DNVN - 90% người tiêu dùng tham gia khảo sát của IBM về thay đổi nhận thức do dịch bệnh COVID-19 cho biết, đại dịch đã làm thay đổi cách nhìn của họ về các vấn đề liên quan đến môi trường và tiêu dùng bền vững.
Sẵn sàng thay đổi hành vi mua hàng vì môi trường
Kết quả khảo sát mới đây của Viện nghiên cứu Giá trị doanh nghiệp thuộc IBM đối với 14.000 người đến từ 9 quốc gia cho thấy, 90% người được khảo sát trả lời rằng, COVID-19 đã làm thay đổi cách nhìn của họ về các vấn đề liên quan đến môi trường và tiêu dùng bền vững.
Mức độ sẵn sàng thay đổi hành vi cũng thay đổi rõ rệt khi 55% người tiêu dùng cho biết, tính bền vững là yếu tố rất quan trọng hoặc cực kỳ quan trọng khi lựa chọn thương hiệu. 62% người tiêu dùng cũng sẵn sàng thay đổi hành vi mua hàng để giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.
Nhận thức của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng về sản xuất, tiêu dùng và phát triển bền vững đã và đang thay đổi bởi COVID-19. (Ảnh minh họa - Nguồn: TN&MT)
Trên thế giới, sản xuất và tiêu dùng bền vững đã chuyển sang cách tiếp cận vòng đời sản phẩm (LCA) để phân tích các tác động của các sản phẩm và dịch vụ với sự tham gia của tất cả các bên liên quan và trong tất cả các giai đoạn sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời tích hợp môi trường và phát triển để giải quyết thách thức kép của khủng hoảng môi trường và cải thiện cuộc sống của người dân.
Bên cạnh đó, hệ thống các tiêu chuẩn về sản xuất, tiêu dùng bền vững cũng đang được các quốc gia sử dụng như một rào cản kỹ thuật, phi thuế quan để bảo hộ hàng hóa trong nước, hạn chế nhập khẩu thông qua chương trình mua sắm công của từng quốc gia. Do đó, sản xuất và tiêu dùng bền vững cũng gắn liền với sự lựa chọn quỹ đạo phát triển của mỗi các quốc gia.
Tùy thuộc vào nhu cầu, lĩnh vực ưu tiên và phương thức để đạt được sản xuất và tiêu dùng bền vững hoặc phát triển bền vững sẽ khác nhau giữa các quốc gia nhưng đều tập trung vào 9 nội dung của sản xuất và tiêu dùng bền vững. Bao gồm: Quản lý tài nguyên bền vững, thiết kế có tính bền vững, tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn, nhãn sinh thái và chứng nhận, mua sắm bền vững, tiếp thị bền vững, giao thông bền vững, lối sống bền vững, quản lý chất thải.
Kinh tế tuần hoàn giúp ích cho Việt Nam
Bộ Công Thương cho biết, tại Việt Nam, các nhiệm vụ chính của sản xuất và tiêu dùng bền vững đang được triển khai dựa trên sự nhất trí cao của Chính phủ. Tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của Việt Nam cho thấy sự chuyển đổi sang sản xuất và tiêu dùng bền vững là một nhiệm vụ quan trọng với nhằm hướng tới bền vững lâu dài.
Theo giới chuyên gia, kinh tế tuần hoàn như một công cụ thiết thực sẽ giúp ích cho Việt Nam chuyển đổi kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững. Là một nền kinh tế mới nổi, Việt Nam cần tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) của các doanh nghiệp để tạo điều kiện đổi mới sinh thái cho quá trình cạnh tranh toàn cầu và kết hợp sản xuất và tiêu dùng bền vững vào các biện pháp thương mại xuất nhập khẩu.
Hơn nữa, khi tốc độ đô thị hóa đang được mở rộng tại Việt Nam, cần tập trung hơn nữa vào các mục tiêu dùng bền vững của dân cư đô thị trong suốt quá trình chuyển đổi mô hình tiêu dùng nhanh chóng. Do đó, sản xuất và tiêu dùng bền vững có thể được thông qua trong quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội của Việt Nam để giải quyết một cách toàn diện các cơ hội và thách thức mới nổi thông qua sự tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội.
