Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị Thành phố Hà Nội làm rõ số thất thoát, lãng phí (cả về vốn, tài sản, đất đai) trong quản lý, triển khai thực hiện các dự án đầu tư công; có các giải pháp chấn chỉnh, xử lý quyết liệt các sai phạm, gắn trách nhiệm cá nhân, người đứng đầu trong từng cơ quan tổ chức.
Sáng 22/8, tiếp tục chương trình giám sát “Việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 ”, tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát của Quốc hội do Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm Trưởng đoàn đã làm việc với thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo của UBND thành phố, việc lập, phê duyệt, giao thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm và hàng năm tuân thủ đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt dự án chưa cao, chưa xác định được các dự án thực sự cần thiết (906 dự án bị cắt giảm do chưa cần thiết, cấp bách). Thực tế cho thấy, nhiều dự án đã hoàn thành đầu tư, đưa vào khai thác sử dụng nhưng chưa khai thác hết công suất, hiệu quả thấp, điển hình như: Bảo tàng Hà Nội, Rạp 2/9 thị xã Sơn Tây, Tuyến xe buýt nhanh BRT.
Số dự án chậm tiến độ còn lớn (707 dự án), trong đó đáng chú ý hầu hết các dự án nhóm A, dự án PPP, dự án sử dụng vốn ODA đều chậm tiến độ, phải điều chỉnh quyết định đầu tư nhiều lần.
Tổng hợp kết quả xử lý từ nhiều năm, đặc biệt sau áp lực giám sát, tái giám sát của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, tính lũy kế đến nay, trong số 135 dự án chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, các ngành và thành phố đã xử lý xong 68 dự án gồm: 11 dự án đang triển khai theo tiến độ được phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh; 12 dự án đề nghị loại bỏ khỏi danh sách do trùng lặp, nhà đầu tư đề xuất nghiên cứu khi chưa có ý kiến của Ủy ban Nhân dân thành phố; 45 dự án tiếp tục báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố chấm dứt hoạt động theo quy định.
Đối 67 dự án còn lại, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ kiểm tra, rà soát, đề xuất xử lý. Cụ thể, 14 dự án đã báo cáo đề xuất xử lý; 11 dự án mới có văn bản chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án, văn bản lựa chọn chủ đầu tư nhưng chưa có dự án được chấp thuận; 42 dự án còn lại tiếp tục rà soát, phân loại để báo cáo đề xuất.
Đoạn ngầm Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội từ khách sạn Hà Nội Daewoo về Ga Hà Nội đang dừng thi công. Ảnh: Lao Động
Đối với 404 dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Bùi Duy Cường cho biết, hiện thánh phố đã xử lý xong 213 dự án; trong đó, có 105 dự án sau thanh kiểm tra, chủ đầu tư chủ động khắc phục các tồn tại, đề nghị đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai; 37 dự án kiến nghị trình Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động; 71 dự án được quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng nhưng chủ đầu tư рhải nộp thêm cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn khoảng 371,115 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã tiếр tục đề xuất xử lý 173 dự án còn lại.
Liên quan đến thực trạng này, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội: “Có nhiều dự án kéo dài trong vòng 20 năm, thậm chí lâu hơn. Tôi đề nghị phản ánh rõ các nguyên nhân theo nhóm, do khách quan, chủ quan, đặc biệt, Đoàn giám sát rất quan tâm vướng do văn bản pháp luật, văn bản dưới luật.”
Các thành viên Đoàn giám sát cũng chỉ ra, tình trạng quy hoạch treo, dự án treo chậm được khắc phục. Thành phố vẫn còn 337 công trình, dự án được UBND thành phố giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng. Nhiều dự án các khu đô thị diện tích đất để hoang, gây lãng phí.
Ông Bùi Đức Thụ, nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách:“Các dự án chậm triển khai, chậm sử dụng. Đường sắt Nhổn-Ga Hà Nội, đụng đến đoạn ngầm là đụng đến móng nhà xung quanh, tư vấn thiết kế phải tính chứ. Quy hoạch nổi thì cần tính cả quy hoạch ngầm.”
