Mỗi dịp Trung thu, người ta thường tặng nhau những chiếc bánh Trung thu với ý nghĩa chúc cho mọi điều trong cuộc sống viên mãn và hạnh phúc. Do đó, bánh trung thu không chỉ là món ăn mà còn là món quà có giá trị tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu của Việt Nam. Thông thường, mọi người sẽ lựa chọn việc mua bánh trung thu có sẵn tại các cửa hàng. Tuy nhiên, vẫn còn không ít người muốn tự tay mình làm ra những chiếc bánh trung thu để món quà biếu tặng thêm phần ý nghĩa. Làm bánh Trung thu đơn giản lại ngon như ngoài tiệm, cùng tham khảo những bí quyết làm bánh "bất bại" này nhé!

Bánh Trung thu mang ý nghĩa đặc biệt trong dịp Tết Trung thu.
Bánh Trung thu mang ý nghĩa đặc biệt trong dịp Tết Trung thu.

Nấu nước đường bánh nướng đúng chuẩn

Nước đường là yếu tố quan trọng nhất trong phần vỏ bánh trung thu, bởi nó quyết định trực tiếp tới độ ngọt, độ mềm cũng như màu sắc và thời gian bảo hành của bánh. Thông thường thì nước đường được nấu trước út nhất 4 tuần thì mới được đem ra sử dụng. Nước đường càng để lâu thì vỏ bánh càng mềm mại, có màu sắc đẹp mắt, đặc biệt sẽ giúp cho hương vị của bánh cũng được ngon hơn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

- 1 kg đường gồm có 800g đường tinh luyện trắng + 200g đường vàng

- 650g nước lọc

- 20g nước cốt chanh

- 2 miếng dứa đã gọt vỏ khoảng 60g

Bước 1: Thắng caramen

Đầu tiên, bạn bắc nồi lên bếp rồi cho 200g gam đường và 50g nước vào nồi, đun với lửa to. Khi hỗn hợp sôi thì bạn hạ nhỏ lửa lại. Đun cho đến khi hỗn hợp chuyển sang màu cánh gián thì cho 20g nước cốt chanh vào. Lưu ý: Trong quá trình thắng đường, bạn không nên khuấy bởi đường sẽ tự tan.

Bước 2: Nấu nước đường

Tiếp theo, bạn đổ tiếp 600g nước sôi vào nổi rồi thêm 800g đường trắn, đun với lửa to. Khi hỗn hợp sôi thì hạ lửa và thêm dứa vào. Trong quá trình nấu, nếu có bọt thì bạn dùng thìa hớt nhẹ bọt ra ngoài.

Bước 3: Nước đường sau khi nấu xong, bạn để nguội rồi dùng thìa múc vào lọ đã được tiệt trùng và đậy kín.

Một lọ nước đường hoàn hảo là khi nước đường được nấu vừa đủ, có độ sánh vừa phải không loãng cũng không đặc. Thông thường với 600ml nước và 1kg đường nấu ra được 1.1 kg - 1.2 kg nước đường là đạt chuẩn. Lưu ý: Không đậy kín lọ nước đường khi còn ấm, bởi hơi nước đọng lại ở nắp lọ sẽ làm nước đường bị mốc.

Nước đường chuẩn tao nên màu sắc và hương vị cho bánh Trung thu.
Nước đường chuẩn tao nên màu sắc và hương vị cho bánh Trung thu.

Chọn đúng loại bột để làm vỏ bánh đẹp bắt mắt

Vỏ bánh là yếu tố quyết định đến thẩm mỹ của bánh trung thu. Vậy làm sao để tạo được một lớp vỏ bánh trung thu đẹp mắt, điều đó phụ thuộc phần lớn vài lớp bột làm vỏ bánh.

Trên thị trường hiện nay, có 4 loại bột thích hợp nhất dùng để làm ra một chiếc bánh trung thu vừa ngon vừa đẹp đó chính là bột bánh mì, bột mì đa dụng, bột bánh ngọt, bột bánh trung thu trộn sẵn. Ngoài ra, nếu bạn muốn làm bánh dẻo thì nên chọn bột bánh dẻo đặc biệt, loại bột thơm chất lượng cao hơn để bánh ra hình đẹp và ngon hơn. Bạn có thể chọn bột làm bánh dẻo Sanh Ký hoặc bột nếp làm bánh trung thu.

Loại bột làm bánh Trung thu khá đa dạng.
Loại bột làm bánh Trung thu khá đa dạng.

Sên nhân đúng chuẩn để bảo quản được lâu

- Đối với bánh trung thu nhân thập cẩm: Các nguyên liệu cần được say nhỏ để tạo độ kết dính, không rơi rớt trong quá trình nặn bánh. Hạt sen trong nhân thập cẩm nên được luộc trước và đường để hạt sen thấm và ngon hơn. Các loại hạt trong nhân như mè, hạt dưa, hạt điều… đều phải được rang chín. Có thể dùng dầu hào và nước đường bánh nướng để nêm thay vì dùng muối để nêm nếm nhân bánh. Trứng muối nên rửa sạch sau đó ngân qua rượu để khủ mùi rồi đem nướng với 1 ít dầu mè thơm.

