Ô tô nhập khẩu trong tháng đầu năm 2025 là 7.226 chiếc, tương ứng đạt 163 triệu USD, thấp hơn nhiều so với thực hiện trong tháng 12/2024 với 12.881 chiếc, trị giá đạt 304 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng ô tô nhập khẩu trong tháng đầu năm 2025 là 7.226 chiếc, tương ứng đạt 163 triệu USD, tăng thêm 514 chiếc so với cùng kỳ tháng 1/2024.
Tuy nhiên, trong tháng 1/2025, Việt Nam chỉ nhập khẩu 7.226 ô tô nguyên chiếc, giảm gần 44% so với tháng 12/2024, trị giá đạt 304 triệu USD.
Nhưng so với cùng kỳ năm trước, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong tháng 01/2025 vẫn tăng 17% về trị giá và tăng 7,7% về lượng xe (tương ứng tăng 514 chiếc) trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống tăng 2,4%, và ô tô vận tải tăng 56,6%.
Trong bối cảnh lượng xe nhập khẩu giảm mạnh, ô tô Trung Quốc lại gây bất ngờ khi vẫn được các doanh nghiệp ồ ạt đưa về Việt Nam. Theo đó, trong tháng 1/2025, lượng xe nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 2.595 xe với giá trị kim ngạch đạt 72,7 triệu USD, tăng 37,7% về lượng và tăng 60,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả này đã đưa Trung Quốc vượt qua Thái Lan trở thành thị trường cung cấp ô tô nhập khẩu lớn thứ 2, thậm chí còn suýt vượt qua Indonesia để vươn lên dẫn đầu.
Lý giải hiện tượng trên, nhiều nhà phân tích cho rằng, ô tô Trung Quốc có giá trị trung bình cao hơn Thái Lan và Indonesia một phần do Việt Nam nhập khẩu nhiều xe chuyên dụng từ thị trường này. Bên cạnh đó, xe du lịch có xuất xứ từ Trung Quốc không còn rẻ, thậm chí nhiều mẫu xe có giá ngang hoặc đắt hơn xe Hàn, Nhật.
Ảnh minh hoạ
Dù lượng ô tô nhập khẩu tháng 1/2025 giảm mạnh so với tháng liền trước, nhưng vẫn tăng 7,7% về lượng và tăng 17% về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm 2024. Điều đó phần nào cho thấy thị trường ô tô Việt Nam vẫn có thể duy trì đà phát triển tương đối ổn định trong năm 2025. Nhiều nhà phân tích dự báo rằng: Lượng ô tô bán ra thị trường sẽ tăng 8-10% trong năm 2025.
Ở diễn biến khác, từ ngày 1/1/2025, theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA), mức thuế nhập khẩu ô tô năm 2024 là 39% - 42,5% được giảm xuống 31,2% - 35,4%. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bức tranh chung của thị trường xe ô tô Việt bên cạnh các nước có xe nhập khẩu trong khối ASEAN.
Ngoài ra, theo biểu thuế của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), từ ngày 1/1/2025, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Mỹ, Nhật Bản cũng tiếp tục được giảm từ 42% xuống 35%.
Đáng chú ý, hiện tại ở thị trường Việt Nam, các loại ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ EU về hầu hết nằm ở phân khúc xe hạng sang như: Mercedes, Audi, BMW, Land Rover v.v… Đây là phân khúc kén khách nhưng có giá trị cao, vì vậy khi mức thuế giảm sẽ giúp người tiêu dùng có thêm cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn những mẫu xe chất lượng cao so với trước đây.
Bên cạnh việc mang lại cho người tiêu dùng Việt thêm nhiều lựa chọn, các Hiệp định thương mại tự do như các Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) còn mang lại nhiều cơ hội cho ngành ô tô Việt Nam thông qua việc giảm thuế và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Cụ thể, Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) với cam kết EU sẽ mở cửa thị trường ô tô cho Việt Nam. Theo đó, ô tô con thuộc nhóm 87023 đang hưởng thuế ưu đãi tối huệ quốc (MFN) 10% sẽ giảm về 0% sau 7 năm, còn linh kiện ô tô có thuế nhập khẩu từ 3 - 4% sẽ được cắt bỏ ngay khi EVFTA có hiệu lực.
Có thể nói EVFTA vừa là cơ hội, vừa là thách thức rất lớn cho doanh nghiệp Việt vì không chỉ tạo cơ hội cho việc nhập khẩu ô tô về Việt Nam mà còn tạo cho xe lắp ráp xuất khẩu sang EU. Những chiếc ô tô sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam cũng sẽ hưởng thuế xuất khẩu bằng 0% nếu đạt được tỷ lệ nội địa hóa theo quy định.