Các thành viên Đoàn giám sát cho rằng, các tồn tại, hạn chế nêu trên đều là nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực đầu tư, gây bức xúc cho dư luận. Đề nghị Thành phố làm rõ số thất thoát, lãng phí (cả về vốn, tài sản, đất đai) trong quản lý, triển khai thực hiện các dự án đầu tư công; có các giải pháp chấn chỉnh, xử lý quyết liệt các sai phạm, gắn trách nhiệm cá nhân, người đứng đầu trong từng cơ quan tổ chức.
Giá rao bán căn hộ chung cư tại nhiều dự án ở Hà Nội tăng, bất kể khu vực. Tính đến cuối năm 2024, giá chung cư sơ cấp và thứ cấp đều tăng. Cụ thể, giá bán căn hộ chung cư sơ cấp đạt 72 triệu đồng/m2, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái và 12% so với quý trước. Đây là mức tăng cao nhất ghi nhận được trong vòng 8 năm trở lại đây tại thị trường chung cư Hà Nội.
Thị trường bất động sản TP HCM đã bước qua vùng đáy và đang dần có tín hiệu phục hồi. Theo đó, nhiều doanh nghiệp sau thời gian nằm im thăm dò thị trường đã dần có các động thái, khởi động các dự án làm ấm thị trường.
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nghiên cứu lập điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết ô đất A3/CT2 tại phường Việt Hưng, quận Long Biên với diện tích khoảng 16.395 m2.
Bộ Tài chính cho hay, cơ quan này đang tiếp tục nghiên cứu, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản để báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Mới đây, CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (HoSE: mã chứng khoán AGG) bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 325 triệu đồng do thay đổi phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua ĐHĐCĐ.
Năm 2025, nguồn cung mới căn hộ chung cư tại Hà Nội được kỳ vọng tiếp tục dồi dào, ước đạt hơn 31.000 căn mở bán, cao hơn so với năm 2024. Nguồn cung chủ yếu tập trung ở phân khúc cao cấp, với sự gia tăng nguồn cung hạng sang.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu, lập Quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2025.
Trong ba năm tới, giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng từ 4-8% mỗi năm ở phía Bắc và 3 - 7% mỗi năm ở phía Nam. Các khu công nghiệp mới dự kiến sẽ tập trung ở các thị trường như Hải Phòng và Vĩnh Phúc ở phía Bắc hoặc Bình Dương, Đồng Nai, Long An ở phía Nam.
Tại TP HCM tính đến cuối quý IV/2024 đạt 310 triệu đồng/m2 trong khi đó, tại Hà Nội, giá bán sơ cấp của phân khúc này đạt khoảng 220 triệu đồng/m2. Khoảng cách giá nhà đất tại hai đô thị lớn lên đến gần 100 triệu đồng/m2
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 07/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn tại buổi làm việc về tình hình triển khai quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng các khu chung cư cũ trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 8/1/2025 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên (Dự án).
Chiều 8/1, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra Dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Sau thời gian thi công năng suất và đầy nỗ lực của chủ đầu tư cùng nhà thầu xây dựng, tòa căn hộ cao cấp The Fibonan đã chính thức cất nóc ngày 05/01/2025 vừa qua. Đồng thời, Chủ đầu tư cũng cam kết sẽ tiếp tục hoàn thiện dự án để bàn giao căn hộ tới khách hàng đúng thời hạn.
Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai mới đây ban hành công văn hướng dẫn tạo và trình bày thông tin mã QR của sổ đỏ. Theo đó, người dân sẽ tra cứu được 5 thông tin từ mã QR của sổ đỏ.
Danh mục các công trình, dự án nằm trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Phúc Thọ bao gồm 149 dự án với tổng diện tích là 517,74ha; Huyện Ba Vì dự án trong kế hoạch, bao gồm 181 dự án với tổng diện tích là 1.135,06ha.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 29/QĐ-TTg ngày 5/1/2025 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vinh Quang (giai đoạn 1), thành phố Hải Phòng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?