Theo từ điển tiếng Việt do Viện KHXH Việt Nam nêu rõ, hội là tổ chức quần chúng rộng rãi của nhưng người cùng chung một nghề nghiệp, có chung một hoạt động.
Hiệp hội - Hội là gì?
Theo Từ điển tiếng Việt do Viện Khoa học xã hội Việt Nam xuất bản năm 1992 khái niệm hội là tổ chức quần chúng rộng rãi của nhưng người cùng chung một nghề nghiệp, có chung một hoạt động.
Khái niệm này không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà trên thế giới cũng thường được hiểu theo nghĩa tương đương với ý nghĩa Hội (có nhiều tên gọi khác nhau như: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ...) là tổ chức tự nguyện của quần chúng tập hợp đông đảo người cùng ngành nghề, hoặc cùng giới, hoặc cùng sở thích... tự nguyện tập hợp lại hoạt động theo tôn chỉ mục đích của những người sáng lập ra. Như vậy, khái niệm trên cho chúng ta thấy, Hội là tổ chức quần chúng, của những người tự nguyện, không phải là tổ chức của chính phủ, người vào hội phải là tự nguyện.
Còn theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP thì Hội được quy định trong Nghị định 45/2010/NĐ-CP được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; Hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Cũng theo khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tên gọi và phạm vi hoạt động của hội như sau:
- Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội).
- Phạm vi hoạt động của hội (theo lãnh thổ) gồm:
+ Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh);
+ Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện);
+ Hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã).
Tại Việt Nam có bao nhiêu Hiệp hội - Hội?
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một báo cáo thống kê chính thức nào về việc hiện nay trên cả nước Việt Nam có bao nhiêu tổ chức hội, chi hội... được thành lập và đang hoạt động. Tuy nhiên, theo tạp chí Công thương điện tử thì cả nước thì có hơn 90 hiệp hội và gần 300 hội đang hoạt động.
Chi tiết các loại hình Hội tại Việt Nam
Ngày 05/01/1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã có Chỉ thị 01/CT về việc quản lý tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng. Đến nay, Nhà nước ta đã cho phép thành lập hàng trăm hội quần chúng hoạt động trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật, y tế, xã hội, thể dục, thể thao...
Điều 1 của Chỉ thị 01/CT đã ghi rõ: "Các hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện của hội viên. Những hội hoạt động trong phạm vi cả nước phải được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cấp giấy phép. Những hội hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch tỉnh, thành phố cấp giấy phép và phải báo cáo để Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng biết. Những tổ chức quần chúng hoạt động có tính chất tương tế, phúc lợi ở xã, phường, thôn, ấp như: Hội bảo thọ, Hội bảo trợ học đường... do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường cho phép, nhưng phải báo cáo để chủ tịch UBND quận, huyện biết”.
Hiện nay, chúng ta có các rất nhiều loại hình hội và không phải khi nào cũng dễ phân loại một cách rõ ràng như Hội chính trị - xã hội (như Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam...); Hội chính trị -xã hội, nghề nghiệp như Hội Nhà văn, Hội Nhà báo...; Hội xã hội nghề nghiệp như các hội thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật...; Hội nghề nghiệp như Hội nghề cá, Hội cây cảnh...; Hiệp hội ngành nghề (Hiệp hội ngành, nghề bao gồm hiệp hội ngành hàng và hiệp hội nghề nghiệp) như Hiệp hội Chè Việt Nam, Hiệp hội Da giày Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp điện tử Việt Nam, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam...
Điều kiện thành lập Hội theo quy định của pháp luật Việt Nam
Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định rõ điều kiện thành lập Hội, cụ thể như sau:
- Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.
- Có điều lệ;
- Có trụ sở;
- Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:
+ Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh;
Hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký thanh gia thành lập hiệp hội.
Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định 45/2010/NĐ-CP này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.
Ban vận động thành lập Hội là gì?
Theo nghị định 45/2010/NĐ-CP ghi rõ:
1. Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.
2. Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.
3. Số thành viên trong ban vận động thành lập hội được quy định như sau:
a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất mười thành viên;
b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất năm thành viên;
c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất ba thành viên;
d) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh.
4. Hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội lập thành hai bộ, hồ sơ gồm:
a) Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;
b) Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn.
