Giá cà phê và hồ tiêu ngày 31/8: Cà phê tiếp tục giảm, hồ tiêu xuất khẩu tăng
Giá cà phê ngày 31/8
Giá cà phê hôm nay 31/8 trong khoảng 47.900 - 48.500 đồng/kg. Thị trường cà phê tiếp tục giảm khi phản ứng tiêu cực trước cảnh báo thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed.
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng), cà phê được thu mua với mức 47.900 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 48.500 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 48.400 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 48.400 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 48.300 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 48.400 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 48.300 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 48.400 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước hôm nay tiếp tục giảm nhẹ so với cùng thời điểm sáng hôm qua.
Thị trường cà phê tiếp tục giảm khi phản ứng tiêu cực trước cảnh báo thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed. Ảnh minh hoạ. |
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 giảm 21 USD/tấn ở mức 2.260 USD/tấn, giao tháng 11/2022 giảm 18 USD/tấn ở mức 2.261 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 giảm 1,35 cent/lb, ở mức 239,15 cent/lb, giao tháng 12/2022 giảm 1,4 cent/lb, ở mức 235,2 cent/lb.
Trở lại sau kỳ nghỉ lễ, giá cà phê Robusta tiếp tục giảm trong bối cảnh thị trường phản ứng tiêu cực trước cảnh báo thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed. Chứng khoán Mỹ, dầu thô, vàng và cả các sàn nông sản đều giảm giá. Việc điều chỉnh giảm giá cũng là điều được dự báo trước khi cả 2 sàn đã vào vùng quá mua tuần trước.
Với thị trường trong nước đã tăng lên đáng kể theo đà tăng của Robusta thời gian qua. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2022 tăng 14,7% so với cùng kỳ, đạt 1,2 triệu tấn, tương đương với 20 triệu bao (loại 60kg). Doanh thu xuất khẩu cà phê trong giai đoạn này đã tăng 39,6%, lên 2,8 tỷ USD. Với đà tăng như hiện nay, mục tiêu xuất khẩu 3 tỷ USD năm nay đã đạt được sớm.
Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) giá cà phê xuất khẩu trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục đi lên vì nguồn cung trong dân đã cạn, các doanh nghiệp chỉ còn chưa đến 500.000 tấn cho xuất khẩu. Đến tháng 11 - 12 mới có thể thu hoạch cà phê niên vụ 2022 - 2023. Nếu giá cà phê xuất khẩu giữ nguyên ở mức cao thì cả năm 2022 ngành cà phê vẫn có thể thiết lập được mốc kim ngạch kỷ lục 4 tỷ USD.
Dự báo, ngành cà phê năm 2022 sẽ tăng trưởng 30 - 40% vì cả thế giới đang thích ứng với Covid-19, nhu cầu lớn trong khi nguồn cung giảm. Giá xuất khẩu cà phê có thể cán mốc 2.400 - 2.600 USD/tấn trong năm 2022 và đà tăng có thể kéo dài sang năm 2023.
Giá hồ tiêu ngày 31/8
Hiện giá tiêu tại Bà Rịa Vũng Tàu đang được thương lái thu mua ở mức 70.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 67.500 đồng/kg.
Tại Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 66.500 đồng/kg.
Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 68.500 đồng/kg.
Tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 67.500 đồng/kg.
Các chuyên gia nhận định, giá tiêu thế giới trong thời gian tới có thể đi ngang hoặc giảm nhẹ, trong khi nhu cầu tiêu thụ toàn cầu bị chậm lại. Thời điểm hiện tại, giá hạt tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay.
Doanh nghiệp đã dự trữ đủ lượng hàng để sản xuất và xuất khẩu nên lực mua chậm và yếu hơn so với diễn biến của thị trường.
Thời điểm hiện tại, giá hạt tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay. Ảnh minh hoạ. |
Theo Hiệp hội Hạt tiêu quốc tế (IPC), lượng hàng trong kho ở các quốc gia tiêu thụ vẫn còn đáp ứng đủ nhu cầu, do đó, giá hạt tiêu toàn cầu trong những tháng qua và hiện nay không cho thấy sự dao động lớn mặc dù sản lượng được dự báo tiếp tục giảm 3% trong năm 2022, chủ yếu giảm từ Việt Nam và Ấn Độ.
Doanh nghiệp xuất khẩu tiêu đánh giá, lượng hàng tồn hiện tại ước khoảng 80.000 - 100.000 tấn. Đây là khối lượng tương đối cao trong bối cảnh xuất khẩu các tháng đầu năm suy giảm. Nguyên nhân xuất khẩu suy giảm do tình hình lạm phát toàn cầu, Trung Quốc kiên trì chính sách "Zero Covid" và cuộc xung đột Nga-Ukraine chưa có hồi kết.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, dự kiến tháng 8/2022, xuất khẩu tiêu của Việt Nam đạt16.500 tấn thu về 66 triệu USD. Lũy tiến 8 tháng, Việt Nam xuất khẩu được 162.000 tấn, kim ngạch đạt 739 triệu USD, so cùng kỳ lượng xuất khẩu giảm 19% nhưng kim ngạch tăng 11,1%.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết đã xây dựng đề án truyền thông quốc tế phát triển thị trường bền vững ngành hồ tiêu và gia vị Việt Nam giai đoạn 2022-2025 tại Hoa Kỳ, EU và Trung Đông. Theo đó, sẽ giới thiệu về ngành công nghiệp chế biến hồ tiêu và gia vị Việt Nam trên các tạp chí chuyên ngành tại các thị trường mục tiêu; xây dựng hình ảnh ngành gia vị Việt Nam để sử dụng trên các kênh truyền thông số, mạng xã hội quốc tế…