống 23% trong năm 2021. Bên cạnh đó, HAH có thể tăng phụ phí nhiên liệu để bù đắp chi phí gia tăng. SSI ước tính lãi ròng công ty mẹ sẽ đạt 744 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 67% và 902 tỷ đồng trong năm 2023, tăng 21% so với năm trước.

TCH - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy:

Trong giai đoạn 2022 - 2025, TCH dự kiến khởi động 3 dự án lớn gồm: Thành phố mới Hoàng Huy (65 ha), Hoàng Huy Green River (62 ha) và dự án Thủy Nguyên (95 ha). Đây đều là những dự án quy mô lớn nên các chuyên gia đánh giá triển vọng của Công ty trong thời gian tới có thể thay đổi đáng kể do giá đất và bất động sản ở Hải Phòng đang rất tích cực.

Năm 2022, việc IPO của công ty con CRV, đơn vị nắm giữ nhiều dự án bất động sản của tập đoàn, cũng sẽ là một biến số có lợi. TCH có đủ nguồn lực tài chính với số tiền gần 8.000 tỷ đồng để triển khai các dự án của mình và mua thêm các quỹ đất mới.

HPG - Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát:

Trong 2 tháng đầu năm 2022, sản lượng của HPG tăng trưởng tích cực nhờ sự phục hồi hoạt động xây dựng tại thị trường trong nước, đầu tư công và nhu cầu xuất khẩu tốt. Bên cạnh đó, giá thép có dấu hiệu phục hồi từ 5 – 10% từ mức đáy cùng giá nguyên vật liệu. HPG cũng được đánh giá có biên lợi nhuận ổn định nhất trong ngành.

MWG - Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động:

Công ty cổ phần chứng khoán SSI ước tính tổng doanh thu và lợi nhuận cho năm 2022 lần lượt đạt 141.593 tỷ đồng (tăng 15%) và 6.875 tỷ đồng (tăng 40%). Doanh thu chuỗi Thế giới di động và Điện máy xanh được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trở lại bởi kinh tế đang phục hồi, cả nước mở cửa.

DGC - Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang:

Theo các chuyên gia, giá bán photpho vàng có thể tăng trưởng 20% trong năm 2022 nhờ nhu cầu cao từ các nhà sản xuất chíp. Do đó, DGC sẽ tiếp tục duy trì vận hành nhà máy trong giờ cao điểm, giúp tăng sản lượng photpho vàng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước. SSI ước tính, trong năm 2022, doanh thu công ty có thể đạt 12.400 tỷ đồng, tăng 30% và lợi nhuận có thể đạt 3.700 tỷ đồng, tăng 48%.

PNJ - Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận:

Năm 2022, SSI đánh giá PNJ có thể tăng trưởng lợi nhuận lên đến 42,5% so với năm 2021. Đáng chú ý, căng thẳng Nga - Ukraine có thể góp phần đẩy giá vàng tăng mạnh trong trung hạn – một trong những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và vàng miếng của PNJ. Trong tháng 1/2022,

Về tình hình kinh doanh từ đầu năm đến nay, PNJ ghi nhận doanh thu thuần trong tháng 2/2022 đạt 3.589 tỷ đồng, tăng 26,5% so cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế tháng này đạt 252 tỷ đồng, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm 2021. Trong tháng 1/2022, PNJ ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.476 tỷ đồng, tăng 60,2% và lợi nhuận sau thuế đạt 270 tỷ đồng, tăng 60,7%, do sự tăng trưởng vượt bậc từ kênh bán lẻ trong bối cảnh vẫn còn dịch bệnh.

Như vậy, so với kết quả đạt được của tháng 1/2022, doanh thu thuần tháng 2/2022 của PNJ tăng 3,5%, nhưng lãi sau thuế giảm 7%. Lũy kế 2 tháng đầu năm, doanh thu thuần của PNJ đạt 7.066 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 522 tỷ đồng, lần lượt tăng 41% và 37% so với cùng kỳ năm 2021.

