Kết thúc ngày giao dịch hôm qua, lực bán tiếp tục diễn ra đối với phần lớn các mặt hàng trong nhóm kim loại. Đối với kim loại quý, giá bạc giảm 0,31% xuống 30,57 USD/ounce. Giá bạch kim nhích nhẹ 0,05% lên 944 USD/ounce, chủ yếu nhờ lực mua "bắt đáy" của giới đầu cơ sau khi giá liên tục giảm mạnh trong những phiên gần đây.
Giá kim loại quý tiếp tục gặp áp lực khi đồng bạc xanh tiếp tục tăng vọt trong phiên. Chỉ số Dollar Index, thước đo sức mạnh của đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt khác, vững vàng neo ở đỉnh một năm. Đóng cửa, chỉ số này tăng 0,18% lên 106,67 điểm.
Đối với kim loại cơ bản, giá đồng COMEX phục hồi 0,11% lên 9.011 USD/tấn, chấm dứt chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp. Nguyên nhân chính hỗ trợ cho giá đồng trong phiên hôm qua chủ yếu xuất phát từ lo ngại thiếu hụt nguồn cung đồng tinh chế.
Cụ thể, theo các nguồn tin, sang năm tới, các nhà máy luyện đồng của Trung Quốc, quốc gia sản xuất đồng tinh chế lớn nhất thế giới, có khả năng sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng, đóng cửa hoặc kéo dài thời gian bảo trì để ứng phó với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguyên liệu thô. Trước đó, các nhà phân tích của Công ty kim loại màu Minmetals đã dự báo rằng thâm hụt tinh quặng đồng dự kiến sẽ lên tới hơn một triệu tấn vào năm tới.
Trong một diễn biến khác, giá quặng sắt để mất mốc 100 USD sau khi giảm hơn 2%, đóng cửa tại mức 98,27 USD/tấn. Trong khi triển vọng nhu cầu vẫn chìm trong gam màu xám, nguồn cung quặng sắt lại có nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực, điều này đã làm gia tăng lực bán mặt hàng trong phiên hôm qua.
Các nhà phân tích của ANZ cho biết các lô hàng từ nhà cảng Port Hedland của Australia, cảng xuất khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới, đạt tổng cộng 45,6 triệu tấn vào tháng 10, đưa tổng sản lượng xuất khẩu của năm nay lên mức cao nhất trong cùng kỳ trong bốn năm qua. ANZ cũng cho biết Chính phủ Australia dự kiến sẽ tăng xuất khẩu thêm 1,9% lên 908 triệu tấn vào năm 2024.
Theo MXV, sắc đỏ tiếp tục đeo bám trên thị trường kim loại do sức ép vĩ mô. Đối với kim loại quý, giá bạc giảm 0,31% về gần 31 USD/oz. Giá bạch kim cũng nối dài đà giảm sang phiên thứ tư liên tiếp khi giảm 0,5%, đưa giá giao dịch về mức 943,5 USD/oz, tiếp tục duy trì ở vùng thấp nhất hai tháng.
Xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao trong tháng 9/2024, với mức tăng 54% so với cùng kỳ năm 2023. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác đạt hơn 228 triệu USD, tăng 67%.
Giá cà phê ngày 14/11 dao động trong khoảng 111.100 - 111.400 đồng/kg, tăng từ 300 - 500 đồng/kg so với hôm qua. Hiện giá cà phê trong nước đang cao gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Dựa vào diễn biến của giá xăng dầu thế giới, một số doanh nghiệp xăng dầu nhận định, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày 14/11 có thể được điều chỉnh giảm.
Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt 6,16 tỷ USD, tăng 27,8% so với tháng trước. Kết quả xuất khẩu nêu trên cũng là mức kỷ lục mà ngành hàng rau quả đạt được từ trước đến nay. Đáng chú ý, sầu riêng là loại trái cây mang lại những kết quả xuất khẩu đầy bất ngờ.
Hiện cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu tới trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Giá cà phê trong nước tuần qua thêm trung bình 1.000 đồng/kg, hiện đang giao dịch trong khoảng 107.000 - 107.700 đồng/kg.
Xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng với tốc độ nhanh nhất vào tháng 10, trước thềm bầu cử Mỹ. Các nhà máy gấp rút đưa hàng tồn kho ra các thị trường lớn để ứng phó với khả năng Mỹ và Liên minh châu Âu áp thêm thuế. Mối đe dọa về một cuộc chiến thương mại hai mặt trận hiện đang hiện rõ hơn bao giờ hết sau chiến thắng của Donald Trump.
Giá bạc phục hồi từ mức thấp nhất hai tuần nhờ tăng 0,51% lên 32,78 USD/oz. Giá bạch kim lấy lại mốc 1.000 USD/oz sau khi tăng 1,64%, chốt phiên tại mức 1.006,7 USD/oz.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?