Việt Nam đón 7,67 triệu lượt khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm
Tin tứcTính chung bốn tháng đầu năm 2025, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 7,67 triệu lượt người, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước.
Khám bệnh, chữa bệnh là hoạt động liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Do đó, đòi hỏi tổ chức, cá nhân hành nghề phải cẩn trọng và nghiêm túc chấp hành mọi quy định về quá trình khám chữa cho bệnh nhân. Do đó, Luật Khám bện, chữa bệnh 2023 đã quy định rõ ràng các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám, chữa bệnh.
Ngày 09/01/2023, Quốc hội thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 tại kỳ họp bất thường lần thứ 2 khóa XV.
Tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định 21 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám, chữa bệnh bao gồm:
(1) Xâm phạm quyền của người bệnh.
(2) Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
(3) Khám bệnh, chữa bệnh mà không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
(4) Khám bệnh, chữa bệnh không đúng phạm vi hành nghề hoặc phạm vi hoạt động được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo huy động, điều động của cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
(5) Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ngoài thời gian, địa điểm đã đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là đăng ký hành nghề), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
(6) Không tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật; áp dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn, sử dụng thiết bị y tế chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
(7) Kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong khám bệnh, chữa bệnh.
(8) Có hành vi nhũng nhiễu trong khám bệnh, chữa bệnh.
(9). Kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi.
(10) Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh hoặc lập hồ sơ bệnh án giả hoặc lập hồ sơ bệnh án và các giấy tờ khống khác về kết quả khám bệnh, chữa bệnh.
![]() |
Tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định 21 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám, chữa bệnh. Ảnh minh họa |
(11) Người hành nghề bán thuốc dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp sau đây:
- Bác sỹ y học cổ truyền, y sỹ y học cổ truyền, lương y bán thuốc cổ truyền;
- Người có bài thuốc gia truyền bán thuốc theo bài thuốc gia truyền thuộc quyền sở hữu của mình đã được đăng ký.
(12) Sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, ma túy, thuốc lá tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc trong khi khám bệnh, chữa bệnh.
(13) Sử dụng hình thức mê tín, dị đoan trong khám bệnh, chữa bệnh.
(14) Từ chối tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 47 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
(15) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không có giấy phép hoạt động;
- Đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động;
- Không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
(16) Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn giấy phép hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.
(17) Lợi dụng hình ảnh, tư cách của người hành nghề để phát ngôn, tuyên truyền, khuyến khích người bệnh sử dụng phương pháp khám bệnh, chữa bệnh chưa được công nhận.
(18) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc phá hoại, hủy hoại tài sản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(19) Ngăn cản người bệnh thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện bắt buộc chữa bệnh đối với người không thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh.
(20) Quảng cáo vượt quá phạm vi hành nghề hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về khám bệnh, chữa bệnh.
(21) Đăng tải các thông tin mang tính quy kết về trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra sự cố y khoa mà chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
Khi cá nhân, tổ chức vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong hoạt động khám, chữa bệnh thì sẽ bị xử phạt tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả mà hành vi đó gây ra.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 117/2020/NĐ-CP (Nghị định 117), được sửa đổi bổ sung bởi Điểm b Khoản 3 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP, đối với việc vi phạm hành vi cấm trong khám, chữa bệnh sẽ bao gồm hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo, phạt tiền và có thể áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 đến 24 tháng đối với giấy phép, hoạt động khám chữa bệnh, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
+Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng.
+ Trục xuất.
Ngoài hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như:
+ Buộc xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử, người hành nghề, người bệnh.
+ Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
+ Buộc nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng chỉ hành nghề; giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
+ Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám, chữa bệnh là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.
![]() |
Tháng 11/2022, Sở Y tế TP HCM xử phạt nhiều spa, cơ sở chăm sóc da thực hiện các dịch vụ khám, chữa bệnh không phép. Ảnh: Thanh tra Sở Y tế TP HCM |
Đối với hành vi từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người căn cứ theo quy định tại Điểm e, g Khoản 7 Điều 38 Nghị định 117 thì hành vi “không kịp thời sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người bệnh” bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng nếu vi phạm do cá nhân thực hiện. Nếu vi phạm do tổ chức thực hiện, mức phạt tiền là từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng.
Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại Điểm a Khoản 8 Nghị định này, đó là bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh trong thời hạn 6 đến 9 tháng. Hơn nữa, nếu không cấp cứu kịp thời dẫn đến hậu quả chết người, người vi phạm còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, được quy định tại Điều 132 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ngoài ra, vi phạm quy định về nguyên tắc trong hành nghề khám, chữa bệnh cũng bị xử phạt hành chính theo Điều 48 Nghị định 117 như: Cảnh cáo hoặc phạt tiền, mức cao nhất đến 40 triệu đồng tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, có thể bị phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh, hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám, chữa bệnhcủa cơ sở trong thời gian theo luật định tùy từng hành vi cụ thể, hoặc đình chỉ một phần hoạt động của cơ sở… đồng thời phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như xin lỗi trực tiếp người bệnh do hành vi vi phạm gây ra,…
Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm trong hoạt động khám, chữa bệnh gây ra sẽ là căn cứ để xem xét áp dụng những mức xử phạt tương ứng với từng trường hợp cụ thể.
Tính chung bốn tháng đầu năm 2025, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 7,67 triệu lượt người, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Y tế tính toán để thực hiện chính sách khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân ít nhất 1 năm một lần, cần bố trí ngân sách khoảng 25.000 tỷ đồng/năm.
Chỉ trong thời gian ngắn gần đây, Bộ Công an, các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện, điều tra các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả với quy mô lớn, trong thời gian dài, gây bức xúc dư luận. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tổ chức các đợt cao điểm tổng rà soát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dược, an toàn thực phẩm.
Đây là một trong những nội dung được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ khi kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, ngày 6/5.
Mới đây, Sở Y tế TP HCM phát hiện một nhà thuốc kinh doanh sữa bột giả mang thương hiệu Bold Milk - cơ xương khớp Colostrum nhập từ Công ty TNHH We United.
Lực lượng chức năng đã tạm giữ 7.010 kg nội tạng động vật như: trứng non, tràng gà, nầm lợn… Tất cả đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo kế hoạch, từ ngày 6/5/2025 sẽ tiến hành công bố nghị quyết để lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Người dân có thể góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 qua ứng dụng VNeID của Bộ Công an.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 5/5, với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 9/5, sau đó dịu dần.
Biên tập viên Quang Minh và MC Vân Hugo bị cơ quan chức năng xử phạt lần lượt 37,5 triệu và 70 triệu đồng do sai phạm trong quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng Hiup.
Đây là những thông tin mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo trước Quốc hội, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV diễn ra vào sáng 5/5.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam sẽ tiến hành phiên đàm phán đầu tiên với Mỹ về chính sách thuế quan mới vào ngày 7/5 tới.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2025 kéo dài 5 ngày (từ 30/4 đến 4/5), ngành du lịch Hà Nội đã ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng, góp phần khẳng định vị thế là điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện cố 56/CĐ-TTg ngày 4/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
TP HCM ước đạt khoảng 2,7 triệu lượt, trong đó có khoảng 355.000 lượt khách quốc tế, mang lại doanh thu gần 15.707 tỷ đồng cho ngành du lịch.
Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có kỳ nghỉ kéo dài 4 ngày, từ 30/8/2025 đến hết ngày 2/9/2025.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là Kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Cục An toàn thực phẩm nhận được báo cáo của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia về kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm Sibutramine.
Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV năm 2025. Trong đó, dự thảo Luật có nhiều nội dung đáng chú ý như: Đề xuất nâng định lượng là tiền đối với các tội danh có định lượng là tiền làm căn cứ định tội, định khung; mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội.
Ngày 30/4, trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những địa danh từng là chiến trường xưa như Dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi, rừng Sác, Bến Nhà Rồng... lại trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Những chuyến hành trình không chỉ để tham quan, mà còn để lắng nghe đất kể chuyện - những câu chuyện về quá khứ hào hùng, về những con người đã làm nên lịch sử.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?