Nhiều mẫu mã ô tô Trung Quốc có thiết kế bắt mắt, giá bán cạnh tranh… chỉ tạo sự chú ý, hút khách trong thời gian đầu vào Việt Nam.
Xe Trung Quốc nhập khẩu giảm mạnh
Theo Thanh niên, ô tô sản xuất từ Thái Lan chiếm hơn 50% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng thứ hai của năm 2021, trong khi ô tô nhập từ Trung Quốc bắt đầu có xu hướng sụt giảm.
Ô tô sản xuất từ Thái Lan chiếm hơn 50% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam
Ô tô nhập khẩu vào Việt Nam đang từng bước lấy lại đà tăng trưởng bất chấp ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 và doanh số bán hàng sụt giảm trong tháng trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 2021.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải Quan, trong tháng 2.2021, các DN kinh doanh ô tô tại Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 10.039 ô tô nguyên chiếc các loại, với tổng kim ngạch hơn 209 triệu USD. Kết quả này, tăng gần 1.700 xe tương đương 20,3% nhưng kim ngạch nhập khẩu ô tô lại giảm 1,6% so với tháng đầu năm 2021.
Đây là tháng thứ hai liên tiếp, lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam gia tăng. Trong số này, ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vẫn áp đảo với 6.922 xe (tương đương 69% tổng lượng ô tô nhập khẩu) được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam với trị giá gần 127 triệu USD. Điều này cho thấy nhu cầu với ô tô du lịch dưới 9 chỗ tại Việt Nam vẫn đang tiếp tục gia tăng.
Tháng 2.2021, các DN kinh doanh ô tô tại Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 10.039 ô tô nguyên chiếc các loại.
Ô tô nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu từ Thái Lan, xe Trung Quốc giảm mạnh
Ô tô sản xuất, lắp ráp từ Thái Lan vẫn chiếm đa số trong tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam tháng 2.2021. Cụ thể, số liệu từ Tổng cục Hải Quan cho thấy DN kinh doanh ô tô tại Việt Nam đã nhập khẩu 5.196 ô tô nguyên chiếc các loại từ Thái Lan, tăng 855 xe so với tháng 1.2021 và chiếm hơn 50% tổng lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tháng 2.2021.
Tính bình quân, mỗi chiếc ô tô nhập khẩu từ Thái Lan có giá khoảng 19.563 USD, chưa bao gồm thuế, phí. Trong đó, chủ yếu là xe bán tải, SUV 7 chỗ, hatchback 5 cửa và một số mẫu sedan hạng B, C…
Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ Indonesia cũng chiếm 3.300 xe, tương đương trị giá nhập khẩu đạt 40.078 USD. Phần lớn trong số đó là xe MPV phổ thông 5+2 chỗ ngồi, ô tô cỡ nhỏ hạng A…
Như vậy, lượng xe từ Thái Lan, Indonesia… nhập khẩu vào Việt Nam chiếm 8.400 xe với tổng giá trị ước tính lên tới 141 triệu USD. Điều này xuất phát từ việc ô tô nguyên chiếc sản xuất từ các quốc gia trong khu vực ASEAN nhập khẩu vào Việt Nam vẫn đang được hưởng chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu 0% theo Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA).
Đáng chú ý, sau 3 tháng liên tiếp tăng trưởng, ô tô nhập khẩu xuất xứ từ Trung Quốc bắt đầu có xu hướng sụt giảm. Lượng xe Trung Quốc nhập khẩu về Việt Nam, gồm cả ô tô du lịch, ô tô tải… đạt 589 xe, giảm gần 60% (tương đương 874 xe) so với tháng 1.2021. Đây là tháng đầu tiên trong vòng 3 tháng trở lại đây, lượng ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc đạt dưới 1.000 xe/tháng.
Lượng xe từ Thái Lan, Indonesia… nhập khẩu vào Việt Nam chiếm 8.400 xe với tổng giá trị ước tính lên tới 141 triệu USD
Thực tế, nhiều mẫu mã ô tô Trung Quốc có thiết kế bắt mắt, giá bán cạnh tranh… chỉ tạo sự chú ý với người tiêu dùng trong giai đoạn đầu vào Việt Nam. Vấn đề chất lượng, an toàn… vẫn là những yếu tố khiến khách hàng e ngại khi lựa chọn, gắn bó với ô tô Trung Quốc.
Cộng dồn 2 tháng đầu năm 2021, tổng lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam đạt 18.367 chiếc, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống tăng 13%; ô tô vận tải tăng 25%.
Những cú ồn ào rồi tắt lịm
Trước đó, vào thời điểm cuối năm 2020, vietnamnet.vn đã đưa ra nhận định về ô tô Trung Quốc giá rẻ đổ về Việt Nam chỉ là những cú ồn ào rồi tắt lịm.
Ô tô Trung Quốc được quan tâm nhất là chiếc BEIJING X7, được một doanh nghiệp tại Hải Phòng nhập về. Xe có 3 phiên bản, giá từ 528-688 triệu đồng. BEIJING X7 gây được sự chú ý từ khách hàng bởi sự hiện đại, tiện nghi như xe sang nhưng lại có mức giá rẻ như xe phổ thông hạng B tại thị trường Việt Nam.
