Nhiều khu đất tại các vị trí đắc địa trung tâm TP. Đà Nẵng gần như bỏ hoang, gây lãng phí một nguồn lực rất lớn phục vụ cho sự phát triển của Thành phố. Hiện UBND Thành phố giao cho các sở ngành liên quan rà soát để sớm đưa những 'tấc vàng' vào sử dụng.
Dự án Đà Nẵng Center được UBND TP. Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2008 nhưng đến nay vẫn nằm im ngay trung tâm quận Hải Châu - Ảnh: VGP/Nhật Anh
Nhiều khu đất "vàng" để... treo ngay trung tâm
Nhắc đến dự án "treo" tại TP. Đà Nẵng, nhiều người biết đến 3 dự án với gần 30.000 m2 "đất vàng" ngay xung quanh Nhà hát Thành phố gồm: Dự án Đà Nẵng Center của Công ty cổ phần Địa ốc Vũ Châu Long; dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp Viễn Đông Meridian của Công ty cổ phần Địa ốc Viễn Đông Việt Nam; dự án khu phức hợp cao cấp thương mại, văn phòng, khách sạn và chung cư cao cấp Golden Square của Công ty cổ phần Địa ốc Đông Á.
Trong đó, Dự án Đà Nẵng Center được UBND TP. Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2008 tại khu đất 7.878 m2 (số 8 đường Phan Châu Trinh, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu). Đây là dự án khu phức hợp gồm căn hộ, trung tâm thương mại, khách sạn tiêu chuẩn 5 sao quy mô gần 40 tầng. Tiến độ thực hiện dự án được cấp phép từ tháng 3/2008 đến tháng 3/2011, được giãn tiến độ đến ngày 31/10/2018.
Theo ghi nhận, trên khu đất, chủ đầu tư đã thi công một số hạng mục tường vây, cọc khoan nhồi... Hiện khu đất này gần như bỏ hoang, ao tù nước đọng gây mất vệ sinh môi trường. Người dân nhiều lần gửi đơn kiến nghị lên chính quyền TP. Đà Nẵng nhưng vẫn chưa được xử lý.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Tổ dân phố 31, phường Hải Châu 1 cho biết: "Dự án treo 14 năm nay, khu đất trở thành hồ nước mênh mông, cây cối um tùm, là nơi sinh sôi muỗi, chuột, rắn… Tổ dân phố, chi bộ phản ánh lên HĐND về vấn đề môi trường mà đến nay vẫn chưa được giải quyết".
Khu đất 11.170 m2 tại số 84 Hùng Vương, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu bỏ hoang nhiều năm nay, cây mọc um tùm - Ảnh: VGP/Nhật Anh
Còn Dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp Viễn Đông Meridian tại số 84 Hùng Vương, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu được cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2008, trên diện tích 11.170 m2 đất.
Tương tự như Dự án Đà Nẵng Center, Dự án Viễn Đông Meridian cũng chỉ dừng lại ở việc thi công cọc khoan nhồi, tường vây, rồi bỏ bê suốt nhiều năm qua.
Ngày 14/11/2019, UBND TP. Đà Nẵng có thông báo chấm dứt hoạt động dự án này. Khu đất được chuyển nhượng cho Công ty TNHH MTV Kinh Bắc Đà Nẵng và chủ đầu tư đã nộp hồ sơ chấp nhận chủ trương đầu tư xây Trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp Diamond Square với quy mô 31 tầng.
Tuy nhiên dự án này cũng đang gặp vướng, không đủ điều kiện để chấp thuận chủ trương đầu tư, cần phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 phù hợp với mục đích sử dụng đất mới có thể tiếp tục triển khai dự án.
Công trình Dự án khu phức hợp Golden Square "treo" nhiều năm qua - Ảnh: VGP/Nhật Anh
Cũng giống 2 dự án trên, Dự án Khu phức hợp thương mại, văn phòng, khách sạn và chung cư cao cấp Golden Square với quy mô 36 tầng của Công ty cổ phần Địa ốc Đông Á được cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2008 tại khu đất 10.664 m2 thuộc phường Hải Châu 1, quận Hải Châu. Dự án được cấp phép thi công đến tháng 2/2011, được giãn tiến độ đến ngày 31/10/2018.
Tuy nhiên đến nay Dự án mới chỉ hoàn thành phần tường vây, 2 tầng hầm và 4 tầng nổi. UBND TP. Đà Nẵng nhiều lần làm việc với nhà đầu tư, cho phép chấm dứt hoạt động dự án, chuyển nhượng đất và tài sản cho nhà đầu tư có năng lực hơn. Ngày 17/3/2022, chủ đầu tư có công văn thông báo đang làm việc với Ngân hàng TMCP Đông Á để tiến hành đấu giá, bán tài sản, chuyển quyền sử dụng khu đất này.
Bên cạnh Hải Châu, tại khu vực quận Sơn Trà cũng có nhiều khu đất "đóng băng" lâu năm gây lãng phí, ô nhiễm môi trường. Đơn cử như 2 thửa đất thương mại dịch vụ, diện tích gần 14.000 m2 tọa lạc tại góc đường Phạm Văn Đồng-Ngô Quyền, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà.
Khu đất này nằm ngay đầu cầu sông Hàn nhưng vẫn bị để trống nhiều năm nay. Đến tháng 6/2019, khu đất được chuyển nhượng cho Công ty cổ phần Century Bay Đà Nẵng để thực hiện các thủ tục pháp lý triển khai dự án.
