FE Credit là công ty tài chính do VPBank giữ 50% cổ phần có tên đầy đủ là Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC. Năm 2021, FE Credit lọt top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam với vị trí thứ 28.

Theo VNR, tiền thân là Khối Tín dụng tiêu dùng trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 01/11/2010, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng đã thành công trong việc chuyển đổi hoạt động Tín dụng tiêu dùng sang một pháp nhân độc lập mới, được nhận diện với Thương hiệu FE Credit vào tháng 02/2015.

Giới thiệu tổng quan FE Credit

Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC, tên giao dịch tiếng Anh là FE Credit, là một công ty tín dụng có vốn điều lệ 7.328 tỷ đồng do Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) giữ 51% cổ phần và Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (thuộc tập đoàn Sumitomo Mitsui Banking Corporation) giữ 49% cổ phần.

FE Credit là gì và mức độ uy tín FE Credit ra sao?
FE Credit đã thiết lập một nền tảng vững chắc để trở thành công ty dẫn đầu thị trường tài chính tiêu dùng

FE Credit là gì?

FE Credit tiền thân là Khối Tín dụng tiêu dùng trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), FE Credit đã thành công trong việc chuyển đổi hoạt động Tín dụng tiêu dùng sang một pháp nhân độc lập mới với tên gọi Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (được nhận diện với Thương hiệu FE Credit) vào tháng 02/2015.

Tháng 10/ 2021, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) thông báo đã hoàn tất việc bán 49% vốn điều lệ tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) cho Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (SMBCCF), một công ty con do tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group của Nhật Bản sở hữu 100% vốn. Đồng thời, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng cũng được đổi tên thành Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC. VPBank vẫn nắm giữ 50% vốn điều lệ tại FE Credit, trong khi 1% vốn điều lệ còn lại thuộc về một nhà đầu tư khác.

Về VPBank

Được thành lập từ năm 1993, VPBank hiện là một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam, với tổng tài sản hơn 479 nghìn tỷ đồng tính đến cuối quý III/2021. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng được trải rộng trên nhiều phân khúc khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, tài chính tiêu dùng và quản lý tài sản.

Về tập đoàn SMBC và SMBCCF:

Tập đoàn SMBC là một trong ba tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất tại Nhật Bản với tổng tài sản trên 2.100 tỷ USD tại thời điểm 31/12/2020. Tập đoàn hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, ngân hàng doanh nghiệp, và ngân hàng đầu tư trên toàn cầu, với sự hiện diện tại trên 40 quốc gia. SMBCCF là công ty tài chính tiêu dùng dẫn đầu thị trường Nhật Bản với hơn 900 chi nhánh trên toàn quốc. Trong khu vực châu Á, SMBCCF đã thành lập nhiều công ty con tại Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan và Trung Quốc.

Đôi nét về Chủ tịch HĐQT Ngô Chí Dũng

Mặc dù kín tiếng với giới truyền thông nhưng Ngô Chí Dũng lại là cái tên quen thuộc trong ngành ngân hàng. Trước khi trở thành Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), ông Dũng đã có 8 năm gắn bó với Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) từ năm 1996 với tư cách là cổ đông sáng lập và thành viên HĐQT. Từ năm 2006, ông Dũng tiến thêm bước nữa khi trở thành Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) trước khi chính thức đảm nhiệm vị trí cao nhất tại VPBank vào năm 2010.

FE Credit là gì và mức độ uy tín FE Credit ra sao?
Doanh nhân Ngô Chí Dũng

Ông Dũng sinh năm 1968, là kỹ sư địa chất công trình tại Liên bang Nga và là tiến sỹ kinh tế Viện nghiên cứu chiến lược chính trị thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên bang Nga. Một sự trùng lặp thú vị là, ông Dũng cũng như nhiều ông chủ ngân hàng cũng như các tập đoàn lớn ở Việt Nam đều xuất thân từ kinh doanh mỳ tôm.

