Giá cà phê ngày 11/8

Giá cà phê trên cả hai sàn robusta và arabica đều được hỗ trợ bởi thông tin tồn kho cà phê đạt chuẩn 2 sàn tiếp tục giảm. Tính tới ngày 8/8, tồn kho robusta đạt chuẩn sàn London giảm 2.15% so với tuần trước còn 100.090 tấn, giảm tuần thứ 3 liên tiếp. Trong khi, tồn kho cà phê arabica đạt chuẩn sàn ICE tiếp tục giảm, đạt mức 610.159 nghìn bao vào ngày 9/8.

Theo phân của các chuyên gia, giá cà phê robusta tiếp tục kiểm định lại mức kháng cự 2.100 lần thứ 2 liên tiếp và về kỹ thuật cho tín hiệu động lượng tăng giá vẫn còn. Tuy nhiên giá đang rơi vào vùng quá mua khi đã tăng liên tục nhiều phiên, có thể xuất hiện lực bán kỹ thuật điều chỉnh. Dự kiến giá sẽ kiểm định lại mốc 2100, nếu thành công có thể giằng co tiếp trong vùng kháng cự 2100-2130, ngược lại vùng 203x-206x là vùng hỗ trợ gần cho robusta.

Giá cà phê arabica đang được hỗ trợ đà tăng bởi cả yếu tố tiền tệ và thông tin cung cầu, thời tiết. Giá cà phê arabica tiếp tục được hỗ trợ bởi thông tin khô hạn ở vùng Minas Gerais, Brazil đã không có mưa trong cả tuần qua làm dấy lên lo ngại về khô hạn dẫn tới sương giá. Thị trường vẫn đang tiếp tục quan sát kỹ tình hình thời tiết Brazil giai đoạn này.

Tỷ giá đồng Real và USD đang hỗ trợ đà tăng giá của cà phê arabica. Giá cà phê arabica dự kiến sẽ đi ngang tích lũy giằng co ở vùng giá 200-225. Vùng hỗ trợ để mua mới an toàn là 203-205.

Chốt phiên giao dịch ngày 10/8, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 50 USD (2,39%), giao dịch tại 2.145 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng 49 USD (2,33%), giao dịch tại 2.149 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình. Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 7,7 Cent (3,62%), giao dịch tại 220,45 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 6,65 Cent/lb (3,18%), giao dịch tại 215,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Giá cà phê và hồ tiêu ngày 11/8: Cà phê tăng mạnh, hồ tiêu nhích nhẹ

Số liệu mới nhất từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy chỉ số năng lượng trong tháng 7/2022 đã tăng 32,9% hàng năm, thấp hơn mức 41,6% trong tháng 6/2022. Chỉ số lương thực đã tăng lên mức 10,9%, so với mức 10,4% trong tháng 6/2022. Giá hàng tạp hóa được phản ánh trong chỉ số thực phẩm tại nhà đã tăng lên 13,1% hàng năm, tăng gần một điểm phần trăm so với mức 12,2% của tháng trước.

Lạm phát cơ bản trong tháng 7/2022, bao gồm tất cả hàng hóa trừ các loại thực phẩm và năng lượng đặc biệt dễ bay hơi, vẫn ở mức 5,9% nhưng các nhà phân tích cho rằng là một báo hiệu tốt cho nền kinh tế Mỹ nói chung và có thể dẫn tới một sự thay đổi cơ bản trong quỹ đạo của lạm phát. Tuy nhiên, biến động giá thực phẩm và năng lượng là những yếu tố mà người tiêu dùng cảm nhận trực tiếp nhất và các nhà kinh tế Mỹ đặc biệt chú ý đến giá thực phẩm.

Fed đã tăng lãi suất kể từ tháng 3/2022 trong nỗ lực kiềm chế lạm phát mà ngân hàng trung ương và Bộ Tài chính ban đầu đã mô tả là "tạm thời". Đầu năm nay, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Yellen cho biết đã sai về đặc điểm của lạm phát, vốn đã được chứng minh là một vấn đề quan trọng hơn nhiều sau khi khu vực tư nhân toàn cầu đóng cửa do đại dịch gây ra.

Thị trường chứng khoán phản ứng tích cực với tin tức về việc giảm giá. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát từ công ty bảo hiểm Prudential công bố hôm qua (10/8) cho thấy người tiêu dùng tại Mỹ vẫn lo lắng về sự suy thoái trong nền kinh tế, khi Fed tiếp tục tăng lãi suất để kéo giãn sức mua của đồng USD.

Giá hồ tiêu ngày 11/8

Giá tiêu hôm nay duy trì ổn định tại các địa phương. Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.000 đồng/kg. Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 73.000 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 74.000 đồng/kg.

Tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 71.000 đồng/kg; tại Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 73.000 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu trong nước hôm nay duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh giảm, Trong hơn 1 tháng qua, giá tiêu liên tục biến động trái chiều. Cụ thể, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm vào trung tuần tháng 7, giá tiêu trong nước đã bất ngờ đảo chiều và tăng khá mạnh trở lại. Trong hơn 2 tuần tính từ ngày 22/7 đến 7/8, giá tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ đã tăng 6 – 7,5% (tương ứng 4.000 – 5.000 đồng/kg) lên mức 71.500 – 74.000 đồng/kg.

Sự phục hồi này diễn ra sau khi một số đại lý tăng cường thu mua trở lại với kỳ vọng xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tốt dần lên trong những tháng cuối năm và các nhà nhập khẩu tăng cường mua vào trong quý III để phục vụ nhu cầu trong các dịp Lễ Tết cuối năm.

Giá cà phê và hồ tiêu ngày 11/8: Cà phê tăng mạnh, hồ tiêu nhích nhẹ

Diễn đàn những người làm hồ tiêu dự báo, hiện nguồn cung tiêu tại nhiều quốc gia đã cạn kiệt. Từ đầu năm đến nay khách Âu, Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore... vẫn tăng mạnh mua tiêu từ Việt Nam vì hàng tồn ở các nước này đã giảm xuống mức nguy hiểm.

Theo thống kê sơ bộ của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 7 tháng đầu năm nay Việt Nam xuất khẩu tiêu đạt 148.003, thu về 661 triệu USD, so với cùng kỳ lượng xuất khẩu giảm 18,8%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu 7 tháng tăng 11,7% so với cùng kỳ 2021.

Riêng tháng 7/2022 lượng xuất khẩu hạt tiêu đạt 22.450 tấn với giá trị đạt 92,2 triệu USD giảm mạnh so với tháng trước do nguồn cung thắt chặt và khan hiếm. Một số hợp đồng đến hạn giao hàng buộc phải giãn lùi lại tháng sau.

Trong khi đó, sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2022 đạt 175.000 tấn, giảm 10% so với 2021. Nguyên nhân do nhiều vườn tiêu tại các tỉnh trọng điểm đang bị nhiễm sâu bệnh và chết do canh tác sai phương pháp, bón phân, thuốc quá liều lượng, kích thích tăng năng suất. Đồng thời giá tiêu xuống thấp giai đoạn 2019-2020 nên người dân không chăm sóc dẫn tới vườn tiêu bị kiệt quệ và bị xóa sổ, chi phí vật tư đầu vào tăng cao.