Bị cáo Trịnh Văn Quyết ốm nặng 'nguy cơ tử vong' cao vắng mặt trong phiên xử phúc thẩm
Theo thông báo của hội đồng xét xử, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đang phải điều trị trong bệnh viện, phải thở oxy do gặp vấn đề về sức khỏe.
HĐXX quyết định hoãn phiên phúc thẩm vụ án liên quan cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Vă Quyết nhằm đảm bảo quyền lợi của bị cáo, người liên quan, cùng với đó tạo điều kiện cho các bị cáo khắc phục hậu quả.
Ngày 25/3, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.
Phiên tòa được mở do có kháng cáo của nhiều bị cáo, bị hại và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong nhiều ngày với Hội đồng xét xử (HĐXX) gồm 3 người do thẩm phán Võ Hồng Sơn làm chủ tọa.
Tại phiên tòa sáng nay, bị cáo Trịnh Văn Quyết không có mặt tại tòa, theo thông tin từ luật sư của bị cáo, sức khỏe của ông Quyết không đảm bảo để hầu tòa. Trong đơn, cựu Chủ tịch FLC trình bày, sức khỏe đang không được tốt để có thể tới tham dự phiên tòa phúc thẩm. Bị cáo cho biết trong quá trình điều trị bệnh lao ác tính; dị ứng thuốc nên bị ho ra máu, viêm gan, suy thận cấp và đang phải điều trị tích cực.
Chủ tọa Võ Hồng Sơn công bố xác nhận của Bệnh viện 198 thể hiện, bị cáo Quyết đang phải điều trị nội trú vì mắc bệnh lao, phải thở máy; sức khỏe kém, không đủ điều kiện có mặt tại tòa.
Các luật sư cho biết thêm, bị cáo rất mong muốn khắc phục hậu quả toàn bộ vụ án.
Ngày hôm qua, vợ bị cáo Trịnh Văn Quyết tiếp tục có đơn gửi tòa án, cam kết trong tuần này sẽ khắc phục thêm 100-200 tỷ đồng và cố gắng khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án này trong tháng 5/2025.
Đại diện Viện kiểm sát cho rằng, tình trạng sức khỏe của bị cáo Quyết có nguy cơ tử vong cao, bị cáo có vai trò lớn trong vụ án, gia đình bị cáo có đơn cam kết đến hết tháng 5 sẽ khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án. Từ ngày 26/12/2024 đến nay, dù bị cáo Quyết đang bệnh nặng nhưng gia đình vẫn cố gắng khắc phục hậu quả. Với chủ trương là cần thu hồi tài sản mà các bị cáo đã chiếm đoạt, đại diện Viện kiểm sát đề nghị hoãn phiên tòa thêm một lần cuối cùng. Theo các chứng từ và các khoản được tòa công bố, 3 anh em ông Quyết đã nộp khoảng 1.000 tỷ đồng, trong tổng 2.400 tỷ đồng phải khắc phục.
Sau khi thảo luận, nghe ý kiến của các luật sư, bị cáo, một số bị hại có mặt tại phiên tòa, Hội đồng xét xử thấy rằng việc hoãn phiên xét xử Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC là cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho các bị hại. Việc hoãn phiên tòa để gia đình bị cáo và các bị cáo có thời gian khắc phục hậu quả vụ án cho bị hại và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Do đó, sau khi xem xét các vấn đề nêu trên, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa và dự kiến được mở lại vào tháng 6/2025.
Đây là lần thứ hai phiên tòa phúc thẩm xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, trách nhiệm dân sự của cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, cùng 2 em gái (Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Thị Minh Huế) bị hoãn.
Theo bản án sơ thẩm, từ tháng 5/2017 đến tháng 1/2022, bị cáo Trịnh Văn Quyết chỉ đạo người thân, cấp dưới mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng để lập hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng.
Các bị cáo sau đó thực hiện chuỗi hành vi thao túng thị trường đối với 5 mã cổ phiếu là AMD, HAI, GAB, FLC, ART. Sau khi giá cổ phiếu tăng, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo bán cổ phiếu, thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, từ năm 2014 đến tháng 9/2016, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS), các công ty thuộc Tập đoàn FLC và người thân, họ hàng đứng tên làm cổ đông góp vốn, để thực hiện các thủ đoạn lập và ký khống hồ sơ góp vốn, qua đó nâng khống vốn điều lệ của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng. Sau đó bị cáo Quyết niêm yết bán cổ phần, chiếm đoạt 3.621 tỷ đồng của các nhà đầu tư.
Trước đó, ngày 26/12/20024, TAND cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm với cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng các đồng phạm. Tuy nhiên, phiên tòa phải hoãn do vắng mặt bị cáo Quyết, một số luật sư và nhiều bị hại.
Trước đó, ngày 26/12/20024, TAND cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm với cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng các đồng phạm. Tuy nhiên, phiên tòa phải hoãn do vắng mặt bị cáo Quyết, một số luật sư và nhiều bị hại.
Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào tháng 8/2024, ông Quyết và đồng phạm bị xác định có hành vi lừa đảo trong việc phát hành cổ phiếu ROS và thao túng 5 mã chứng khoán họ FLC nên phải nhận án tổng hợp 21 năm tù.
Cấp sơ thẩm quyết định tuyên phạt Trịnh Văn Quyết án 18 năm tù về tội lừa đảo, 3 năm tù về tội thao túng thị trường chứng khoán, tổng hợp hình phạt 21 năm tù. Em gái ông Quyết là bị cáo Trịnh Thị Minh Huế bị tuyên tổng 14 năm tù; Trịnh Thị Thúy Nga án 8 năm tù cùng về hai tội danh này.
Về dân sự, cựu Chủ tịch FLC phải bồi thường cho các nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS là hơn 1.300 tỷ đồng, phải truy nộp số tiền 500 tỷ đồng thao túng chứng khoán. Như vậy, tổng số tiền mà ông Quyết phải khắc phục là hơn 1.800 tỷ đồng.
Tính đến ngày 25/3, Trịnh Văn Quyết và gia đình đã nộp được gần 1.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Ngoài ra, nhiều tài sản có giá trị khác của gia đình ông Quyết cũng bị kê biên nhằm đảm bảo thi hành án.
Theo thông báo của hội đồng xét xử, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đang phải điều trị trong bệnh viện, phải thở oxy do gặp vấn đề về sức khỏe.
Ông Khuất Việt Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã vận hành an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý I năm 2025 của Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động có giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước, song số người thất nghiệp vẫn trên 1 triệu người.
Với việc Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương trong đó có nội dung thuế quan, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng đoàn công tác đặc biệt Việt Nam, đã mở "cánh cửa thép", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó.
Ngày 9/4, Bộ Tài chính Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ áp thuế 84% đối với hàng hóa của Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4, tăng 50% so với mức thuế bổ sung 34% đã công bố trước đó.
Cục Quản lý Dược yêu cầu ngừng ngay việc lưu hành lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin vi phạm chất lượng, các cơ sở phải thu hồi và trả lại sản phẩm cho đơn vị cung ứng.
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, sẽ chú trọng phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, tiến tới miễn viện phí cho tất cả người dân.
Nhiều người tiêu dùng tại Mỹ đang bắt đầu đổ xô tích trữ hàng hóa trong bối cảnh lo ngại giá cả sẽ tăng mạnh sau khi vòng thuế nhập khẩu mới được chính quyền ban hành chuẩn bị có hiệu lực.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đang “chờ cuộc gọi” từ phía Trung Quốc trước khi mức thuế quan hơn 100% được áp dụng. Đây là một tín hiệu cho thấy Mỹ vẫn để ngỏ khả năng đàm phán vào phút chót với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đề nghị UBND tỉnh xử phạt hành chính Công ty Cổ phần Asia Life (đơn vị sản xuất sản phẩm kẹo Kera) tổng số tiền hơn 224 triệu đồng.
Đường sắt tổ chức chạy đôi tàu thiết kế riêng mang tên "Đoàn tàu Thống nhất" dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.
Bộ GD&ĐT đề xuất dùng ngân sách Nhà nước hỗ trợ học phí với trẻ mầm non và học sinh phổ thông khối dân lập, tư thục trên toàn quốc.
Nhiều doanh nhân và tỷ phú giàu có đang công khai chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi ông tuyên bố sẽ áp dụng một loạt mức thuế khổng lồ lên các đối tác thương mại của Mỹ. Động thái này khiến thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc và gây lo ngại sâu rộng về tương lai kinh tế.
Tối 7/4, ngay sau khi chủ trì hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính họp với các bộ, ngành về phát triển thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ.
Xét theo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong 63 địa phương, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu với mức giá đắt đỏ nhất cả nước trong năm 2024.
Theo thông tin từ Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3/2025 đạt trên 2 triệu lượt, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2024.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dự kiến khai mạc ngày 5/5.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm trong quá trình triển khai Dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 giai đoạn 2014–2024 đã nêu rõ trách nhiệm trực tiếp của nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cùng hai nguyên Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và Nguyễn Viết Tiến trong việc để xảy ra các vi phạm này.
Thủ tướng cho biết, ngay trong đêm nay, 5/4, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc sẽ lên đường công tác tại Hoa Kỳ, vì vậy, cuộc họp cần chuẩn bị danh sách các mặt hàng cần đàm phán để đưa thuế suất về 0%.
Hannover Messe là một trong những hội chợ công nghiệp và công nghệ lớn nhất toàn cầu vừa diễn ra tại bang Niedersachsen (Đức).Chủ đề trung tâm của triển lãm năm nay là trí tuệ nhân tạo trong công nghiệp (Industrial AI), nhấn mạnh vai trò then chốt của AI trong việc định hình tương lai sản xuất.
Thuế quan của ông Trump khiến giới siêu giàu toàn cầu “bốc hơi” hơn 200 tỷ USD trong một ngày. Các tỷ phú Việt Nam cũng không ngoại lệ.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?