Năm 2006, ông Dũng trở thành Phó chủ tịch HĐQT Techcombank. Dù vậy, trong thời gian 4 năm ở ngân hàng này, vai trò của ông Dũng cũng khá mờ nhạt. Chỉ đến khi ông Dũng trở thành Chủ tịch HĐQT VPBank vào năm 2010 thì ông thực sự tạo nên một “cuộc cách mạng”.

Ngay sau khi trở thành ông chủ quyền lực nhất VPBank, ông Dũng đã tiến hành một cuộc cách mạng về thương hiệu. Tên được đổi từ Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh Việt Nam thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Cùng với đó là logo, biển hiệu được thay đổi, năng động hơn, hướng tới một tổ chức bán lẻ cung cấp dịch vụ chất lượng cao và không giấu giếm tham vọng là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu.

Thành công đầu tiên của ông Dũng là phát hành thành công 154 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu vào tháng 11/2010, tăng vốn điều lệ từ 2.400 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng. Sau khi thuyết phục được ông Nguyễn Đức Vinh, lúc đó là Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT Techcombank, về với VPBank vào năm 2012, cặp bài trùng này đã tạo nên làn gió mới. Thay vì lựa chọn an toàn, VPBank lại kinh doanh các hoạt động rủi ro cao là cho vay tiêu dùng với thương hiệu FE Credit.

Sản phẩm - Dịch vụ chính của FE Credit

FE Credit là gì và mức độ uy tín FE Credit ra sao?
FE Credit đã phục vụ hàng chục triệu khách hàng trên khắp cả nước

Tại Việt Nam, vẫn còn hàng triệu người dân có nhu cầu về tài chính cá nhân nhưng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay chính thống. Đó là lý do FE Credit lựa chọn phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp đơn giản và hiệu quả - các giải pháp tài chính bền vững, an toàn, được pháp luật bảo vệ nhằm giúp người Việt tháo gỡ khó khăn tài chính và nâng cao chất lượng cuộc sống. Các sản phẩm, dịch vụ của FE Credit bao gồm: cho vay tiền mặt, cho vay mua hàng điện máy trả góp, cho vay mua xe máy trả góp, và thẻ tín dụng FE Credit MasterCard, …

Quá trình hình thành và phát triển của FE Credit

Năm 2013: Ra mắt sản phẩm Vay mua hàng điện thoại – điện máy trả góp

Năm 2015, vốn điều lệ đạt 1.500 tỷ đồng

Năm 2016, vốn điều lệ đạt 2.790 tỷ đồng. Trở thành Công ty Tài chính Tiêu dùng tốt nhất Việt Nam 2016. Phát triển 5.800 điểm bán hàng trên toàn quốc với hơn 14.600 nhân viên.

Năm 2017, vốn điều lệ đạt 4.474 tỷ đồng.

Năm 2018, thống lĩnh thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam với gần 50% thị phần. Vốn điều lệ đạt 7.328 tỷ đồng. Ra mắt $NAP (Ứng dụng cho vay hoàn toàn tự động đầu tiên tại Việt Nam) giúp khách hàng có thể đăng ký và duyệt vay trong vòng 15 phút.

Năm 2019, cán mốc 10 triệu khách hàng, phát hành gần 2 triệu thẻ tín dụng. Ra mắt $HIELD - ứng dụng đăng ký và yêu cầu bồi thường bảo hiểm tự động, ra mắt FE mobile App - ứng dụng quản lý khoảng vay và thẻ tín dụng.

Năm 2021, phát triển hơn 21.000 điểm bán hàng trên toàn quốc, phục vụ 12 triệu khách hàng. Chính thức đổi tên thành Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC. FE Credit được định giá 2,8 tỷ USD, vốn điều lệ tăng lên 10.928 tỷ đồng.

Những thành tựu nổi bật của FE Credit

Năm 2015 và 2016 đạt giải thưởng Công ty tài chính tiêu dùng tốt nhất Việt Nam 2015 của tổ chức Global Banking & Finance Review (GBAF – Vương quốc Anh).

