Giá cà phê ngày 16/8

Giá cà phê hôm nay 16/8 trong khoảng 48.500 - 49.000 đồng/kg. Tồn kho đạt chuẩn Arabica tăng trong khi tồn kho đạt chuẩn trên sàn London không được bù đắp. Hiện nguồn cung tại 2 nước sản xuất Robusta hàng đầu là Brazil và Việt Nam rất căng thẳng.

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 48.500 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 49.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 48.900 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 48.900 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 48.800 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 48.900 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 48.800 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 48.900 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước hôm nay đi ngang so với cùng thời điểm sáng hôm qua.

Giá cà phê và hồ tiêu ngày 16/8: Cà phê điều chỉnh nhẹ, hồ tiêu chững lại
Giá cà phê ngày 16/8 trong khoảng 48.500 - 49.000 đồng/kg.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 tăng 4 USD/tấn ở mức 2.256 USD/tấn, giao tháng 11/2022 tăng 4 USD/tấn ở mức 2.265 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 giảm 1,1 cent/lb, ở mức 225,5 cent/lb, giao tháng 12/2022 giảm 0,85 cent/lb, ở mức 221,55 cent/lb.

Trong phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều. Tồn kho đạt chuẩn Arabica tăng đẩy giá giảm nhẹ, trong khi tồn kho đạt chuẩn trên sàn London không được bù đắp. Hiện nguồn cung tại 2 nước sản xuất Robusta hàng đầu là Brazil và Việt Nam rất căng thẳng.

Bên cạnh đó, cuối tuần qua đã có mưa tại vùng trồng cà phê trọng điểm của Brazil, làm vơi bớt đi mối lo khô hạn, do đó giá Arabica giảm nhẹ. Một yếu tố khác cũng hỗ trợ đà tăng giá mạnh mẽ của Robusta trong các phiên vừa qua, là lực mua mạnh của giới đầu cơ để chuẩn bị chuyển tháng kỳ hạn sắp tới.

Hiện hiệu suất kinh doanh trên hai sàn cà phê tăng rất tốt. Tại London tuần trước, giá sàn Robusta tăng 10,72% và Arabica New York tăng 7,75%. Như vậy giá hai sàn cà phê đến hết tuần qua đã lấy lại những gì đã mất để tính từ đầu năm đến nay, sàn Robusta chỉ còn âm 0,79% (-18 USD) và Arabica giảm 0,34% (-0,75 cts/lb).

Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình, giá cà phê nguyên liệu trong nước đang quanh 50 triệu đồng/tấn, là mức cao nhất tính từ 6, 7 năm nay. Lượng mua bán yếu do cuối mùa. Giá cà phê xuất khẩu loại 2 tối đa 5% đen vỡ được chào bán từ mức ngang bằng đến cộng 20 USD/tấn FOB tính trên giá giao dịch tháng 11/22. Như vậy, so với đầu năm 2022, tăng từ 400 - 450 USD/tấn.

Thực tế hiện nay giá xuất khẩu ở mức ngang bằng và cộng thêm đã hạn chế rất nhiều sức mua từ các đơn vị nhập khẩu. Họ càng không thể thu gom để đưa hàng sang đấu giá lên sàn vì ở mức giá này còn phải tính cước tàu, thủ tục, phí làm hàng và phí tài chính. Có lẽ vì vậy mà hàng tồn kho đạt chuẩn Robusta mấy ngày gần đây giảm rất nhanh. Robusta Brazil cũng không thể đưa sang đấu giá do giá Robusta trong nội bộ nước này cũng rất cao.

Giá hồ tiêu ngày 16/8

Giá hồ tiêu ngày 16/8 đang chững lại tại các vùng trồng trọng điểm. Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 71.000 đồng/kg. Tại Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.000 đồng/kg. Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 721.500 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 72.500 đồng/kg. Tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 69.500 đồng/kg.

Như vậy, đà giảm giá tiêu đã chững lại sau 3 phiên giảm liên tiếp. Thị trường hồ tiêu trong nước tiếp tục ảm đạm sau nhiều phiên giảm liên tiếp. Trên thị trường xuất khẩu, xuất khẩu tiêu từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tuy đã tăng trở lại nhưng vẫn còn “bấp bênh”. Chính phủ Trung Quốc hiện vẫn đang duy trì chính sách Zero Covid và áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát hàng hóa và phương tiện nhằm phòng, chống dịch tại các cửa khẩu biên giới.

Giá cà phê và hồ tiêu ngày 16/8: Cà phê điều chỉnh nhẹ, hồ tiêu chững lại
Giá hồ tiêu ngày 16/8 đang chững lại tại các vùng trồng trọng điểm.

Các hoạt động giao thương có nhiều hạn chế và vẫn chưa thể trở lại trạng thái bình thường. Điều đáng quan ngại là hiện nay phần lớn hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn đi theo đường tiểu ngạch vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các chuyên gia cho rằng, để xuất khẩu hồ tiêu bền vững vào thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp cần có chiến lược bài bản và sớm chuyển dần sang xuất khẩu chính ngạch.

Hiện các thương lái Việt Nam đang lùng sục mua tiêu Campuchia, Indonesia và Brazil...phục vụ cho xuất khẩu do nguồn cung trong nước rất hạn chế. Ước tính trong năm 2022 Việt Nam sẽ nhập khẩu 40.000_50.000 tấn tiêu từ 3 nước Brazil, Campuchia và Indonesia, sang năm 2023 có thể cần nhập khẩu nhiều hơn từ 3 nước này... ước tính cần khoảng 60.000 - 70.000 tấn để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, do sản lượng trong nước giảm sút. Theo báo cáo, ước lượng sản lượng hạt tiêu Việt Nam năm 2022 chỉ đạt khoảng 162.000 - 175.000 tấn, giảm 10% - 15% so với năm trước đó.

Theo dự báo, sản lượng sang năm 2023 sẽ còn giảm tiếp do dịch bệnh và thời tiết không thuận lợi, khả năng chỉ đạt khoảng 140.000 tấn. Nguyên nhân do nhiều vườn tiêu tại các tỉnh trọng điểm đang bị nhiễm sâu bệnh và chết do canh tác sai phương pháp, bón phân, thuốc quá liều lượng, kích thích tăng năng suất. Đồng thời giá tiêu xuống thấp giai đoạn 2019-2020 nên người dân không chăm sóc dẫn tới vườn tiêu bị kiệt quệ và bị xóa sổ, chi phí vật tư đầu vào tăng cao (phân bón, thuốc, nhân công, xăng dầu...).