Trước phiên xét xử phúc thẩm diễn ra vào ngày 26/12, bị cáo Trịnh Văn Quyết đã có đơn xin hoãn tòa vì tình trạng sức khỏe không tốt. Bị cáo đang trong quá trình điều trị bệnh lao ác tính với các triệu chứng ho ra máu, viêm gan, viêm dạ dày và đang phải điều trị tích cực.
Sáng 26/12, TAND cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa phúc thẩm để xét kháng cáo của cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và nhiều bị cáo khác.
Tại phần thủ tục, theo báo cáo của thư ký, nhiều bị cáo vắng mặt, trong đó ông Quyết có đơn xin hoãn. 5 luật sư của ông tại phiên phúc thẩm cũng có đơn xin hoãn xét xử.
Chủ tọa phiên tòa hỏi ý kiến các luật sư, bị cáo có mặt tại phiên tòa về việc hoãn phiên tòa nhưng không có ai không đồng ý hoãn phiên tòa. Tương tự, phía bị hại và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên tòa hầu hết cũng không đồng ý hoãn phiên tòa.
Chủ tọa cũng hỏi người phụ trách dẫn giải bị cáo về tình hình vắng mặt bị cáo Trịnh Văn Quyết thì đại diện Trại tạm giam T16 cho biết, bị cáo Trịnh Văn Quyết đang nhập viện điều trị bệnh do tình hình sức khỏe xấu nên trại tạm giam chưa thể trích xuất bị cáo đến phiên tòa.
Được HĐXX hỏi ý kiến, đại diện VKS thấy rằng phiên tòa phúc thẩm mở lần đầu; bị hại, bị cáo, luật sư có đơn xin hoãn phiên tòa. Vì vậy, đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa, cho các bị cáo có điều kiện khắc phục nốt hậu quả vụ án.
Báo cáo về sự vắng mặt của ông Quyết theo yêu cầu của chủ tọa, cảnh sát tư pháp cho hay theo xác nhận của trại tạm giam và bệnh viện 19-8, ông Quyết đang điều trị nội trú do mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến phổi, gan, ho ra máu, viêm dạ dày và thận.
Hiện ông Quyết đang được truyền dẫn khí rung, thở ôxy. Các bác sĩ kết luận tình trạng sức khỏe của ông Quyết chưa ổn định để có thể tham gia phiên tòa.
Trong đơn xin hoãn xét xử, ông Trịnh Văn Quyết đã nêu lý do sức khỏe hiện tại đang rất yếu, kèm theo đó là các bệnh lý mãn tính. Ngoài ra, ông cũng cho biết vợ mình đã nộp hơn 600 tỷ đồng để khắc phục hậu quả và cam kết sẽ tiếp tục hoàn thành nghĩa vụ này.
Chủ tọa phiên tòa cho biết, để mở phiên tòa, Tòa án phải phát hành hơn 1.000 công văn; 5 người đóng dấu mất 1 tuần. Tòa án mất nhiều công sức, chi phí chưa kể lực lượng Công an dẫn giải và lực lượng hỗ trợ khác. Tòa án và cơ quan chức năng không ai muốn hoãn, nhưng mong mọi người thấu hiểu cho Tòa và HĐXX. Sau khi hội ý, HĐXX đã quyết định hoãn phiên tòa. Ngày mở lại phiên tòa sẽ được thông báo sau.
Về vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC, ngày 5/8/2024, TAND TP Hà Nội đã tuyên án sơ thẩm đối với 49 bị cáo, trong đó cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị tuyên phạt tổng cộng 21 năm tù về 2 tội danh: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Thao túng thị trường chứng khoán". Cùng bị kết án về 2 tội danh này, bị cáo Trịnh Thị Minh Huế bị tuyên phạt 14 năm tù và bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga bị phạt 8 năm tù. Các bị cáo Trầm Tuấn Vũ bị xử phạt 5 năm 6 tháng tù về tội: "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và bị cáo Lê Công Điền bị xử phạt 36 tháng tù về tội: "Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán".
Sau đó, bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) kháng cáo xin giảm nhẹ mức án phạt tù và xem xét, giảm trách nhiệm bồi thường dân sự; 2 bị cáo Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga (đêùlà em gái bị cáo Quyết) kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét lại phần nội dung bồi thường, khắc phục hậu quả.
