Giá dầu Brent ghi nhận mức tăng 1,29%, đạt 80,8 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu WTI cũng đi lên 1,71%, đạt 77,9 USD/thùng.
Khép lại tuần giao dịch vừa qua, giá dầu thế giới tăng hơn 1%, đánh dấu tuần thứ tư tăng liên tiếp. Yếu tố chính hỗ trợ đà tăng của giá dầu là từ lo ngại dòng chảy dầu Nga bị thu hẹp và dữ liệu kinh tế tích cực tại Trung Quốc và Mỹ.
Cụ thể, giá dầu Brent ghi nhận mức tăng 1,29%, đạt 80,8 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu WTI cũng đi lên 1,71%, đạt 77,9 USD/thùng.
Ngày 10/1, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố lệnh trừng phạt mới nhằm vào hai tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga là Gazprom Neft và Surgutneftegas, 183 tàu lớn thuộc “đội tàu bóng đêm” chuyên xuất khẩu dầu Nga, và các mạng lưới kinh doanh dầu liên quan. Mỹ cũng dỡ bỏ lệnh miễn trừ trừng phạt đối với hoạt động trung gian liên quan đến thanh toán năng lượng tại các ngân hàng Nga. Như vậy, mọi công đoạn trong chuỗi sản xuất và cung ứng dầu Nga đều bị trừng phạt, khiến các nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc và Ấn Độ phải đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung thay thế và giá dầu đã “tăng nhiệt” mạnh trước thông tin này.
Cuối tuần qua, ngày 17/1, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc ngày 17/1 cho biết năm ngoái, GDP nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng 5%. Tốc độ này vượt dự báo của giới phân tích là 4,9% và đạt mục tiêu của giới chức Trung Quốc tăng trưởng quanh 5%. Sau khi dữ liệu này công bố, thị trường dầu đã được “tiếp sức” nhờ kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc sẽ tăng trong thời gian tới.
Về phía Mỹ, lạm phát đang dần hạ nhiệt. Chỉ số giá sản xuất (PPI) của nước này trong tháng 12 tăng 0,2% so với tháng 11, thấp hơn dự đoán 0,3% của các nhà kinh tế. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 12 tăng 0,4% so với tháng 11, tăng ít hơn dự kiến và phù hợp với ước tính trước đó.
Ngoài ra, giá dầu còn được hưởng lợi từ việc tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 10/1 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2022, đạt 412,7 triệu thùng, nhờ việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Ở chiều ngược lại, rủi ro gián đoạn dòng chảy dầu tại Trung Đông đã giảm bớt, đồng thời cản đà tăng giá của các mặt hàng dầu. Theo đó, hôm thứ Sáu (17/1), Nội các An ninh Israel đã thông qua thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza giữa Israel và Hamas, tổ chức vũ trang được Iran hậu thuẫn. Động thái này có thể khiến Houthi (Yemen), lực lượng được chính quyền Tehran ủng hộ, đình chỉ những cuộc tấn công nhắm vào các tàu hàng hàng đi qua Biển Đỏ.
Thêm vào đó, báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn (STEO) của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo giá dầu trong 2 năm tới sẽ chịu sức ép lớn từ việc tăng trưởng sản lượng nguồn cung vượt quá nhu cầu tổng thể, từ đây ghìm lại đà đi lên của giá.
Không chỉ vậy, giá dầu còn chịu áp lực từ sản lượng lọc dầu tại Trung Quốc trong năm 2024 giảm 1,6% so với năm 2023, đạt 708,43 triệu tấn, tương đương 14,1 triệu thùng/ngày. Nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển của lĩnh vực xe điện đã thu hẹp nhu cầu tiêu thụ xăng, trong khi khủng hoảng bất động sản kéo dài khiến nhu cầu đối với dầu diesel suy yếu.
Thị trường nông sản chìm trong sắc đỏ khi giá các mặt hàng đồng loạt giảm. Đáng chú ý, giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp sau khi đánh mất thêm 2,28% trong phiên hôm qua, đóng cửa ở mức 1.019 cents/giạ (374,4 USD/tấn).
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/4). Đáng chú ý, sau phiên phục hồi hôm thứ 4 (9/4), giá dầu đột ngột quay đầu giảm mạnh hơn 3%.
Giá các loại xăng dầu trong nước trong kỳ điều chỉnh lần này đồng loạt giảm sâu, với mức giảm 1.124 - 1.712 đồng/lít,kg. Giá xăng E5RON92 xuống dưới mức 19.000 đồng/lít.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam trong quý I/2025 ước tính tăng trưởng mạnh mẽ 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất so với quý 1 của các năm trong giai đoạn 2020-2025
Ngày 5/4, Hải quan Mỹ bắt đầu thu mức thuế 10% mà Tổng thống Donald Trump áp với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong khi mức thuế cao hơn với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn sẽ được triển khai từ tuần tới.
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phản ứng mạnh mẽ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế đối ứng. Bảng giá tràn ngập sắc đỏ, lực bán áp đảo đẩy chỉ số MXV-Index rơi 3% xuống 2.261 điểm. Chỉ sau một phiên neo trên vùng 2.300 điểm, sự kiện này đã đẩy chỉ số giá hàng hóa đã lao về mốc thấp nhất kể từ đầu tháng 3.
Từ 15h hôm nay (3/4), giá xăng dầu đồng loạt tăng, trong đó tăng mạnh nhất là xăng RON 95 với mức gần 500 đồng/lít. Đây là lần thứ 3 liên tiếp, giá xăng dầu tăng.
Giá cà phê trong nước hôm nay đồng loạt tăng ở tất cả các địa phương, giao dịch trong khoảng 132.300 - 133.600 đồng/kg. Việc Mỹ dự kiến áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam thì ngành cà phê Việt Nam chắc chắn sẽ có ảnh hưởng. Mỹ là thị trường nhập khẩu cà phê lớn thứ 5 của Việt Nam trong năm qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chiều 2/4 (giờ địa phương) đã công bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và mức thuế quan cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 914⁄QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc.
Quý I/2025 đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của ngành nông, lâm, thủy sản (NLTS) Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kết quả đáng khích lệ, phản ánh nỗ lực của ngành trong việc mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và tận dụng các cơ hội từ hội nhập quốc tế.
Từ 31/3/2025, một số mặt hàng như ô tô, gỗ, Ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry, nho khô... sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Giá dầu Brent đã tăng lên mốc 73,63 USD/thùng, tương ứng tăng 2,04%; giá dầu WTI cũng đã tăng 1,58% trong tuần này; kết phiên ở mốc giá 69,36 USD/thùng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?