5. Công nhận ban vận động thành lập hội:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;
b) Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ủy quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất, giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã, thì phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã;
d) Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều này có trách nhiệm xem xét, quyết định công nhận ban vận động thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
6. Nhiệm vụ của ban vận động thành lập hội sau khi được công nhận:
a) Vận động công dân, tổ chức đăng ký tham gia hội;
b) Hoàn chỉnh hồ sơ xin phép thành lập hội theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Sau khi đã hoàn tất việc trù bị thành lập hội, ban vận động thành lập hội lập thành hai bộ hồ sơ gửi đến: Bộ Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh; Sở Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã; Phòng Nội vụ (trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã).
Ban vận động thành lập hội tự giải thể khi đại hội bầu ra ban lãnh đạo của hội.
Hồ sơ xin phép thành lập Hội gồm những gì?
Theo Điều 7 Nghị định 45/2010/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 33/2012/NĐ-CP), hồ sơ xin phép thành lập Hội gồm các tài liệu như sau:
1. Đơn xin phép thành lập hội.
2. Dự thảo điều lệ.
3. Dự kiến phương hướng hoạt động.
4. Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
5. Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.
6. Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.
7. Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).
Quyền của Hội sau khi được thành lập gồm những gì?
1. Tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội đã được phê duyệt.
2. Tuyên truyền mục đích của hội.
3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hội.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của hội.
5. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội; hòa giải tranh chấp trong nội bộ hội.
6. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.
7. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.
8. Thành lập pháp nhân thuộc hội theo quy định của pháp luật.
9. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
10. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của hội.
11. Được gây quỹ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
12. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước giao.
13. Cơ quan Trung ương hội có phạm vi hoạt động trong toàn quốc được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thoả thuận quốc tế.
Nghĩa vụ của hội
1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của hội và điều lệ hội. Không được lợi dụng hoạt động của hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Hội hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đó.
3. Trước khi tổ chức đại hội nhiệm kỳ ba mươi ngày, ban lãnh đạo hội phải có văn bản báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực hội hoạt động.
4. Việc lập văn phòng đại diện của hội ở địa phương khác phải xin phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện và báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
5. Khi thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký của hội, thay đổi trụ sở, sửa đổi, bổ sung điều lệ, hội phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
6. Việc lập các pháp nhân thuộc hội phải theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
7. Hàng năm, hội phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này và cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động, chậm nhất vào ngày 01 tháng 12 hàng năm.
8. Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật.
9. Lập và lưu giữ tại trụ sở hội danh sách hội viên, chi hội, văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc hội, sổ sách, chứng từ về tài sản, tài chính của hội và văn phòng đại diện, biên bản các cuộc họp ban lãnh đạo hội.
10. Kinh phí thu được theo quy định tại khoản 11 và khoản 12 Điều 23 của Nghị định này phải dành cho hoạt động của hội theo quy định của điều lệ hội, không được chia cho hội viên.
11. Việc sử dụng kinh phí của hội phải chấp hành quy định của pháp luật. Hàng năm, hội phải báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của Nhà nước gửi cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này về việc tiếp nhận, sử dụng nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài.
12. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của hội.
Danh sách các Hội Chính trị - Xã hội tại Việt Nam
Điều 9 Hiến pháp 2013 có quy định 05 tổ chức chính trị xã hội tại Việt Nam, hiện nay bao gồm:
1. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được xem là 01 tổ chức chính trị xã hội của thanh niên Việt Nam. Đoàn Thanh niên do Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.
2. Công đoàn Việt Nam: Công đoàn Việt Nam được xem là một tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và người lao động.
3. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là 01 tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị, có tư cách pháp nhân, đại diện cho quyền & lợi ích hợp pháp, chính đáng của tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới.
4. Hội Nông dân Việt Nam: Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mục đích của Hội nông dân Việt Nam là thực hiện tập hợp đoàn kết nông dân và xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng được xem là lực lượng tin cậy trong khối liên minh vững chắc công - nông - trí, là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
5. Hội Cựu chiến binh Việt Nam: là 01 tổ chức chính trị xã hội và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời là 01 cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân và là 01 tổ chức trong hệ thống chính trị. Hội cựu chiến binh Việt Nam có mục đích hoạt động là tập hợp, đoàn kết, tổ chức và động viên các thế hệ Cựu chiến binh giữ gìn, phát huy bản chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, tích cực tham gia vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Danh sách các Hiệp hội doanh nghiệp – ngành hàng tại Việt Nam
Theo thông tin từ Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Công thương) thì Danh sách các Hiệp hội doanh nghiệp – ngành hàng tại Việt Nam gồm có:
1. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
2. Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.
3. Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam.
4. Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam
5. Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME).
6. Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE)
7. Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam
8. Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam
9. Hiệp Hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA)
10. Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
11. Hiệp hội Doanh nghiệp Luật Việt Nam.
12. Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Lộ trình thực hiện kiểm định khí thải mô tô, xe gắn máy sẽ thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường. Do còn chờ quyết định về lộ trình thực hiện nên việc kiểm định khí thải mô tô, xe gắn máy chưa thực hiện ngay từ 1/1/2025.
Số lao động đi làm việc nước ngoài 11 tháng qua đã đạt 114% kế hoạch năm nay, vượt mục tiêu đưa từ 125.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của cả năm.
Nhằm kích cầu sức mua của người tiêu dùng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần - đây là dịp nhu cầu mua sắm, tiêu dùng hàng hóa của người dân tăng cao; ngay từ giữa năm 2024, Hapro đã tập trung xây dựng chương trình kinh doanh với nguồn cung ứng hàng hoá đa dạng, dồi dào, cùng hàng ngàn chương trình khuyến mại,ưu đãi lớn....
Theo báo cáo nghiên cứu, khảo sát an ninh mạng 2024 do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia thực hiện, tổng thiệt hại do lừa đảo trực tuyến gây ra trong năm 2024 ước tính lên tới 18.900 tỷ đồng.
Thông tư 47/2025 của Bộ Giao thông vận tải quy định, từ ngày 1/1/2025 mô tô, xe gắn máy sản xuất từ 5 năm trở lên thì chủ xe phải mang xe đến cơ sở đăng kiểm để kiểm định khí thải.
Sự bền vững đang là xu hướng chủ đạo trong ngành thời trang và thị trường hàng tiêu dùng. Khi mối quan tâm về môi trường ngày càng tăng, cả thương hiệu lẫn người tiêu dùng đều coi bền vững là giá trị cốt lõi. Điều này đang thúc đẩy xu hướng ESG trong các doanh nghiệp thời trang toàn cầu, theo Business Insider.
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng, vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị phạt cao nhất đến 120 triệu đồng.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra cảnh báo về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Niteworks® có nội dung quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật tại một số website.
Từ đêm 13 đến ngày 15/12, Bắc Bộ và Thanh Hóa trời rét đậm, vùng núi rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh tăng cường này phổ biến từ 10-13 độ C, vùng núi 7-10 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C.
Tại Kỳ họp lần thứ 20 HĐND TP Hà Nội khóa XVI ngày 12/12, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn TP Hà Nội. Nghị quyết có hiệu lực từ 1/1/2025.
Đây là nội dung đáng chú ý trong thông tư 59/2024 do Bộ Công an ban hành có hiệu lực từ ngày 1/1/ 2025, sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 79/2020 quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh với công dân Việt Nam tại cửa khẩu.
VCCI vừa có văn bản đề xuất nâng ngưỡng tiền nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh lên mức 1 tỉ đồng với doanh nghiệp và 200 triệu đồng với cá nhân.
Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tổ chức WHO vừa có thông tin về dịch bệnh lạ ở CHDC Congo khiến nhiều người mắc và tử vong.
Quy mô kinh tế Hà Nội năm 2024 đạt khoảng 58,6 tỷ USD; thu ngân sách Nhà nước lần đầu tiên vượt 500.000 tỷ đồng. Hà Nội phấn đấu hoàn thành cao nhất chỉ tiêu kinh tế - xã hội cả nhiệm kỳ.
Trong tháng 11/2024, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 44.200 xe, tăng 14% so với tháng 10/2024 và tăng 58% so với tháng 11/2023. Tháng 11 có 30 ngày, ước tính trung bình mỗi ngày thị trường Việt Nam tiêu thụ 1.473 ô tô.
Dự báo tăng trưởng của Việt Nam được ADB điều chỉnh lên mức 6,4% so với dự báo trước đây là 6,0% trong năm 2024; và lên mức 6,6% so với mức 6,2% trong năm 2025.
Chiều 10/12, Công an thành phố Hà Nội tổ chức họp báo thông tin chính thức về các vụ án lớn, trong đó có vụ lừa đảo liên quan TikToker Phó Đức Nam (Mr Pips).
Tăng trưởng thị trường thương mại điện tử B2C năm 2024 đã đạt 18-20%, hoàn thành mục tiêu Chính phủ giao. Dự kiến, sang năm 2025, quy mô thị trường thương mại điện tử sẽ vượt mốc 25 tỷ USD.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?