VPB - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng:

SSI kỳ vọng lợi nhuận trước thuế năm 2022 của VPB đạt 18.900 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, đóng đó khoảng 17.000 tỷ đồng đến từ ngân hàng mẹ. Động lực chính cho tăng trường là nền kinh tế mở cửa trở lại và đặc biệt là sự trở lại của của mảng tài chính tiêu dùng. Bên cạnh đó, VPB cho biết có kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cho cổ đông chiến lược nước ngoài trong năm 2022.

Hai mã cổ phiếu đáng theo dõi

Phân tích nhóm cổ phiếu đáng 'rút hầu bao' trong tháng 4/2022
Nhà đầu tư sàng lọc kỹ hơn trong tháng 4 trước nhiều thông tin trái chiều

VCR - Vinaconex ITC:

Sau 5 năm gần đây đều nhận thua lỗ, Vinaconex ITC bất ngờ lên kế hoạch chuyển lãi trăm tỷ. Vinaconex ITC đã có những tín hiệu lạc trong hoạt động đầu tư năm vừa qua. Công ty đã hoàn thành thủ tục cấp đổi quyết định giao đất, cơ bản hoàn thành việc xây dựng 99/99 lô biệt thự khu A1, cơ bản hoàn thành xây dựng khu văn phòng điều hành Dự án Cát bà Amatina.

Năm 2022, Công ty tiếp tục hoàn thiện các thủ tục pháp lý quan trọng của Dự án, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng, hoàn thiện bàn giao cho khách hàng. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các thủ tục pháp lý của Dự án; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án bao gồm: san, nền, hệ thống đường giao thông và cầu,…; đầu tư xây dựng các công trình nhà liền kề, biệt thự song lập trong giai đoạn 1; khởi công xây dựng khối cao tầng hỗn hợp.

Đáng chú ý, mới đây, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex – mã VCG) đã đăng ký mua thêm 57,82 triệu cổ phiếu VCR để gia tăng tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thoả thuận từ 31/3 đến 29/4/2022. Hiện Vinaconex đang là cổ đông lớn nhất sở hữu 49,28 triệu cổ phiếu VCR (tỷ lệ 23,47%). Nếu giao dịch thành công, Vinaconex sẽ trở thành công ty mẹ của Vinaconex ITC với tổng lượng sở hữu 107,1 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 51%).

VSN – Vissan:

Đặt mục tiêu lãi trước thuế 170 tỷ đồng năm 2022, không chia cổ tức năm 2021, Vissan tiếp tục thực hiện dự án Di dời và đổi mới công nghệ nhà máy Vissan, gồm 2 cụm công trình, với tổng mức đầu tư hơn 1.587 tỷ đồng.

Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Vissan năm 2021 bao gồm thịt tươi sống (thịt heo, thịt bò) và thực phẩm chế biến. Vissan cho biết, năm 2021 vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến người tiêu dùng "thắt chặt chi tiêu", sức mua giảm mạnh. Bên cạnh đó lực lượng lao động thiếu hụt do phát sinh các trường hợp F0,F1 đã làm giảm sản lượng chung so với cùng kỳ. Ngoài ra giá nguyên liệu đầu vào tăng, phát sinh nhiều chi phí khác trong công tác phòng chống dịch bệnh dẫn tới lợi nhuận giảm sút. Khi kinh tế phục hồi, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân sẽ dần trở lại như trước.

Bên cạnh tiếp tục thực hiện các dự án phục vụ phát triển sản xuất của công ty, năm 2022 công ty tiếp tục đẩy mạnh việc kiểm soát chi phí, ổn định nguồn nguyên liệu, tiếp tục tái cấu trúc ngành hàng thực phẩm tươi sống, đẩy mạnh công tác thị trường… Theo đó, Vissan đặt mục tiêu đạt 5.000 tỷ đồng tổng doanh thu năm 2022, tăng 16% so với thực hiện năm 2021, trong đó doanh thu thuần dự kiến đạt 4.974 tỷ đồng. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế dự kiến giảm 9% về mức 170 tỷ đồng. Về sản lượng, dự kiến mặt hàng tươi sống tăng 20% lên 18.448 tấn và thực phẩm chế biến tăng 18% lên 28.000 tấn các loại.