Bị cáo Lê Công Điền (cựu Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo. Bị cáo Trầm Tuấn Vũ (cựu Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh- HOSE) kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. 20 bị cáo khác trong vụ án kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin hưởng án treo, xin gỡ bỏ phong tỏa về tài sản hoặc kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Trịnh Văn Quyết phải bồi thường cho các nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS số tiền 1.364 tỷ đồng, phải truy nộp 500 tỷ đồng thao túng chứng khoán. Như vậy, tổng số tiền mà ông Quyết phải khắc phục là hơn 1.800 tỷ đồng. Bản án sơ thẩm ghi nhận gia đình bị cáo đề nghị dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả cho ông Trịnh Văn Quyết.
Ngày 26/12, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt tù và giảm nhẹ trách nhiệm bồi thường dân sự với bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC).
Ngày 26/12, Tòa án nhân dân TP HCM tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Hoàng Oanh cùng 34 đồng phạm trong đường dây mua bán ma túy từ khu vực Tam giác vàng về Thành phố và Hải Phòng tiêu thụ. Bị cáo Vũ Hoàng Oanh cùng 27 đồng phạm trong vụ án bị đề nghị mức án tử hình.
Bộ Y tế dự kiến đề xuất mức xử phạt vi phạm hành chính với người hút thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1-2 triệu đồng. Bên cạnh đó sẽ có một số biện pháp bắt buộc như cai nghiện thuốc lá điện tử; nếu công chức, viên chức vi phạm gửi thông báo về cơ quan để cơ quan xử lý.
Ngày 24/12, Công an TP Hà Nội cho biết, đã khám xét khẩn cấp trụ Công ty cổ phần Triệu nụ cười, nhà ở của Hồ Quốc Thân (SN 1992, ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An), là giám đốc có dấu hiệu lừa đảo với thủ đoạn kêu gọi đầu tư vào đồng QFS.
Theo Nghị định 147, chỉ những tài khoản đã được xác thực bằng số điện thoại hoặc định danh cá nhân mới được viết bài, bình luận, livestream và chia sẻ trên mạng xã hội.
Hiện tại, không có di sản nào của Việt Nam nằm trong danh sách 56 di sản thế giới bị đe dọa. Do đó, thông tin về nguy cơ Vịnh Hạ Long bị loại khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới là không đúng sự thật.
Nội dung trên nằm trong báo cáo lương, thưởng Tết 2025 của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM sau khi ghi nhận từ 1.570 doanh nghiệp với 310.000 lao động.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1621/QĐ - TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sapa, tỉnh Lào Cai theo phương thức PPP đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1773/QĐ-TTg ngày 21/10/2021.
Chiều 20/12, tại cuộc gặp mặt báo chí thông tin về các hoạt động của Bộ Y tế trong năm 2024, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận đã thông tin về tiến độ xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ngày 19/12, Thường trực HĐND TP. Hà Nội đã tổ chức phiên họp giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố. Nghiên cứu cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ khu đông dân, đấu giá đất bãi bồi ven sông làm bãi chứa trung chuyển vật liệu.
Liên tục có hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế, Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu, Phòng khám Đa khoa Hồng Cường bị Thanh tra Sở Y tế TP HCM đưa vào danh sách cần giám sát thường xuyên. Cùng đó, Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam… bị xử phạt do vi phạm trong khám, chữa bệnh.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố (CATP) Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Cao Văn Hùng (sinh năm 1973; thường trú tại Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội; hiện trú tại: Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội; có 2 tiền án về tội “cướp tài sản” và “trộm cắp tài sản”) để điều tra về hành vi Giết người.
Theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, từ ngày 01/01/2025, Giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm, và sẽ bị trừ điểm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Liên quan đến danh mục hàng hóa thực phẩm phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) nhập khẩu, từ năm 2021 đến nay, Bộ Y tế đã cắt giảm trên 50% số dòng hàng phải kiểm tra nhà nước trước thông quan.
Theo từ điển tiếng Việt do Viện KHXH Việt Nam nêu rõ, hội là tổ chức quần chúng rộng rãi của nhưng người cùng chung một nghề nghiệp, có chung một hoạt động.
Lộ trình thực hiện kiểm định khí thải mô tô, xe gắn máy sẽ thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường. Do còn chờ quyết định về lộ trình thực hiện nên việc kiểm định khí thải mô tô, xe gắn máy chưa thực hiện ngay từ 1/1/2025.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?