Dự báo giá kim cương sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và 2 thập kỷ tới
Các chuyên gia dự báo giá kim cương sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và tiếp tục gia tăng trong 1-2 thập kỷ tới. (Nguồn: Anita Diamond)

Giá kim cương bắt đầu tăng trở lại

Các chuyên gia thế giới cho biết, có rất nhiều yếu tố đang thúc đẩy thị trường kim cương. Chẳng hạn như nguồn cung thắt chặt hơn, nhu cầu nóng hơn và làn sóng kết hôn của các cặp đôi sẽ gia tăng trong những năm tới.

Các nhà kim hoàn đang đón chờ “mùa vàng” đính hôn của các cặp đôi sau một năm bán hàng ảm đạm. Theo đó, giá tất cả các loại kim cương sụt giảm khoảng 30% vào năm 2023. Điius với những viên kim cương nhỏ hơn và chất lượng thấp hơn, giá thậm chí giảm xuống mức thấp nhất trong khoảng 10 năm qua. Đó là nhận định của Paul Zimnisky, chuyên gia phân tích kim cương hàng đầu, với Business Insider.

Tuy nhiên, giá kim cương đã bắt đầu tăng cao trong những tháng gần đây. Chỉ số kim cương của Sàn giao dịch kim cương quốc tế đã vượt qua mức 110 vào tháng 1, chấm dứt đợt giảm mạnh kéo dài trong hầu hết hai năm qua.

Dự báo giá kim cương sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và 2 thập kỷ tới
Chỉ số Kim cương IDEX cho thấy dấu hiệu tăng trở lại trong ba tháng qua sau chu kỳ giảm giá sâu trong năm 2023 (Nguồn: International Diamond Exchange)

Cormac Kinney, Giám đốc điều hành của công ty kinh doanh hàng hóa Diamond Standard, kì vọng hoạt động giao dịch kim cương sẽ còn khả quan hơn nữa trong tương lai gần. Cả Kinney và Zimnisky đề dự đoán giá kim cương có thể tăng thêm từ 5% -10% trong năm nay.

Trong 20 năm tới, thị trường kim cương sẽ tiếp tục tăng trưởng và mở rộng quy mô, mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư kim cương. Công ty của Kinney kỳ vọng giá kim cương sẽ tăng vọt trong vài thập kỷ tới, mặc dù ông không đưa ra một khoảng giá cụ thể.

Nguồn cung kim cương ngày càng khan hiếm

Lý giải về sự biến động giá cả, Zimnisky và Kinney cho biết giá kim cương sẽ tăng do một số yếu tố tác động chính.

Nguồn cung kim cương sẵn có sẽ càng trở nên khan hiếm hơn trong năm nay. Đó là sự đảo ngược so với năm 2023, khi các nhà sản xuất kim cương ngừng hoạt động khai thác trong thời kỳ đại dịch, cuối cùng đã sản xuất quá mức kim cương, khiến giá sụt giảm.

Zimnisky cho rằng, các nỗ lực đang được tiến hành để thắt chặt nguồn cung, trong đó một số nhà cung cấp đã tạm dừng hoàn toàn hoạt động khai thác. Chẳng hạn, công ty khai thác mỏ khổng lồ Alrosa của Nga đã tạm dừng bán kim cương thô trong hai tháng vào năm ngoái để tăng giá.

Kinney nói thêm, nguồn cung thắt chặt hơn sẽ trở nên trầm trọng hơn do lệnh cấm gần đây của các quốc gia G7 đối với kim cương của Nga. Trước đó, các nhà khai thác và sản xuất kim cương Nga còn có thể bán kim cương cho các nhà kim hoàn Trung Quốc và Ấn Độ, thông qua đó để bán chúng cho phương Tây. Giờ đây, con đường giao thương này đã bị ngắt quãng. Ước tính, động thái này từ các quốc gia G7 có thể cắt giảm thêm 30% nguồn cung kim cương của thế giới bước vào thị trường.