- Đối với bánh trung thu nhân ngọt: Các loại đậu, hạt phải luộc cho thật chín nhừ. Lưu ý, trước khi luộc bạn hãy ngâm chúng với một lượng đường nhất định và nước sôi trong khoảng 2 tiếng. Để đậu mềm và thấm vị ngọt, sau đó xay đậu, hạt thật nhuyễn, mịn với nhiều nước. Nhân càng khô ráo bánh sẽ càng ngon và được bảo quản lâu hơn. Đồng thời, bạn có thể kiểm tra nhân đạt hay chưa bằng cách vo viên nhân lại để trong lòng chảo chống dính, thấy nhân không bị chảy xệ thì đạt. Bạn nên sên nhân ở lửa nhỏ nhất để tránh bị cháy khét.

Sên nhân đúng cách giúp bánh Trung thu ngon và bảo quản được lâu hơn.
Sên nhân đúng cách giúp bánh Trung thu ngon và bảo quản được lâu hơn.

Kỹ thuật bọc bánh siêu đơn giản

Chia mỗi phần nhân khoảng 75 gram, sau đó vo tròn và ấn đẹp. Đặt nhân vào rồi dùng tay vo tròn nhẹ nhàng để vỏ bánh bao bọc hết phần nhân. Rắc 1 lớp bột áo để vỏ bánh không bị dính khi vào khuôn.

Kỹ thuật vào khuôn đúng cách

Hiện nay, có nhiều loại khuôn dùng để làm bánh trung thu như khuôn lò xo, khuôn gỗ, khuôn nhựa… Tuy nhiên, để làm bánh handmade tại nhà mà vẫn dễ dàng và đẹp mắt thì khuôn lò xo là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Khi gói nhân, ta miết sát vỏ bánh và nhân, không cho không khí lọt vào gây tách nhân và vỏ. Ép chặt tay bánh trong khuôn để họa tiết trên bánh được sắc nét hơn. Nên cán mỏng vỏ bánh trung thu khoảng 0.3 mm - 0.5 mm là đạt. Không nên cán mỏng quá, vì sẽ dễ làm rách còn nếu như cán quá dày thì khi ăn dễ gây ngán.

Đổ khuôn đúng cách giúp bánh Trung thu thêm đẹp mắt.
Đổ khuôn đúng cách giúp bánh Trung thu thêm đẹp mắt.

Thời gian nướng bánh đúng chuẩn để làm bánh được ngon nhất

Trước khi nướng bánh, bạn nên làm nóng lò nướng trước 10 phút. Sau đó dùng nhiệt kế để trong lò để canh chỉnh nhiệt độ cho chính xác nhất. Nhiệt độ nướng bánh trung thu hoàn hảo là từ 160 đến 200 độ C. Trong quá trình nướng bánh có thể dùng xịt nước để làm ẩm bánh. Điều này giúp cho bánh mềm và ngon hơn. Bạn cần chia ra khoảng 2 đến 3 lượt để nướng bánh:

- Lần 1: Xếp bánh vào khay rồi đặt vào lò nướng trong khoảng từ 5 đến 8 phút với nhiệt độ 200 - 220 độ C tùy thuộc vào kích thước của từng loại bánh. Khi mặt nướng của bánh bắt đầu chuyển màu đục thì lấy bánh ra khỏi lò. Dùng bình xịt nước đều khắp các mặt của bánh nướng. Đợi bánh nguội hẳn khoảng 15 đến 20 phút. Quét một lớp trứng thật mỏng lên toàn bộ mặt bánh nướng, không quét quá dày vì sẽ tạo bong bóng trên mặt bánh. Quẹt loại bỏ bớt phần hỗn hợp trứng vào thành bát trước khi quét lên bánh.

- Lần 2: Sau khi thực hiện xong lần nướng 1 thì bạn cho bánh vào lò và tiếp tục nướng trong 7 phút. Bánh ra lò ở lần này sẽ có mặt bánh se lại, bắt đầu có độ bóng và chuyển màu sẫm hơn. Sau đó, tiếp tục thực hiện các công đoạn quét như lần nướng 1.

- Lần 3: Tiếp tục nướng bánh cho tới khi bánh chuyển màu gần giống với nước đường và có mùi thơm đặt trưng là được.

Nướng bánh đúng thời gian là công đoạn then chốt quyết định độ ngon của bánh.
Nướng trong thời gian đúng chuẩn là công đoạn then chốt quyết định độ ngon của bánh Trung thu.

Một số sai lầm cần tránh khi làm bánh Trung thu

Trong quá trình làm bánh trung thu, nếu thao tác không cẩn thận thì thành phẩm bánh nướng làm ra sẽ dễ mắc các lỗi cơ bản như:

- Vỏ bánh: Bị khô cứng, nứt mặt khi nướng, lên màu không đẹp hoặc bánh còn quá ướt.

- Nhân bánh: Sên quá tay, quá lửa khiến nhân chảy dầu ngược lại hoặc sên chưa đủ độ làm nhân chảy sệ hay quá khô khi nướng.

- Nước đường bánh nướng: Nấu chưa đạt chuẩn hoặc bị đọng hạt li ti khiến bánh dễ bị hư hỏng.

Với những bí quyết được chia sẻ trên, bạn sẽ khắc phục được đến 99% các lỗi cơ bản, giúp cho ra thành phẩm như ý. Bánh Trung thu mang ý nghĩa sâu sắc trong dịp Tết truyền thống sắp tới, chúc bạn sẽ có những chiếc bánh trung thu thơm ngon, đẹp mắt!