Nồi ủ là gì và vì sao đang được chị em săn đón còn hơn sao Hàn Quốc?
Nồi ủ, nồi giữ nhiệt hay nồi ủ chân không đa năng (Thermal cooker/Thermotopf) là những tên khác nhau của chiếc nồi có khả năng giữ nóng thức ăn trong thời gian dài mà không cần phải liên tục cung cấp nhiên liệu hay năng lượng.
![]() |
Nồi ủ chân không bắt đầu xuất hiện tại Nhật Bản từ những năm 1990 và được phụ nữ vô cùng yêu thích sau đó trào lưu sử dụng nồi ủ đã lan dần sang các quốc gia khác cùng khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc |
Nguyên lý hoạt động của chiếc nồi này khá tương tự với những chiếc cốc giữ nhiệt mà gần như ai cũng từng sở hữu.
Tuy nhiên, nồi ủ không hề là một công nghệ mới được phát minh. Từ thời trung cổ, tại châu Âu người ta đã nghĩ ra cách giữ nhiệt cho món ăn bằng cách sử dụng hai nồi đất nung đặt trong nhau.
Phương pháp này cũng được áp dụng với nhiều biến thể tại nhiều quốc gia trên thế giới, và đều áp dụng theo các bước: Nấu thức ăn lên đến nhiệt độ cao như bình thường, nhưng thay vì tiếp tục đun trên lửa thì nồi đang nóng sẽ được đặt trong một cái hộp hoặc lỗ trên mặt đất hay các vật liệu cách nhiệt khác để đảm bảo hạn chế tối đa việc thoát nhiệt.
Tại châu Á, nồi ủ chân không bắt đầu xuất hiện tại Nhật Bản từ những năm 1990 và được phụ nữ vô cùng yêu thích sau đó trào lưu sử dụng nồi ủ đã lan dần sang các quốc gia khác cùng khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc... Cùng thời điểm này thì các quốc gia châu Âu lại yêu thích sử dụng nồi áp suất hơn.
![]() |
Nồi ủ có 2 bộ phận chính tách rời nhau được là lồng ủ và nồi nấu. |
Cấu tạo nồi ủ khá đơn giản với 2 bộ phận chính tách rời nhau được là lồng ủ và nồi nấu. Khi sử dụng, chỉ cần cho thức ăn vào nồi nấu và đun cho đến khi sôi như bình thường. Tuy nhiên, thay vì tiếp tục nấu (ninh) thức ăn đến khi nhừ thì bạn chỉ cần tắt bếp rồi nhấc nồi nấu khỏi bếp và cho vào trong lồng ủ và đậy nắp lại.
Thức ăn sẽ được chín bằng nhiệt độ dư trong nhiều tiếng đồng hồ tiếp theo mà hoàn toàn không phải cấp nhiệt liên tục.
Khi sử dụng nồi ủ chân không, bạn cần chú ý không được đặt trực tiếp phần lồng ủ lên bếp.
Theo một khảo sát tại Nhật Bản, món ăn được chế biến từ nồi ủ sẽ mang đến hương vị vô cùng tươi ngon vì giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng trong khi ủ. Và đặc biệt, chiếc nồi ủ có thể tiết kiệm đến 70-80% năng lượng tiêu thụ cho việc nấu nướng.
![]() |
Nồi ủ phù hợp nhất với các món ăn nhiều nước. |
Tất nhiên, nồi ủ cũng chỉ phù hợp với một số món nhu ninh, kho, nấu cháo, chè, ủ sữa chua...
Nổi bật với hàng loạt tính năng trên đã khiến nồi ủ thành từ khóa được đông đảo chị em phụ nữ Việt Nam tìm kiếm thời gian qua. Không chỉ tiết kiệm chi phí cho gas, điện mà còn an toàn, bền bỉ với thời gian... chiếc nồi ủ xứng đáng là thiết bị nhà bếp cần có của các gia đình.
Trước đây, nồi ủ thường có giá từ 2 - 4 triệu đồng tùy loại nhưng gần đây hàng loạt thương hiệu nồi ủ mới đã xuất hiện với giá thành nhiều nồi ủ chỉ từ 500.000 - 700.000 đồng trên các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, trước khi mua bạn nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm cũng như đánh giá của người dùng để tránh mua phải hàng kém chất lượng.
Hướng dẫn sử dụng nồi ủ đúng cách 1. Bạn có thể đun lại thêm 2 - 3 lần để món ăn có độ mềm như mong muốn 2. Canh chỉnh lửa hợp lý 3. Những món có nhiều nước sẽ phù hợp với nồi ủ hơn. 4. Không nên xào rán thức ăn đối với nồi có đáy mỏng. 5. Đun trực tiếp thực phẩm trên bếp khoảng 5 - 10 phút. Cụ thể, trước khi cho thực phẩm vào nồi ủ, bạn nên đun trực tiếp thực phẩm trên bếp trong khoảng 5 - 10 phút (tùy vào số lượng thực phẩm) để diệt khuẩn và đảm bảo tiệt trùng. Điều này sẽ giúp cho thực phẩm của bạn không bị ôi thiu nếu phải ủ trong một thời gian dài. Khi nấu những món bánh truyền thống ngày tết như bánh chưng, bánh tét, bạn cần thiết phải nấu trực tiếp trên bếp lần 1, sau khoảng 45 phút đến 1 tiếng thì mới lấy bánh ra cho vào nồi ủ và tiếp tục ủ. Có như vậy thì bánh mới thực sự chín và mềm dẻo như mong muốn. |