Cụ thể, vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gồm: Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe là 750 tỷ đồng; Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí là 1.000 tỷ đồng; Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí là 1.300 tỷ đồng.

Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ gồm: Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh) và bảo hiểm sức khỏe là 400 tỷ đồng; Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh là 450 tỷ đồng; Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh là 500 tỷ đồng.

Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm gồm: Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe là 500 tỷ đồng; Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe là 900 tỷ đồng; Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe là 1.400 tỷ đồng.

Về vốn được cấp tối thiểu, Nghị định số 46/2023/NĐ-CP quy định, vốn được cấp tối thiểu của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cụ thể: Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh ại) và bảo hiểm sức khỏe là 250 tỷ đồng Việt Nam; Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh là 300 tỷ đồng; Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh là 400 tỷ đồng.

Cần ít nhất 750 tỷ đồng vốn điều lệ để kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
Cần ít nhất 750 tỷ đồng vốn điều lệ để kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Ảnh minh họa

Vốn được cấp tối thiểu của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài cụ thể: Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe là 400 tỷ đồng; Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 450 tỷ đồng; Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe là 700 tỷ đồng.

Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký ban hành nghị định số 45/2007/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Nghị định này quy định, các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài hoặc liên doanh muốn được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam cần có tổng tài sản tối thiểu tương đương 2 tỷ USD (hoặc đã hoạt động kinh doanh có lãi trong 3 năm gần nhất).

Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hoặc môi giới bảo hiểm phải được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho phép và phải đang hoạt động hợp pháp ít nhất 10 năm và không vi phạm các quy định pháp luật trong vòng 3 năm liền kề gần nhất.

Công bố kết luận thanh tra 4 doanh nghiệp bán bảo hiểm qua ngân hàng

Cục Quản lý (Bộ Tài chính) giám sát bảo hiểm đã tiến hành thanh tra hoạt động này tại 04 doanh nghiệp bảo hiểm là: Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife. Trên tinh thần chỉ đạo quyết liệt, minh bạch, "sai đến đâu xử nghiêm tới đó" của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các đoàn thanh tra đã triển khai công tác thanh tra nghiêm túc, khách quan và trung thực.

Kết quả công tác thanh tra cho thấy việc bán bảo hiểm qua kênh đại lý là các ngân hàng còn nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới. Một số hành vi vi phạm điển hình như: (i) Không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp; (ii) Không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm; (iii) Cho người khác (đại lý cá nhân khác, nhân viên ngân hàng) sử dụng ipad, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin và (iv) Không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn…

Đây là những hành vi sai phạm sẽ được Bộ Tài chính xem xét xử phạt hành chính theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh và tạo sự răn đe đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Các quyết định xử phạt sau khi ban hành sẽ được công khai với các cơ quan báo chí và dư luận nhằm đảm bảo khách quan, minh bạch.

Đồng thời, căn cứ kết quả thanh tra, Bộ Tài chính yêu cầu 04 doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các biện pháp như sau:

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát, chấn chỉnh toàn diện đối với hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Khẩn trương xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm; chủ động phát hiện, xử lý các thiếu sót, vi phạm trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tại doanh nghiệp, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng.

- Bảo đảm cao nhất việc quản lý đại lý được thực hiện chặt chẽ; ngăn ngừa, phát hiện sớm các hành vi vi phạm của đại lý bảo hiểm, cá nhân thuộc đại lý bảo hiểm.

- Có biện pháp chấn chỉnh công tác đào tạo, quản lý và giám sát chất lượng đại lý bảo hiểm. Theo đó các đại lý phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện hoạt động, thực hiện đúng nội dung, nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

- Rà soát các khoản chi phí hoạt động đại lý bảo hiểm, đảm bảo các khoản chi phí phải phục vụ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, có đầy đủ chứng từ, bằng chứng chứng minh, phù hợp với quy định pháp luật.

- Tăng cường giám sát việc quản trị rủi ro, đảm bảo các tiêu chí an toàn tài chính, an toàn vốn của doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật.

Trong năm 2023, bên cạnh việc khẩn trương hoàn thiện khung khổ pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên đề bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với 10 doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng, đồng thời. Trường hợp phát hiện vi phạm, sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.