Trong khi đó, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về Việt Nam sẽ xuống mức 0% (với xe có tỷ lệ nội địa hóa trong khối từ 40% trở lên) từ 1/1/2018. Các mẫu ô tô được nhập khẩu từ các nước như: Thái Lan, Indonesia hay Malaysia sẽ có thuế nhập khẩu giảm về 0% với những mẫu xe đạt tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm trong khối từ 40% trở lên. Tuy nhiên, thực tế các hãng xe trong nước gặp khó khăn trong xuất khẩu khi chưa đáp ứng được những yêu cầu trên. Đây cũng sẽ là dấu hỏi lớn khi các Hiệp định khác có hiệu lực từ năm 2025.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2025/NĐ-CP ngày 10/02/2025 sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Dựa theo diễn biến của giá xăng dầu thế giới, một số doanh nghiệp xăng dầu nhận định, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày 27/3 dự báo điều chỉnh tăng theo xu hướng của giá xăng dầu thế giới.
Theo MXV, thị trường chứng kiến sắc xanh tràn ngập trên bảng giá kim loại trong phiên giao dịch ngày hôm qua. Đáng chú ý là trên thị trường kim loại cơ bản, giá đồng COMEX tiếp đà tăng thêm 1,32% lên mức kỷ lục chưa từng có - 11.487 USD/tấn.
Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” của thành phố Hà Nội là hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các Doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu, đồng thời tuyên truyền nâng cao niềm tự hào về hàng Việt trong nhân dân.
Bộ Tài chính dự kiến sẽ đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi với một số mặt hàng nhập khẩu như ô tô, gỗ, khí hóa lỏng LNG, sản phẩm nông nghiệp (đùi gà, cherry, táo).
Các sản phẩm công nghệ thông tin, than, xăng dầu, máy giặt, lò vi sóng được Bộ Tài chính đề xuất bổ sung vào đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đến hết năm 2026.
Theo số liệu từ Cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/3 đạt 162,7 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước
Sáng ngày 24/3, giá cà phê tại Tây Nguyên trong khoảng 132.900 - 134.000 đồng/kg, ổn định so với hôm qua nhưng tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với đầu tuần trước.
Giá dầu Brent đạt 72,16 USD/thùng, tăng 2,24% so với tuần trước. Giá dầu WTI giao tháng 5 cũng tăng 2,05%, chốt ở mức 68,28 USD/thùng, cao nhất từ đầu tháng 3 đến nay.
Bạc hiện dừng ở mốc giá 33,79 USD/ounce, tương đương với mức giảm 0,56%. Trong khi đó, bạch kim đã có mức giảm sâu nhất từ đầu tháng 3 là 1,72%, lao đầu xuống mốc 992 USD/ounce.
Giá xăng dầu tiếp tục điều chỉnh từ 15h hôm nay (20/3), trong đó xăng RON 95-III tăng 440 đồng lên 20,080 đồng/lít, còn E5 RON 92 thêm 410 đồng, đạt 19,690 đồng/lít.
Giá cà phê hôm nay (20/3) trong khoảng 133.900 - 135.200 đồng/kg, tăng khoảng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng do nhu cầu từ các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu và châu Á vẫn lớn.
Năm 2024, Việt Nam là thị trường cung cấp lớn thứ 2 cho thị trường Brazil, chiếm 17,33% về lượng và chiếm 8,69% về trị giá trong tổng nhập khẩu thủy sản của Brazil.
Cuối tháng 2 vừa qua, Tổ chức Ca cao Quốc tế (ICCO) dự báo thặng dư ca cao toàn cầu trong niên vụ 2024-2025 đạt 142.000 tấn, đánh dấu mức dư cung đầu tiên sau ba năm thâm hụt do sản lượng tăng mạnh từ Tây Phi.
Giá bạc bật tăng 5,04% lên mức 34,19 USD/ounce, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp và xác lập mức cao nhất trong hơn 4 tháng qua. Bạch kim cũng ghi nhận mức tăng mạnh 4,83%, lên 1.013 USD/ounce, cao hơn 11% so với đầu năm nay.
Tổng giá trị các thỏa thuận kinh tế, thương mại ký kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ dự kiến sẽ triển khai trong giai đoạn từ năm 2025 khoảng 90,3 tỷ USD, tạo ra hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động hai nước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/3 đe dọa áp thuế 200% lên các mặt hàng rượu vang, sâm-panh và đồ uống có cồn của châu Âu nếu Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục kế hoạch đánh thuế rượu whiskey của Mỹ.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?