Bộ Công Thương đánh giá, xu hướng tiêu dùng xanh, sản xuất và tiêu dùng bền vững đã và đang nhận được sự đồng thuận rất lớn trong cộng đồng, từ các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, cung ứng sản phầm cho đến người tiêu dùng. Không những vậy, người tiêu dùng còn có động thái "quay lưng", "tẩy chay" sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường khi doanh nghiệp bị người dân tố cáo hoặc bị các cơ quan chức năng "sờ gáy".
Theo kết quả nghiên cứu của Công ty Nielsen Việt Nam, các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch” có mức tăng trưởng khá cao, khoảng 4%/năm. Chẳng hạn, đối với ngành hàng thực phẩm và nước giải khát, mức tăng trưởng nhanh hơn so với toàn thị trường từ 2,5-11,4%. Đồng thời, doanh số bán hàng của các thương hiệu cam kết ưu tiên tính bền vững tăng gấp 4 lần so với những đối thủ không có cam kết này.
Theo đại diện doanh nghiệp xăng dầu cho rằng, nếu cơ quan quản lý không sử dụng quỹ bình ổn thì giá các loại xăng có thể tăng khoảng 400 - 550 đồng/lít, còn giá các loại dầu tăng từ 300 - 500 đồng/lít,kg.
Giá kim loại quý diễn biến phân hóa trong bối cảnh thông tin cơ bản trái chiều. Một mặt, giá các mặt hàng được hưởng lợi trong bối cảnh bất ổn địa chính trị gia tăng, nhất là tại khu vực Trung Đông.
Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” của thành phố Hà Nội là hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các Doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu, đồng thời tuyên truyền nâng cao niềm tự hào về hàng Việt trong nhân dân.
Theo MXV, sắc đỏ bao trùm thị trường nguyên liệu công nghiệp trong tuần giao dịch vừa qua, nhưng điểm sáng đáng chú ý đến từ đà tăng giá mạnh của mặt hàng ca cao.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngành công thương Hà Nội và các doanh nghiệp đang tích cực dữ trữ lượng hàng hóa, bảo đảm nguồn cung, không để xẩy ra tình trạng khan hàng, sốt giá.
Thị trường kim loại dẫn dắt đà giảm toàn thị trường với 8 trên 10 mặt hàng đồng loạt suy yếu. Trong đó, giá bạc quay đầu lao dốc 4% từ mức đỉnh của một tháng do hoạt động chốt lời mạnh mẽ.
Ngày 11/12, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã tiếp tục điều chỉnh giảm dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay và năm sau, đánh dấu đợt điều chỉnh giảm của tổ chức này trong tháng thứ 5 liên tiếp.
Kết quả các chỉ số tăng trưởng của ngành trong 10 tháng năm 2024 của Bộ Công Thương cơ bản tiệm cận và đạt cao hơn so với mục tiêu, kế hoạch Chính phủ giao trong năm 2024. Như vậy, Bộ Công Thương dự kiến trong năm 2024 sẽ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, trong tháng 11, Việt Nam xuất khẩu được 15.948 tấn hồ tiêu các loại, với tổng kim ngạch đạt 106,5 triệu USD.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, liên tục từ đầu năm các đơn hàng cá ngừ của Việt Nam đang được xuất sang Bồ Đào Nha. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu (XK) sang thị trường này đạt gần 9,4 triệu USD, tăng 380% so với cùng kỳ năm 2023.
Cán cân thương mại hàng hóa sau 11 tháng năm 2024 đang nghiêng về xuất siêu 24,31 tỷ USD. Bộ Công Thương dự báo xuất nhập khẩu sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt từ nay tới quý I/2025, tăng trưởng đều ở các nhóm hàng và thị trường.
Giá khô đậu tương giảm nhẹ do sức ép từ việc dầu đậu tăng giá. ANEC cho biết xuất khẩu khô đậu tương của Brazil trong tháng 12 được dự báo đạt 1,44 triệu tấn, giảm hơn 500.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?