Giá cà phê ngày 10/11

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê ngày 10/11 được thu mua với mức 40.300 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.200 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.100 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.100 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.000 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.100 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.000 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.000 đồng/kg.

Giá cà phê và hồ tiêu ngay 10/11: Thị trường tăng nhẹ
Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm tăng 600 - 800 đồng/kg so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Ảnh minh họa

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 tăng 60 USD/tấn ở mức 2.226 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 45 USD/tấn ở mức 2.163 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 tăng 6,25 cent/lb ở mức 205,9 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 6,2 cent/lb ở mức 208,65 cent/lb.
Trong phiên vừa qua, giá cà phê thế giới chịu ảnh hưởng nhiều từ việc chứng khoán Mỹ giảm giá, đẩy dòng tiền chảy về các sàn hàng hóa phái sinh, trong đó có cà phê. Phiên vừa qua cũng là ngày khóa sổ vị thế kinh doanh, cộng với chỉ số DXY giảm đã tạo sức mưa lớn trên cả 2 sàn. Hiện tượng "vắt giá" được nới rộng trên sàn London thể hiện mối lo nguồn cung cà phê bị thiếu hàng cục bộ.
Theo giới thương nhân, giá cà phê kỳ hạn đang ở mức khá hấp dẫn nhưng giá “trừ lùi” (Dif.) rất cao vì chi phí logistics, khiến hoạt động thương mại hàng thực kém phần sôi động.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 10/2021 đạt 90 nghìn tấn, trị giá 193 triệu USD, giảm 10,3% về lượng và giảm 8,1% về trị giá so với tháng 9/2021, so với tháng 10/2020 giảm 2,2% về lượng, nhưng tăng 13,7% về trị giá. Tính chung 10 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê của nước ta ước đạt 1,27 triệu tấn, trị giá 2,42 tỷ USD, giảm 5,1% về lượng, nhưng tăng 4,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng Coivd-19 lần thứ 4, nhưng trong quý III/2021 trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2020 nhờ giá xuất khẩu ở mức cao.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời gian tới dự báo sẽ thuận lợi hơn khi Việt Nam đã bước vào vụ thu hoạch mới 2021/2022. Mặt khác, dịch Covid-19 trong nước cơ bản đã được kiểm soát, giúp thuận lợi trong khâu sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ. Giá xuất khẩu có xu hướng tăng do lo ngại thiếu hụt nguồn cung và các FTA sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian tới.

Giá hồ tiêu ngày 10/11

Tại Đồng Nai, Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 85.000 đ/kg.

Tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (86.000 đ/kg); Bình Phước (86.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 87.500 đ/kg.

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tuần trước, tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ tiếp tục tăng. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 6%, từ 5.841 USD/tấn lên 6.205 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi tăng 6%, từ 6.107 USD/tấn lên 6.473 USD/tấn.

Còn tại Sri Lanka, giá tiêu nội địa tăng 3 tuần liên tiếp. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 6%, từ 4.373 USD/tấn lên 4.637 USD/tấn.

Thị trường đang ghi nhận mức tăng ấn tượng của giá tiêu khu vực Nam Á. 3 tuần qua, giá tiêu khu vực này tăng đến 14%.

Tuần trước tại Việt Nam, giá tiêu đen nội địa cho thấy chiều hướng giảm. Trong khi đó, giá nội địa tiêu trắng ổn định.

Giá tiêu tăng nhẹ. Ảnh minh họa
Giá tiêu ngày 10/11 tăng nhẹ. Ảnh minh họa

Cụ thể, giá tiêu đen trong nước giảm 1%, từ 3.726 USD/tấn xuống 3.674 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giữ trong khoảng 5.570 - 5.572 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP. Hồ Chí Minh giảm 2% từ 4.390 USD/tấn xuống 4.310 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP. Hồ Chí Minh giảm 1%, từ 6.390 USD/tấn xuống 6.310 USD/tấn.

Trái ngược với với Việt Nam, mặc dù đồng Rupiah Indonesia giảm 1% so với USD (14.300 IDR/USD) nhưng tiêu trắng của nước này vẫn cho thấy xu hướng tăng. Trong khi đó, giá tiêu đen ổn định trong 3 tuần qua với lượng giao dịch ít.

Cụ thể, tiêu đen nội địa của quốc gia này ổn định trong khoảng 3.702 USD/tấn đến 3.706 USD/tấn; tiêu trắng nội địa tăng 1%, từ 6.276 lên 6.329 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Lampung từ 4.393 USD/tấn đến 4.396 USD/tấn, giữ nguyên; giá FOB tiêu trắng tại cảng Pinang tăng 1%, từ 7.232 lên 7.289 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu đen nội địa của Malaysia tiếp tục giảm. Cụ thể, giá tiêu đen nội địa giảm 3%, từ 3.729 USD/tấn xuống 3.621 USD/tấn; tiêu trắng nội giảm 1%, từ 6.157 xuống 6.102 USD/tấn;

Giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching giảm 1%, từ 5.240 USD/tấn xuống 5.200 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching giảm 1% xuống 7.400 USD/tấn.

Theo Hiệp hội hạt tiêu thế giới, sản lượng hạt tiêu toàn cầu giảm trong năm 2021 phần lớn do sản lượng của Việt Nam giảm 8%, trong khi sản lượng của Brazil giữ ổn định, sản lượng của Indonesia tăng 3%. Dự báo giá hạt tiêu toàn cầu sẽ tăng trong thời gian tới do nguồn cung khan hiếm và nhu cầu tăng cao dịp cuối năm.

Theo số liệu thống kê từ Ủy ban thương mại Quốc tế, nhập khẩu hạt tiêu của Anh trong 8 tháng đầu năm 2021 đạt 41,65 triệu USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, trị giá nhập khẩu hạt tiêu của Anh từ Việt Nam đạt xấp xỉ 16 triệu USD, tăng 43,9%. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Anh tăng từ 29,1% trong 8 tháng đầu năm 2020 lên 38,36% trong 8 tháng đầu năm 2021.

Nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu từ thị trường Anh tăng cao, và lợi thế từ Hiệp định UKVFTA đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành hạt tiêu trong nước gia tăng giá trị và thâm nhập sâu hơn vào thị trường Anh.