Chứng khoán BOS bị đình chỉ hoạt động mua chứng khoán trên thị trường chứng khoán niêm yết và thị trường đăng ký giao dịch kể từ ngày 17/2
Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam vừa có quyết định về việc Đình chỉ một phần hoạt động giao dịch với CTCP chứng khoán BOS (mã chứng khoán ART).
Cụ thể, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động mua chứng khoán trên thị trường chứng khoán niêm yết và thị trường đăng ký giao dịch đối với CTCP Chứng khoán BOS tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) do CTCP Chứng khoán BOS bị Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước đặt vào tình trạng kiểm soát tại Quyết định số 1118/QĐ-UBCK ngày 11/10/2024 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Theo đó, việc đình chỉ bắt đầu từ ngày 17/2/2025 cho đến khi CTCP Chứng khoán BOS được Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước có quyết định đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát.
CTCP Chứng khoán Artex (ART) được thành lập năm 2008 với vốn điều lệ 135 tỷ đồng. Các ngành nghề chính của Công ty là môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán và lưu ký chứng khoán. Tháng 9/2018, cổ phiếu ART niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Năm 2019, CTCP Chứng khoán Artex đổi tên thành CTCP Chứng khoán BOS.
Chứng khoán BOS là một thành viên trong hệ sinh thái của FLC, liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết. Theo kết luận từ Cơ quan Cảnh sát điều tra, nhóm Trịnh Văn Quyết đã mở 141 tài khoản tại BOS để phục vụ mục đích thao túng chứng khoán. Hiện nay, ông Quyết đang nắm giữ 3,1 triệu cổ phiếu BOS, tương đương 3,26% vốn điều lệ công ty.
Trước đó, Chứng khoán BOS đã bị cơ quan quản lý đưa vào tình trạng kiểm soát do không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư số 91/2020/TT-BTC ngày 13/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Vào tháng 5/2024, UBCKNN cũng đã thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh và cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh của BOS.
Về tình hình kinh doanh, theo cáo tài chính kiểm toán năm 2024, Chứng khoán BOS ghi nhận khoản lỗ hơn 20,9 tỷ đồng cả năm, trong khi năm 2023 cũng báo lỗ 18 tỷ đồng. Theo kế hoạch, Chứng khoán BOS sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 vào ngày 7/3 tại Tòa nhà FLC Landmark Tower (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính Công ty cổ phần Chứng khoán BOS mức tiền phạt 175 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả do hành vi báo cáo có nội dung sai lệch đối với các báo cáo về tỷ lệ an toàn tài chính.
Trong tuần này, Tổ chức Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI) chính thức công bố các Tiêu chuẩn Biến đổi Khí hậu và Năng lượng mới, nhằm giúp các doanh nghiệp công bố thông tin liên quan đến các vấn đề và tác động về biến đổi khí hậu, quản lý năng lượng, cũng như cách thức họ đang quản lý những tác động đó.
Chứng khoán Tiên Phong (TPS - Mã chứng khoán ORS) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 vào ngày 27/6. Một nội dung quan trọng trong đại hội là việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo cấp cao nhiệm kỳ 2021 - 2026, phương án tăng vốn điều lệ thêm tối đa 3.500 tỷ đồng...
OpenAI vừa bất ngờ chú ý đến một startup trí tuệ nhân tạo ít được biết đến, mà họ cho rằng đang đứng ở “tuyến đầu” trong cuộc đua AI của Trung Quốc nhằm vươn lên dẫn đầu thế giới. Startup đó không phải DeepSeek.
Cổ phiếu của Xiaomi, niêm yết tại Hồng Kông (Trung Quốc), đã tăng hơn 5% và đạt mức cao kỷ lục vào thứ Sáu, chỉ một ngày sau khi mẫu xe điện mới của hãng nhận được phản hồi vô cùng tích cực từ khách hàng.
Nike công bố kết quả kinh doanh quý IV vượt kỳ vọng của Wall Street. Tuy nhiên, Nike cảnh báo rằng các loại thuế mới sẽ khiến hãng phải gánh thêm chi phí lên tới 1 tỷ USD trong năm tài chính hiện tại, trước khi hãng kịp thực hiện các đợt tăng giá và điều chỉnh chuỗi cung ứng.
Theo cập nhật tại ngày 26/6 từ Forbes, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Masan Group (mã chứng khoán MSN) đã trở lại danh sách tỷ phú USD với khối tài sản 1,1 tỷ USD.
Bộ Nội vụ đang dự thảo nghị định quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng của người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước và kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước.
Diễn biến mới nhất, Meta đã giành chiến thắng trong một vụ kiện bản quyền quan trọng liên quan đến mô hình trí tuệ nhân tạo Llama của công ty, đối đầu với 13 tác giả nổi tiếng.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính từ TP HCM ra Hà Nội.
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank - Mã chứng khoán VAB) vừa có thông báo về việc Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận VietABank tăng vốn điều lệ đợt 1 thông qua hình thức phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu tối đa thêm hơn 2.764 tỷ đồng.
“Địa cầu Quê tôi” là tâm huyết cuộc đời và di sản tinh thần của kiến trúc sư Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình muốn để lại cho nhân loại. Sáng kiến này hướng tới xây dựng một thế giới hòa bình thông qua giáo dục công dân địa cầu.
CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán MWG : HoSE) vừa thông báo ngày 25/7 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện trả cổ tức tiền mặt năm 2024.
Cổ phiếu của Nvidia (NVDA.O) đã lập đỉnh mới trong phiên giao dịch thứ Tư, giúp nhà sản xuất chip này giành lại ngôi vị công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới. Chuyên gia phân tích nhận định rằng Nvidia sắp bước vào "thời kỳ hoàng kim" của trí tuệ nhân tạo.
Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Anne Tse, Tổng giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn PepsiCo.
Theo đó, ông Phạm Ngọc Thuận gắn bó với Becamex IDC 7 năm rời ghế Tổng giám đốc . Người kế nhiệm là ông Nguyễn Hoàn Vũ – từng giữ vai trò phó tổng giám đốc của công ty.
Chính phủ vừa đồng ý đưa Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông, Tổng công ty Truyền thông sáp nhập vào công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?