FE Credit là gì và mức độ uy tín FE Credit ra sao?
FE Credit đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong 11 năm vận hành và phát triển

Năm 2017, dành được 2 giải thưởng tại Gỉai thưởng châu Á Quốc tế về Thẻ và Thanh toán điện tử (CEPI) 2017 “Triển khai công nghệ tốt nhất về mặt Giao diện người dùng”, “Cung cấp thẻ tốt nhất – Đông Nam Á”. Đạt giải thưởng “Thương hiệu Tài chính tiêu dùng tốt nhất Đông Nam Á 2017” do tổ chức quốc tế Global Brands đánh giá.

Năm 2018, đạt Giải thưởng “Công ty tài chính tiêu dùng tốt nhất Đông Nam Á 2018” do Tổ chức Quốc tế Global Business Outlook; Giải thưởng “Thương hiệu Tài Chính Tiêu Dùng đột phá nhất Châu Á năm 2018” do Tổ chức Quốc tế Global Brands bình chọn; Top 10 Thương hiệu nổi bật Châu Á Thái Bình Dương 2018 do Asia Pacific Economic & Vinabra, VNPACO Corp đánh giá dưới sự giám sát của QMS International Australia;….

Năm 2019, đạt trao giải thưởng “Sản phẩm tài chính tiêu dùng xuất sắc nhất” tại sự kiện thường niên The Asian Banker Vietnam Country Awards 2019.

FE Credit có uy tín hay không?

Dù đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong suốt những năm qua. Nhưng thương hiệu FE Credit cũng khiến nhiều khách hàng băn khoăn. Cụ thể:

Năm 2018, Giám đốc Khối vận hành Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - VPB FC (FE Credit) trả lời báo chí rằng các nhân viên thu hồi nợ đã tuân thủ đúng quy trình và quy tắc ứng xử doanh nghiệp đưa ra.

"Tôi nói rõ chúng tôi không ép khách vay mà chính họ có nhu cầu tìm đến chúng tôi. Trong khi điểm tín dụng cá nhân của họ rất thấp, ý thức về chuyện trả nợ cũng không cao dù chủ động thỏa thuận trước khi làm hợp đồng nhưng lại rất hay phàn nàn", đại diện FE Credit nhấn mạnh.

Tuy nhiên theo Zingnews, hàng loạt khách hàng liên tục bị nhân viên FE Credit gọi điện nhắc trả nợ dù chưa đến hạn thanh toán và chưa bao giờ đóng tiền quá hạn.

"Nhân viên của công ty này gọi điện, quảng cáo đang đợt khuyến mãi nên tặng thẻ tín dụng, tôi đã nói không nhận. Nhưng bạn ấy năn nỉ, là tặng để khi nào cần thì dùng chứ không mất gì cả. Thấy cũng không mất gì thì tôi nhận, vì được tặng. Nhưng một năm sau, điện thoại có tin nhắn báo thẻ nợ 99.000 đồng. Tôi không hề kích hoạt sử dụng, thậm chí chưa mở phong bì đựng thẻ ra, nhưng họ nói là phí duy trì thường niên", anh M.N. kể.

Đáng chú ý, lãi suất khó hiểu của FE Credit cũng là vấn đề khiến nhiều khách hàng phàn nàn. Anh L.D. tố lúc vay, nhân viên khẳng định mức lãi tính với khoản vay của anh chỉ 3%/tháng, khi muốn thanh lý hợp đồng thì chỉ tính lãi những tháng đã vay. Nhưng do không chịu nổi với cảnh liên tục bị quấy rối bằng điện thoại để đòi nợ, sau vài tháng vay, anh quyết định trả hết thì số tiền phải trả bằng với lúc vay ban đầu. (Theo Zing.vn)

Theo Tuổi Trẻ đưa tin vào năm 2020, chị Lương Thị Lệ (công nhân Khu công nghiệp Hòa Khánh, Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đến một cửa hàng mua xe máy. Tại đây, thông qua hướng dẫn, chị có vay số tiền 19 triệu đồng của FE Credit. Hằng tháng chị đóng 2 triệu đồng trả nợ, sau một năm thì thanh toán xong.

