Giá thịt lợn ngày 4/8

Tại khu vực miền Bắc, thị trường lợn hơi tăng 1.000 đồng/kg ở một vài nơi.

Cụ thể, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình cùng điều chỉnh giao dịch lên mức 69.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Thương lái tại các tỉnh thành còn lại vẫn thu mua lợn hơi ổn định so với ngày hôm qua. Giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 65.000 - 69.000 đồng/kg.

Thị trường khu vực miền Trung, Tây Nguyên giảm 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Theo đó, tỉnh Quảng Ngãi đưa giá thu mua lợn hơi về mốc 60.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Mức giao dịch cao nhất tiếp tục được ghi nhận tại hai tỉnh Bình Thuận và Bình Định là 68.000 đồng/kg. Các tỉnh thành còn lại không ghi nhận thay đổi mới về giá trong ngày hôm nay.

Hiện tại, giá thu mua lợn hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 60.000 - 68.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, giá lợn hơi giảm cao nhất 3.000 đồng/kg trong ngày hôm nay.

Trong đó, sau khi hạ nhẹ một giá, thương lái tại Kiên Giang, Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai hiện đang thu mua lợn hơi với giá tương ứng là 62.000 đồng/kg và 64.000 đồng/kg. Tỉnh Long An và Bạc Liêu cùng điều chỉnh giao dịch xuống còn 64.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg. Tương tự, tỉnh Cần Thơ giảm cao nhất 3.000 đồng/kg về mốc thấp nhất khu vực là 60.000 đồng/kg. Giá lợn hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 60.000 - 68.000 đồng/kg.

Giá thịt lợn ngày 4/8 tiếp tục giảm.
Giá thịt lợn ngày 4/8 tiếp tục giảm.

Chuyển đổi số (CĐS) là giải pháp quan trọng giúp người nông dân, doanh nghiệp (DN) sản xuất nông sản chất lượng, chi phí thấp nhất, đạt lợi nhuận cao nhất. Mục tiêu này cũng đang được kỳ vọng tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm chăn nuôi, báo Bình Dương đưa tin.

Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg về phê duyệt “Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện. CĐS NN&PTNT là yêu cầu tất yếu khách quan và là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của cả hệ thống, của ngành, DN, khoa học công nghệ và đặc biệt là người nông dân, là phương thức để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp thông minh, nông thôn hiện đại.

Việc thực hiện CĐS bước đầu đã được áp dụng ở các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp mang lại những kết quả hết sức khả quan. Nhiều sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh có hàm lượng khoa học công nghệ cao được áp dụng từ khâu sản xuất giống.

Giá lúa gạo ngày 4/8

Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định. Tại An Giang, lúa Nàng hoa 9 đang được thương lái thu mua ở mức 5.700 – 5.800 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 5.400 – 5.500 đồng/kg; OM 18 5.700 – 5.900 đồng/kg; Đài thơm 8 5.600 – 5.800 đồng/kg; IR 504 ở mức 5.400 – 5.500 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.

Với mặt hàng lúa nếp, nếp An Giang tươi 5.800 – 5.900 đồng/kg; nếp tươi Long An 6.100 – 6.300 đồng/kg; nếp An Giang khô 7.500 – 7.600 đồng/kg; nếp Long An khô 7.700 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu tăng trở lại với mức tăng 100 đồng/kg, trong khi gạo thành phẩm duy trì ổn định. Hiện giá gạo NL IR 504 ở mức 8.050 – 8.150 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.650 – 8.750 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá tăng mạnh 300 – 500 đồng/kg. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.500 – 8.600 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg; cám khô 8.500 – 8.550 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg.

Giá thực phẩm ngày 4/8: Thịt lợn tiếp tục giảm, giá gạo nguyên liệu tăng trở lại

Theo các thương lái, hôm nay lượng gạo nguyên liệu về ổn định, các kho mua đều, giao dịch chủ yếu với hàng gạo thơm. Giá gạo nguyên liệu OM 18 tăng nhẹ trong khi giá gạo thành phẩm và lúa bình ổn. Thị trường lúa hè thu bình ổn, giao dịch đều. Giao dịch phụ phẩm chậm.

Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh giảm. Cụ thể, giá gạo 5% tấm 398 USD/tấn; gạo 25% tấm 383 USD/tấn; gạo 100% tấm 383 USD/tấn. Số liệu thống kê cho thấy, mặc dù xuất khẩu gạo cạnh tranh khá gay gắt, sản phẩm của Việt Nam vẫn ngày càng được ưa chuộng trên thị trường thế giới. 7 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gạo đạt 4,19 triệu tấn, tương đương giá trị hơn 2 tỷ USD, tăng 20,5% về lượng và 9% giá trị so với cùng kỳ 2021. Đây là mức xuất khẩu cao kỷ lục từ trước đến nay.

Trong nhóm các thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam thì Mỹ là quốc gia có mức tăng mạnh nhất, tăng 65,3% trong nửa đầu năm. Tiếp đến là Philippines - thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 44,5% thị phần - nhập khẩu tăng 48,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá rau củ quả ngày 4/8

Thị trường hôm nay ghi nhận giá một số loại rau củ không có nhiều biến động.

Giá thực phẩm ngày 4/8: Thịt lợn tiếp tục giảm, giá gạo nguyên liệu tăng trở lại

Cụ thể, hiện giá cải thảo, dưa leo, bắp cải, bí đỏ, cà tím 7.000 - 10.000 đồng/kg tùy loại; xà lách các loại 15.000 - 25.000 đồng/kg, cà chua 23.000 đồng/kg, khổ qua 18.000 đồng/kg. Các loại rau xanh cũng giảm giá như cần tây giảm từ 42.900 đồng/kg xuống còn 36.900 đồng/kg; xà lách cuộn giảm từ 44.900 đồng/kg còn 38.900 đồng/kg; cải thảo Bắc giảm từ 19.000 đồng/kg xuống còn gần 17.000 đồng/kg; cà rốt Đà Lạt cũng giảm sâu còn 18.900 đồng/kg.

Ớt tươi: 120.000 đồng/kg, súp lơ Đà Lạt: 55.000 - 60.000 đồng/kg, rau cải: 30.000 đồng/kg, xà lách, rau thơm 60.000 - 70.000 đồng/kg, các loại bầu: 17.000 - 20.000 đồng/kg, đậu đũa có giá từ 30.000 - 50.000 đồng/kg, hành lá 40.000 đồng/kg, su su: 8.000 đồng/kg, dưa leo: 12.000 đồng/kg… Các loại trái cây như cam sành: 28.000 đồng/kg, ổi, chuối, dưa hấu 17.000 - 18.000 đồng/kg, dưa leo 19.500 đồng/kg...