Vào ngày 20/03/2021 Liên đoàn lãnh đạo trẻ Thế giới tại Việt Nam vừa giới thiệu chương trình Business Matching Program lần đầu tiên tại hội nghị New Year Convention thường niên cùng hội thảo “Xu hướng thương mại điện tử tại Việt Nam và cơ hội mở ra thế giới” với nhiều thông tin quan trọng và hữu ích thu hút sự quan tâm của nhiều bạn hữu giao thương tại Le Méridien Saigon, 3C Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.
Business Matching Program (BMP21) là chương trình được thành lập với mong muốn tạo ra một nền tảng hỗ trợ đa chiều đến các Doanh nghiệp là thành viên của JCI Vietnam, mở rộng giao thương ngoài JCI và tạo điều kiện cho giao thương quốc tế. Với mục tiêu trở thành cầu nối
|
3 diễn giả khách mời tại buổi toạ đàm trong khuôn khổ hội thảo |
Trong khuôn khổ sự kiện BMP21 cũng đã ký kết thuận hợp tác cùng các đơn vị bao gồm: Công ty Cổ phần Công nghệ Haravan, Tạp chí điện tử Doanh nhân Việt Nam, Công ty Cổ phần Công nghệ Atalink, Công ty TNHH Đỉnh Quang, Công ty Cổ phần Đầu tư BIT Group, Công ty TNHH Dịch vụ kế toán ATP. Buổi lễ ký kết là một nước ngoặc quan trọng, đặt tiền đề cho các sự kiện sắp tới của chương trình.hữu hiệu cho mối quan hệ giữa các Doanh nghiệp trong JCI, Business Matching Program mang lại những lợi ích có tính ứng dụng thực tiễn bên cạnh kỹ năng lãnh đạo mà các nhà quản trị doanh nghiệp xứng đáng nhận được khi gia nhập JCI Vietnam.
Điểm đột phá BMP21 hướng đến là phát huy hiệu quả mối quan hệ toàn cầu của JCI Việt Nam trong hệ thống trên 100 quốc gia trên thế giới. Giúp các doanh nghiệp trong khối JCI toàn cầu tiếp cận thị trường Việt Nam qua con đường Thương Mại Điện Tử và theo chiều ngược lại, giúp các doanh nghiệp SMEs Việt Nam đưa hàng hóa của mình ra toàn thế giới thông qua các đối tác Thương Mại Điện Tử toàn cầu mà đại diện JCI ở mỗi quốc gia là cầu nối và là đối tác thúc đẩy thực hiện.
Trong lần ra mắt đầu tiên, BMP21 đã đem đến các thông tin xoay quanh vấn đề “Xu hướng thương mại điện tử” với các chuyên đề đến từ các chuyên gia trong lĩnh vực: Chuyên đề “Gia tăng doanh thu và lợi nhuận trên nền tảng thương mại điện tử B2B” - Diễn giả Nguyễn Thu Trang (Giám đốc Phát triển Kinh doanh tại Atalink); Chuyên đề: “Tăng trưởng kinh doanh và bán lẻ trong thời đại số” - Diễn giả Nguyễn Mạnh Tấn (Giám đốc Marketing tại Haravan); Chuyên đề “Xu hướng các ngành hàng xuất khẩu trên sàn thương mại điện tử hậu covid-19” - Diễn giả Bùi Nhã Uyên (Quản lý kênh đối tác Ủy quyền Nam Alibaba tại Việt).
Thông qua những chuyên đề được chia sẻ trong buổi Hội thảo, chúng ta phần nào có thêm những nhìn nhận chính xác hơn về xu hướng thương mại điện tử vốn đang là thị trường vô cùng tiềm năng để các doanh nghiệp có thể phát triển trong tương lai.
Thông qua chương trình, các diễn giả đã cùng khách tham gia chia sẻ trực tiếp về những vấn đề liên quan đến xu hướng thương mại điện tử tại Việt Nam.
|
Ông Nguyễn Quang Thịnh - Giám đốc dự án BMP21 ký với Ông Nguyễn Huy Hoàng - Uỷ viên Ban biên tập, Tổng thư ký toà soạn Tạp chí điện tử Doanh nhân Việt Nam |
Diễn giả Nguyễn Thu Trang đã chia sẻ: “Sàn thương mại điện tử phải có công cụ giúp khách hàng đánh giá được sản phẩm, thay vì phải đến tận nơi để tìm hiểu” và “Xu hướng thương mại điện tử B2B là xu hướng của tương lai, trong ba kênh email, sàn thương mại điện tử, mạng xã có độ tăng trưởng hơn 6% một năm hơn hẳn những kênh khác”.
Bên cạnh đó, diễn giả Nguyễn Mạnh Tấn cũng đã có nhận định đánh giá tổng quan xu hướng tiêu dùng hiện nay của khách hàng thông qua bối cảnh xã hội hậu Covid-19: “Tăng trưởng hàng tháng của shopee, tiki, lazada hiện nay là 20%. Người tiêu dùng đã có quan niệm khác về việc mua sắm với 3 ý tưởng mới: Nhà là chợ, Nhà là văn phòng, Nhà là trường”. Chính điều này đã trở thành một trong những lý do lớn nhất khiến các doanh nghiệp nên bắt đầu thúc đẩy tăng trưởng bằng việc kết nối với khách hàng trên các sàn thương mại điện tử.
Ngoài ra, chia sẻ của diễn giả Bùi Nhã Uyên cũng đã mang lại một góc nhìn rất sâu sắc về thị trường toàn cầu trong bối cảnh tương tự: “Covid-19 ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là chuỗi cung ứng” nhưng đồng thời “Thương mại điện tử lại giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nhờ đó nguồn cung hàng hóa không bị đứt gãy” Bên cạnh đó, chị Nhã Uyên cũng chia sẻ thêm, Covid-19 khiến thói quen tiêu dùng của con người thay đổi. Khách hàng mua sắm không chỉ vì sức hút của món hàng ảnh hưởng đến cá nhân họ mà giờ đây, con người mua sắm với ý thức xã hội cao hơn. Nhu cầu mua sắm cũng đồng thời tăng lên cùng chất lượng sản phẩm: Món ăn này có tốt cho sức khỏe hay không? Chất lượng khẩu trang có đi đôi với giá thành?
Bằng kinh nghiệm dày dặn và góc nhìn đa chiều mới mẻ, các diễn giả đã mang đến cho chương trình rất nhiều kiến thức thú vị.