Đầu năm 2020, sau rất nhiều lời chào mời, chị Lệ "gật đầu" cho FE Credit làm thẻ tín dụng hạn mức 60 triệu đồng. Quá trình làm này chỉ trao đổi qua điện thoại với nhân viên tư vấn rồi chị nhận thẻ qua đường bưu điện.

Dù làm thẻ nhưng chị Lệ không có nhu cầu sử dụng nên chưa kích hoạt thẻ. "Tôi bị quở trách vì liên tục nhận được các cuộc gọi của nhân viên FE Credit hối thúc kích hoạt thẻ trong giờ làm việc. Quá bực mình vì bị quấy rầy, vào tháng 3-2020 tôi nói muốn hủy thẻ thì được nhân viên Nguyễn Tư Hưng của FE Credit hướng dẫn cách hủy thẻ.

Anh này hướng dẫn tôi ra ngân hàng, đưa thẻ tín dụng FE Credit cho nhân viên ngân hàng chuyển 45 triệu đồng vào một số tài khoản" - chị Lệ nói.

Vì chưa bao giờ thanh toán bằng thẻ FE Credit, cũng như tin tưởng nhân viên này do rất nhiều lần được tư vấn, chị Lệ đinh ninh như vậy là đã xong thủ tục hủy thẻ tín dụng.

Nào ngờ, đầu tháng 4/2020 chị Lệ liên tục nhận được các cuộc gọi từ tổng đài thông báo phải thanh toán số tiền lãi khoảng 1,9 triệu đồng cho khoản nợ 45 triệu đồng.

Lúc này chị Lệ mới biết mình bị nhân viên của FE Credit lừa chuyển tiền vào tài khoản cá nhân. Chị Lệ liên hệ với nhân viên Nguyễn Tư Hưng của FE Credit thì nhân viên này nói sẽ đóng số tiền lãi 1,9 triệu đồng để người của tổng đài FE Credit không "quấy rầy" chủ nhân của món nợ.

Bỗng dưng từ trên trời rơi xuống món nợ hơn 45 triệu đồng cả gốc lẫn lãi, chị Lệ xin nghỉ việc để đi xe đò vào trụ sở của FE Credit tại quận Tân Bình, TP.HCM để thông báo vụ việc. Tại đây, người đứng quầy hướng dẫn gọi trực tiếp cho tổng đài 1900-234588 để thông báo sự việc.

Chị Lệ kể: "Tôi đã gọi thông báo thì họ nói trong vòng 45 ngày sẽ thông báo kết quả giải quyết vụ việc. Thế nhưng đến giờ gần 3 tháng họ đều thông báo nợ về cho tôi".

FE Credit là gì và của ngân hàng nào, quá trình hình thành phát triển của FE Credit
Năm 2020, Báo Điện tử Chính Phủ đưa tin về việc Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu UBND thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin “Trả nợ cho Fe Credit bằng cách tìm cái chết” và “Đòi nợ kiểu bất lương, có dấu hiệu bắt cóc con nợ”.

Tháng 6/2020, theo Báo Điện tử Chính phủ đưa tin Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu UBND thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin “Trả nợ cho FE Credit bằng cách tìm cái chết” và “Đòi nợ kiểu bất lương, có dấu hiệu bắt cóc con nợ”.

Báo Điện tử ngaynay.vn đăng tải ngày 25/6/2020 có các bài “Trả nợ cho FE Credit bằng cách tìm cái chết” và “Đòi nợ kiểu bất lương, có dấu hiệu bắt cóc con nợ”, phản ánh tình trạng nhiều người sau khi vay tiền của Công ty tài chính FE Credit đã lâm vào cảnh “tan cửa nát nhà”.

Gần đây là trường hợp ông Lê Thành Tâm ở phường 14, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, sau khi vay tiền của Công ty tài chính FE Credit, ngày 19/6/2020 đã bị một nhóm đối tượng côn đồ công khai đến nhà đe dọa, chửi bới, hành hung và áp tải vợ chồng ông Tâm về trụ sở Công ty để tiếp tục uy hiếp trong nhiều giờ nhưng chính quyền địa phương và lực lượng chức năng không có mặt can thiệp.