Zimnisky nói: “Chúng ta sẽ bắt đầu thấy mức tồn kho bình thường hóa trở lại và giá kim cương tự nhiên sẽ phục hồi như một hệ quả tất yếu”.

Nhu cầu mua kim cương sẽ tăng trở lại

Dự báo giá kim cương sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và 2 thập kỷ tới
Nhu cầu về nhẫn đính hôn chiếm một tỷ trọng lớn trên thị trường giao dịch kim cương. (Nguồn: People Jewellers)

Các chuyên gia cho biết, nhu cầu cũng sắp nóng lên sau năm 2023 ảm đạm do khả năng mua hạn chế của người tiêu dùng. Tại Mỹ, nhiều người tiêu dùng đã “quay lưng” với nhiều hàng hoá xa xỉ trong năm ngoái bởi lý do thắt chặt tài chính. Tuy nhiên, khi tác động của đại dịch ngày càng giảm dần, nhu cầu về các mặt hàng xa xỉ cũng sẽ bình thường hoá trở lại trong năm nay.

Nhu cầu về nhẫn đính hôn tại Hoa Kỳ, vốn chiếm một tỷ trọng rất lớn trên thị trường kim cương, cũng có dấu hiệu đang tăng lên. Theo Signet Jewellers, các cặp đôi sắp kết hôn đang quan tâm nhiều hơn đến kim cương, họ cũng tìm kiếm nhiều hơn về giá của nhẫn đính hôn kim cương trên các công cụ tìm kiếm như Google Search. Xu hướng tìm kiếm này bắt đầu từ khoảng Quý III năm ngoái.

Kinney và Zimnisky cho biết những yếu tố trên có thể đưa kim cương trở lại xu hướng tăng trưởng trước đại dịch.

Thị trường kim cương sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 20 năm tới

Về lâu dài, Kinney nhận thấy xu hướng tăng thậm chí còn lớn hơn do các nhà đầu tư ngày càng quan tâm hơn đến đá quý như một kênh trú ẩn tài sản hữu hiệu.

Theo đó, các nhà đầu tư thường muốn mua hàng hóa khi nền kinh tế phải đối mặt với rủi ro lạm phát, suy thoái và biến động cao hơn. Các nhà phân tích tài chính phố Wall cũng đồng tình với những yếu tố trên đang là những động lực chính “lèo lái” các cơ chế đầu tư mới.

Nhu cầu từ các nhà đầu tư có thể chiếm khoảng 15% tổng số kim cương hiện có trên thế giới, tương đương số kim cương trị giá khoảng 180 tỷ USD, Kinney ước tính, ngoại suy dựa trên nhu cầu của nhà đầu tư đối với các mặt hàng khác. Kết hợp với nhu cầu ngày càng tăng và nguồn cung giảm, điều đó có thể khiến giá kim cương tăng cao hơn trong những thập kỷ tới.

Kinney không có đưa ra định lượng và định tính giá chính xác nhưng nhấn mạnh dự đoán trong 20 năm tới giá kim cương sẽ tăng đáng kể. Ông căn cứ nhận định dựa trên vàng: Giá vàng đã tăng vọt hơn 500% kể từ năm 2003 – thời điểm các quỹ ETF giao dịch vàng được phê duyệt giao dịch.

So với các mặt hàng xa xỉ các, đông lực thúc đẩy thị trường kim cương có tiềm năng hơn cả, thậm chí có thể được coi là “duy nhất”. Đơn cử, giá đồng hồ xa xỉ, rượu vang hảo hạng, rượu whisky và thẻ giao dịch đều giảm vào năm 2023 mà không có dấu hiệu phục hồi. Các mặt hàng và đồ sưu tầm xa xỉ khác vẫn đang bị “mắc kẹt” trong “vòng xoáy đi xuống” trong bối cảnh lãi suất cực thấp vẫn đang thúc đẩy các khoản đầu cơ an toàn.