Giá cà phê ngày 19/12

Giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm đi ngang so với cùng thời điểm sáng hôm qua.

Cụ thể: Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.800 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.600 đồng/kg.

Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.500 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.500 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.400 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.500 đồng/kg (Chư Prông).

Ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.400 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.400 đồng/kg.

Ở thị trường trong nước, tháng 11 là giai đoạn khu vực Tây Nguyên thu hái cà phê với tổng diện tích cà phê tại khoảng 540.000 ha và sản lượng dự kiến 1,6 triệu tấn.

Giá cà phê và hồ tiêu ngày 19/12: Cà phê đi ngang, hồ tiêu tăng nhẹ

Hiện nay, nông dân các tỉnh Tây Nguyên đã thu hoạch được 40% diện tích cà phê, tuy nhiên họ đang phải đối mặt với tình trạng thời tiết không thuận lợi, cùng với việc thiếu lao động do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến việc thu hoạch và phơi sấy cà phê niên vụ mới 2021/2022. Điều này góp phần đẩy ra giá cá phê tiếp tục tăng mặc dù vẫn đang thời gian thu hoạch.

Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 11 đạt 78 nghìn tấn, trị giá 181 triệu USD, giảm 21,4% về lượng và giảm 16,5% về trị giá so với tháng 10/2021; so với tháng 11/2020 giảm 6,9% về lượng, nhưng tăng 12,6% về trị giá.

Tính chung 11 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 1,36 triệu tấn, trị giá 2,63 tỷ USD, giảm 4,4% về lượng, nhưng tăng 5,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Về chủng loại, lượng xuất khẩu cà phê robusta, arabica, cà phê chế biến tăng, nhưng xuất khẩu cà phê excelsa giảm. Tính chung 10 tháng năm 2021, xuất khẩu tất cả các chủng loại cà phê giảm, ngoại trừ cà phê chế biến.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 tăng 8 USD/tấn ở mức 2.439 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 34 USD/tấn ở mức 2.333 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 giảm 2,1 cent/lb, ở mức 234,75 cent/lb, giao tháng 3/2022 giảm 2,15 cent/lb, ở mức 234,85 cent/lb.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dự báo giá cà phê sẽ tiếp tục tăng, ít nhất cho đến quý I/2022. Hiệp hội Cà phê Brazil và Colombia khẳng định nguồn cung không thiếu, nhưng khó khăn trong khâu vận chuyển khiến nguồn cung bị hạn chế.

Trong tuần, Bộ Nông nghiệp Brazil đưa ra ước tính sản lượng cà phê Arabica điều chỉnh tăng không nhiều, nhưng cũng chứng tỏ thiệt hại vì khô hạn kéo dài từ đầu năm và nhất là các đợt sương giá hồi tháng 7 không “quá nặng nề” như nhiều đánh giá trước đó, điều này kéo giá Arabica giảm liên tiếp mấy phiên. Cùng với đó việc cân đối, thanh lý vị thế đầu cơ trước ngày hết hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 11 tại London cũng ảnh hưởng đến giá cà phê trong tuần.

Tổng hợp tuần, giá cà phê Robusta giao tháng 1/2022 tăng 63 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 42 USD/tấn, cấu trúc giá đảo nghịch được nới rộng; giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 tăng 2,15 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 2,5 cent/lb.

Giá hồ tiêu ngày 19/12

So với đầu tuần, giá tiêu giảm trung bình 1.500 đồng/kg tại các địa phương, còn so với đầu tháng mất đến 3.500 đồng/kg. Hiện giá hồ tiêu đang dao động trong khoảng 79.500 - 82.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức mức 79.500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 79.500 đồng/kg.

Tại Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 80.500 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 81.000 đồng/kg.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất ở mức 82.000 đồng/kg.

Giá cà phê và hồ tiêu ngày 19/12: Cà phê đi ngang, hồ tiêu tăng nhẹ

Giá hồ tiêu hôm nay 19/12/2021 ghi nhận đi ngang so với cùng thời điểm sáng qua. Thị trường trong nước sau 2 ngày suy giảm liên tiếp giữa tuần đang chững lại. So với đầu tuần, giá tiêu giảm trung bình 1.500 đồng/kg tại các địa phương, còn so với đầu tháng mất đến 3.500 đồng/kg. Hiện giá hồ tiêu đang dao động trong khoảng 79.500 - 82.000 đồng/kg.

Trong khi đó giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam chỉ điều chỉnh giảm 1 lần 100 USD/tấn vào cuối tuần trước, còn vẫn giữ ổn định trong khoảng thời gian dài bất chấp thị trường trong nước liên tục lao dốc.

Ngoài những nguyên nhân đã nêu về việc các "ông lớn" đủ hàng và nguồn tiền cũng đã cạn kiệt, thương nhân Trung Quốc hạn chế mua. Một số đầu cơ chốt lời để chuyển sang gom cà phê, khiến giá tiêu giảm từ tháng 11/2021 đến nay.

Thời điểm cuối năm 2021, thông tin vụ tiêu Đắk Nông bắt đầu thu hái tiếp tục đẩy giá giảm sâu hơn. Có thể nói thị trường nông sản thường chịu nhiều áp lực từ thị trường tài chính - tiền tệ toàn cầu, trừ hồ tiêu Việt Nam.

Về diễn biến giá tiêu có thể còn hạ tới đâu, giới quan sát cho rằng còn tùy thuộc lượng bán của nông dân Đắk Nông với vụ mới.

Theo VPA, dự kiến năm 2021, cả nước xuất khẩu trên dưới 260.000 tấn hồ tiêu với kim ngạch xuất khẩu trên dưới 950 triệu USD.

Tính đến hết tháng 11, Việt Nam đã xuất khẩu được 245.975 tấn, đạt 867,2 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2020, lượng xuất khẩu giảm 7% tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu tăng 43,8%.

Từ tháng 3, giá hồ tiêu đã bắt đầu phục hồi do lượng cung giảm mạnh. Hiện nay, giá hồ tiêu trong nước dao động ở mức trên dưới 82.000 đồng/kg.

Năm 2021, xuất khẩu vào thị trường châu Mỹ tăng 9,3%, trong đó Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam đạt 55.602 tấn, tăng 9,6% so cùng kỳ.

Tại châu Âu, nhập khẩu tăng 4,9%, đứng đầu là các thị trường Đức: 11.228 tấn, tăng 9,5%; Hà Lan 9.356 tấn, tăng 34%; Anh: 5.506 tấn, tăng 9,3%, Pháp: 5.018 tấn, tăng 30%… Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vững vị trí thống trị ngành hồ tiêu toàn cầu.

Định hướng phát triển của ngành hồ tiêu trong thời gian tới, VPA khuyến cáo không mở rộng diện tích trồng tiêu mới; chuyển đổi, trồng xen canh các loại cây khác nhằm hạn chế rủi ro khi giá xuống thấp.

Xây dựng vùng trồng tiêu hữu cơ bền vững, áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất Global Gap, Viet Gap, IPC Gap. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm phải được tiếp tục đẩy mạnh bằng nhiều giải pháp.

Ngoài ra, cần đa dạng hóa sản phẩm hồ tiêu chế biến chất lượng cao như tinh dầu tiêu, tiêu đỏ, tiêu xay bột, các sản phẩm gia vị từ tiêu, tiêu sạch đóng gói xuất thẳng vào hệ thống bán lẻ toàn cầu; tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ hồ tiêu chất lượng cao như châu Âu, Mỹ…