Các đối tượng côn đồ còn đe dọa nếu ông Tâm không trả tiền trước ngày 22/6/2020 chúng sẽ giết ông Tâm, sau đó ông Tâm đã tự tử vào ngày 21/6/2020.

Về việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP đã yêu cầu UBND thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin nêu trên, nếu đúng như nội dung bài báo phản ánh thì phải xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định pháp luật; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/7/2020.

Năm 2021, một bài báo trên Vnexpress cho biết, khi làm thủ tục gia hạn thẻ tín dụng, anh Nguyễn Ngọc Minh (nhân vật đã đổi tên) mới hay có khoản vay 35 triệu đồng tại Công ty tài chính Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) từ năm 2019. Khoản vay này chậm trả nên bị xếp vào diện nợ xấu, khiến anh không thể vay mới hay gia hạn cũng như không được mở thẻ tín dụng mới.

Sau thông báo của ngân hàng, anh tự tra cứu trên trang web của FE Credit và phát hiện có hợp đồng vay đứng tên và chứng minh thư nhân dân (CMND) của mình, dù trước đó chưa từng liên hệ hay giao dịch với công ty tài chính này.

Làm việc với công ty tài chính, anh biết hồ sơ vay dựa trên số CMND của anh nhưng người vay lại là nữ. Tài khoản được giải ngân trùng với họ tên nhưng lại được mở tại một ngân hàng khác và không phải tài khoản của anh.

Tương tự, anh Nguyễn Tiến Lộc phát hiện mình có nợ xấu nhóm 3 do 8 hợp đồng vay phát sinh tại FE Credit với tổng dư nợ gốc hơn 38 triệu đồng. Hồ sơ được lưu tại công ty tài chính cho thấy là CMND cũ của anh nhưng bị làm giả, hình ảnh trên đó là của một người lạ. Tréo ngoe thay, tài khoản nhận tiền cũng đứng tên anh và CMND giả mạo kia, được mở tại VIB. Khoản nợ xấu "từ trên trời rơi xuống" đang khiến anh lo lắng không yên khi nợ xấu không kịp xoá, công việc làm ăn kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng.

Cách đây không lâu, một chủ doanh nghiệp khác cũng nhận được giấy đòi nợ từ FE Credit gửi tới tận nhà. Trên hồ sơ đòi nợ, khoản vay được cấp dựa trên CMND đã mất của anh, nhưng gương mặt và số điện thoại đăng ký vay tiền lại của người khác.

Hay như đầu năm nay, anh Hùng (Đà Nẵng) trong khi làm thủ tục vay vốn tại một ngân hàng có vốn nhà nước cũng mới phát hiện ra mình có nợ xấu trên CIC, cũng phát sinh tại công ty tài chính FE Credit. Liên hệ tới tổng đài từ cuối tháng 1 nhưng tới nay anh vẫn chưa nhận được câu trả lời chính thức. Anh cứ ngỡ đây chỉ là sự nhầm lẫn nhất thời cho tới khi biết tới nhiều người khác cũng rơi vào tình huống tương tự do bị giả mạo hồ sơ vay.

Cũng theo Vnexpress thì kịch bản chung là kẻ lừa đảo làm giả hồ sơ mạo danh, đăng ký khoản vay và được duyệt qua ứng dụng vay nhanh $nap của FE Credit. Chúng giữ nguyên thông tin số chứng minh nhân dân, tên tuổi của người bị giả mạo nhưng thay đổi số điện thoại, địa chỉ liên lạc để tiếp cận khoản vay.

Một chuyên gia trong ngành nhận định, việc nhiều CMND giả mạo lọt qua hệ thống duyệt vay online chứng tỏ công nghệ nhận diện khách hàng trực tuyến (eKYC) mà công ty tài chính đang sử dụng còn nhiều thiếu sót.