Giá cà phê ngày 12/1

Tại các vùng trồng trọng điểm tăng nhẹ so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Hiện giá cà phê đang giao dịch trong khoảng 39.500 - 40.300 đồng/kg.

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.500 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.300 đồng/kg.

Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.000 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.200 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.100 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.300 đồng/kg (Chư Prông).

Ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.200 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.200 đồng/kg.

Giá cà phê và hồ tiêu ngày 12/1: Giá cà phê tăng trở lại, hồ tiêu ổn định

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 tăng 8 USD/tấn ở mức 2.268 USD/tấn, giao tháng 5/2022 tăng 5 USD/tấn ở mức 2.216 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 tăng 2,15 cent/lb ở mức 237,05 cent/lb, giao tháng 5/2022 tăng 2,05 cent/lb ở mức 237 cent/lb.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sự gia tăng mạnh về giá được thúc đẩy bởi xu hướng đi lên của giá hàng hóa và sự gián đoạn chuỗi cung ứng sau khi các khu vực trồng cà phê của Brazil, nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Brazil sản xuất tới 60 triệu kg cà phê mỗi năm, nhưng điều kiện thời tiết khắc nghiệt khiến nước này mất khoảng 20% tổng sản lượng cà phê, tạo ra sự thiếu hụt trên thị trường toàn cầu, đẩy giá cà phê arabica lên mức cao nhất trong gần 7 năm qua.

Tồn kho của sàn robusta London tiếp tục giảm xuống còn 97.160 tấn so với tuần trước là 98.720 tấn. Trong thời gian này, hàng đi từ Đông Á và Đông Nam Á thường rất nhiều vào trước Tết Âm lịch. Lại gặp lúc các nước Âu Mỹ bắt đầu năm mới, khách hàng tại đó đang cần lấp các khoảng trống trong kho.

Hàng cà phê vụ mới của Việt Nam đang lúc càng ra nhiều với thời tiết kỳ thu hoạch khá thuận lợi, gặp ngay thời điểm trước Tết Nhâm Dần, dù lượng container không đến nỗi bị thắt chặt như trước đây, nhưng người mua và các nhà nhập khẩu đều hết sức “đủng đỉnh” vì muốn chờ cước vận tải về một mức hợp lý.

Phân tích xu hướng giá thị trường, giới phân tích nhận định, sàn robusta sẽ khẳng định hướng lên rõ ràng khi dứt khoát thoát lên trên 2.323/2.324 (MA20). Nếu đóng cửa đạt được các mức này ngay từ đầu tuần, giá sàn này có khả năng lên đến 2.377/2.378. Nếu vì một lý do nào đó mà về dưới 2.300, chỉ cần lưu ý nút chặn 2.247 cực kỳ quan trọng. Nếu mất nó, các yếu tố tích cực sẽ bị hóa giải.

Tại các phiên đầu tuần, điều đáng lo là báo cáo vị thế kinh doanh của các quỹ đầu tư tài chính đang giữ lượng lớn với 49.673 hợp đồng dư mua. Dù họ đã thanh lý một ít, nhưng tâm lý “con số lớn” vẫn còn ảnh hưởng ít nhiều. Tuy nhiên, như đã nói, nếu mất 2.247 thì London có thể bị bán thanh lý nhiều hơn.

Giá hồ tiêu ngày 12/1

Mặt hàng hồ tiêu ghi nhận giữ ổn định tại các tỉnh Tây Nguyên, giảm 500 đồng/kg ở Đông Nam Bộ so với cùng thời điểm hôm qua. Hiện tại, các địa phương đang giao dịch trong khoảng 76.000 - 78.500 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 76.500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 76.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Tại Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 77.500 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 77.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất ở mức 78.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Giá cà phê và hồ tiêu ngày 12/1: Giá cà phê tăng trở lại, hồ tiêu ổn định

Báo cáo về tuần đầu tiên của năm 2022 (3 - 7/1/2022), Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, tại khu vực Nam Á, giá hồ tiêu Ấn Độ xu hướng giảm. Tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 4%, từ 7.012 xuống 6.747 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi giảm tương ứng 4%, từ 7.280 xuống 7.015 USD/tấn.

Tuần đầu tiên năm 2022, dù theo ghi nhận tại các địa phương giá giảm 2.000 - 2.500 đồng/kg, nhưng VPA nhận định, giá tiêu nội địa Việt Nam tăng. Trong khi đó giá tiêu trắng của Việt Nam giao dịch trên thị trường quốc tế theo chiều ngược lại.

Cụ thể, giá tiêu đen trong nước tăng 1%, từ 3.464 USD/tấn lên 3.488 USD/tấn; tiêu trắng nội địa tăng 1%, từ 5.205 lên 5.238 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh trong khoảng 4.200 USD/tấn lên 4.218 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 1%, từ mức 6.260 USD/tấn xuống 6.200 USD/tấn.

Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, xuất khẩu hồ tiêu của Campuchia trong 11 tháng năm 2021 đạt 27.730 tấn, tăng 456,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tiêu của nước này bao gồm cả hồ tiêu gắn chỉ dẫn địa lý (GI) mang nhãn hiệu Kampot và các giống tiêu không gắn GI.

Trong đó, Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nhất với 26.887 tấn, tiếp theo là Đức (497 tấn) và Thái Lan (180 tấn). Một lượng nhỏ hơn đã được xuất khẩu sang hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

Nghiên cứu của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho thấy, dù nông dân trồng hồ tiêu của Campuchia ít thâm canh so với nông dân Việt Nam, nhưng năng suất của họ luôn đứng đầu khu vực với 6,4 tấn/ha, còn năng suất trồng tiêu của Việt Nam chỉ bằng một nửa.

Khoảng 95% lượng hồ tiêu thu hoạch mỗi năm của Campuchia dành cho xuất khẩu, và 2 nước đang mua hồ tiêu của họ nhiều nhất là Việt Nam và Thái Lan.

Trong trung và dài hạn, ngành hồ tiêu Campuchia sẽ có những bước phát triển vượt bậc nhờ khả năng mở rộng diện tích, năng suất cao và quan trọng hơn là quốc gia này có đủ điều kiện sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ.

GS-TS Võ Tòng Xuân - chuyên gia nông nghiệp phân tích: Do hồ tiêu tại Campuchia phát triển sau Việt Nam nên nông dân tại đây học hỏi, đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong quy trình chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản sản phẩm; sâu bệnh hại không nhiều, do đó cũng hạn chế được việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học.

Cũng vì vậy mà nhiều khách hàng sẵn sàng mua tiêu của Campuchia với giá cao, đắt gấp 2-3 lần so với hạt tiêu Việt Nam.

Tín hiệu vui là với những nông dân nhiều năm gắn bó với cây tiêu, họ nhận ra rằng không thể "ăn xổi" mãi được nữa. Nhiều nơi bà con đã chú trọng chăm sóc vườn tiêu theo hướng an toàn, bền vững thông qua hình thức liên kết với một số doanh nghiệp xuất khẩu.