Ô tô con của Trung Quốc không từ bỏ quyết tâm thâm nhập thị trường Việt Nam.
Được xếp cùng phân khúc với các mẫu Honda CR-V, Mazda CX-5, Hyundai Tucson,... nhưng BEIJING X7 có kích thước nhỉnh hơn và sở hữu nhiều trang bị tiện nghi, công nghệ hiện đại. Nội thất da napan, cụm đồng hồ nối liền với màn hình giải trí trung tâm, tay nắm cửa thiết kế chìm, tự động lồi ra khi mở cửa, hệ thống chỉ đường và liên lạc giữa các xe, nhận diện khuôn mặt,... cùng một loạt trang bị an toàn, trong đó có đỗ xe tự động và hỗ trợ tắc nghẽn giao thông.
Doanh nghiệp phân phối xe Trung Quốc cho biết, trong số các xe nhập về từ trước đến nay Zotye Z8 có doanh số bán cộng dồn lớn nhất, lên tới hàng trăm chiếc tính từ 2017. Các mẫu Baic BJ40, Brilliance V7,... vẫn có khách mua nhưng số lượng ít hơn.
Đa số người tiêu dùng Việt Nam vẫn sẵn sàng chọn mua một chiếc xe đã qua sử dụng, thương hiệu Nhật, Mỹ, Hàn,... chứ không muốn mua “xe Tàu” dù mới, đẹp, nhiều công nghệ, giá lại rẻ.
Mặc dù có doanh số bán rất thấp, chưa tới 1.000 xe mỗi năm, nhưng ô tô con của Trung Quốc vẫn không từ bỏ quyết tâm thâm nhập thị trường Việt Nam.
Trong buổi báo cáo tài chính ngày 1/5, CEO Tim Cook cho biết phần lớn thiết bị được Apple vận chuyển đến Mỹ trong quý II sẽ lắp ráp tại Ấn Độ và Việt Nam.
Xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý I/2025 đạt 939 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2024. Mức tăng trưởng ấn tượng này đến từ sự phục hồi nhu cầu tại nhiều thị trường lớn, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và khối CPTPP. Tuy nhiên, phía sau con số lạc quan vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trước thuế đối ứng của Trump với toàn thế giới và bối cảnh thương mại toàn cầu tiếp tục bất ổn.
Các nhà chế biến thủy sản tại Ấn Độ và Đông Nam Á đang gấp rút lên kế hoạch vận chuyển sản phẩm sang Hoa Kỳ trong khoảng từ ngày 15 đến 20 tháng 5, nhằm đảm bảo hàng đến nơi trước ngày 9 tháng 7 – thời điểm được xem là hạn chót để tránh các mức thuế quan bổ sung do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump áp đặt.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 3/2025, xuất khẩu (XK) cá tra sang các thị trường tiếp tục tăng trưởng dương 16%, đạt 182 triệu USD. Lũy kế XK cá tra quý I/2025 đạt hơn 465 triệu USD, tăng 13% so với quý I/2024.
Theo sự điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h hôm nay (ngày 24/4), các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu.
Lực bán áp đảo trên thị trường năng lượng trong phiên giao dịch hôm qua. Trên thị trường dầu thô thế giới, những thông tin về nguồn cung từ nhóm OPEC+ lan truyền đã gây áp lực lớn khiến giá đảo chiều giảm mạnh.
Theo The Korea Times, các quan chức ngành bán lẻ cho biết ngày càng có nhiều khách du lịch Nhật Bản đến Hàn Quốc mua gạo giữa bối cảnh giá gạo tại Nhật Bản liên tục leo thang,
Sáng 23/4, tiếp tục chương trình của phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.
Trên thị trường năng lượng, ngoại trừ khí tự nhiên, toàn bộ 4 mặt hàng còn lại trong nhóm đều ghi nhận mức tăng đáng kể sau khi mối quan hệ Mỹ - Iran lại có những dấu hiệu căng thẳng trở lại.
Tại thị trường trong nước, ghi nhận trong sáng nay (23/4), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên dao động trong khoảng 128.500 - 129.200 đồng/kg, ổn định so với ngày trước đó.
Phiên giao dịch đầu tuần chứng kiến xu hướng phân hóa rõ nét trên thị trường kim loại. Trên thị trường kim loại quý, giá bạc đóng cửa nhích nhẹ 0,16% lên mức 32,52 USD/ounce. Trong khi giá bạch kim quay đầu suy yếu 1,01% xuống còn 967,1 USD/ounce.
Reuters đưa tin, ngày 22/4, Bộ Thương mại Mỹ đã chính thức hoàn tất việc áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với pin và tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào sáng nay (21/4), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên dao động trong khoảng 129.000 - 129.700 đồng/kg, ổn định so với ngày hôm qua nhưng giảm từ 3.500 - 4.000 đồng/kg so với ngày 17/4.
Giá của 4 trên 5 mặt hàng đồng loạt tăng mạnh từ 4-6% so với tuần trước. Trong đó, hai mặt hàng dầu thô cùng tăng khoảng 5% trong bối cảnh thị trường dần thích ứng với các chính sách thuế quan mới của Mỹ.
Sau điều chỉnh của cơ quan quản lý, ngày 17/4, giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 350 đồng, xuống 18.850 đồng một lít, thấp nhất 5 năm.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?