Tuy nhiên theo UBND TP. Đà Nẵng, đến nay, thời gian gia hạn tiến độ sử dụng đất đã hết. Công ty chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục về xây dựng, đầu tư, môi trường để đưa đất vào sử dụng. UBND TP. Đà Nẵng đã giao các sở, ngành kiểm tra, rà soát để đưa ra phương án sử dụng đất đối với Công ty cổ phần Century Bay Đà Nẵng.
Hai thửa đất vàng gần 14.000 m2 góc đường Phạm Văn Đồng-Ngô Quyền - Ảnh: VGP/Nhật Anh
Sớm tháo gỡ, xử lý tình trạng 'treo'
Ngoài các khu đất trên, tại Đà Nẵng hiện còn nhiều dự án, khu đất khác được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà các chủ đầu tư chưa đưa vào sử dụng, tiến độ sử dụng đất chậm.
Theo báo cáo của UBND TP. Đà Nẵng, tổng số dự án và diện tích đất tồn đọng chưa đưa vào sử dụng, chưa được xử lý đến ngày 31/12/2021 là 326 khu đất với tổng diện tích trên 2 triệu m2 đất. Qua rà soát có 81 dự án, khu đất được gia hạn quyền sử dụng đất; 6 dự án, khu đất hết hạn nhưng chưa nộp tiền sử dụng đất; 31 dự án, khu đất đã hết thời gian gia hạn 24 tháng nhưng vẫn chưa đưa đất vào sử dụng.
Về nguyên nhân nhiều khu đất hết thời gian gia hạn 24 tháng nhưng chưa đưa vào sử dụng, theo UBND TP. Đà Nẵng, một số dự án có những lý do không phải lỗi từ phía chủ đầu tư như: Vướng mắc trong điều chỉnh quy hoạch, vướng mắc trong thực hiện các thủ tục pháp lý để đủ cơ sở đưa đất vào sử dụng, tiếp tục triển khai dự án; do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, giãn cách xã hội…
Bên cạnh đó, một số dự án, khu đất đã được gia hạn tiến độ sử dụng đất, nhưng chủ đầu tư, người sử dụng đất đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất và dự án cho chủ đầu tư khác khi gần hết thời gian gia hạn tiến độ sử dụng đất, gây khó khăn trong việc áp dụng các quy định thu hồi đất.
Đối với những trường hợp này, nếu thực hiện việc thu hồi đất, không bồi thường về đất đai và tài sản gắn liền trên đất ngay khi hết thời gian gia hạn tiến độ đất, sẽ gặp khó khăn, có khả năng tạo điểm nóng về khiếu nại, khiếu kiện.
Khu đất góc phía đông nút giao thông Phạm Văn Đồng-Ngô Quyền bỏ hoang nhiều năm, không được che chắn trở thành nơi người dân đổ xà bần, cây mọc um tùm - Ảnh: VGP/Nhật Anh
Để khắc phục tình trạng trên, TP. Đà Nẵng có chủ trương cho phép một số chủ đầu tư hoàn thiện dự án. UBND Thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành có liên quan rà soát, phối hợp triển khai nhanh các thủ tục có liên quan để tiếp tục triển khai dự án, yêu cầu các chủ đầu tư có cam kết về tiến độ thực hiện dự án.
UBND TP. Đà Nẵng cũng xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về các trường hợp bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh..., để có cơ sở giải quyết các trường hợp đã được gia hạn tiến độ sử dụng đất nhưng chủ đầu tư vẫn không đưa đất vào sử dụng vì những lý do trên, không phải do lỗi của chủ đầu tư.
Đối với các trường hợp còn thời gian gia hạn sử dụng đất mà chủ đầu tư chuyển nhượng dự án và quyền sử dụng đất thì cần có chế tài xử lý, yêu cầu người nhận chuyển nhượng cam kết cụ thể về việc đưa đất vào sử dụng, kế thừa các quyền và nghĩa vụ liên quan của người chuyển nhượng.
Hình ảnh nhếch nhác tại một khu đất chưa được đưa vào sử dụng trên tuyến đường du lịch Phạm Văn Đồng - Ảnh: VGP/Nhật Anh
Nói về việc thu hồi các dự án 'treo', khu đất 'treo", ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng cho hay, theo quy định của pháp luật thì các dự án chậm triển khai sẽ được gia hạn 24 tháng, sau thời gian này mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi và không bồi thường về đất và tài sản trên đất. Tuy nhiên, thực tế đến nay trên địa bàn cả nước chưa có trường hợp nào thực hiện được theo quy định này.
"Hiện nay UBND Thành phố đã giao cho Sở rà soát tất cả các trường hợp và các lý do về bất khả kháng để xử lý các dự án "treo", khu đất "treo" bảo đảm hợp tình, hợp lý. Nếu đúng là do bất khả kháng nên chưa đưa đất vào sử dụng thì Thành phố sẽ xem xét, còn những trường hợp nào nhà đầu tư, chủ sở hữu cố tình không đưa đất vào sử dụng sau 24 tháng gia hạn thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật", ông Tô Văn Hùng nói.
Giá rao bán căn hộ chung cư tại nhiều dự án ở Hà Nội tăng, bất kể khu vực. Tính đến cuối năm 2024, giá chung cư sơ cấp và thứ cấp đều tăng. Cụ thể, giá bán căn hộ chung cư sơ cấp đạt 72 triệu đồng/m2, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái và 12% so với quý trước. Đây là mức tăng cao nhất ghi nhận được trong vòng 8 năm trở lại đây tại thị trường chung cư Hà Nội.
Thị trường bất động sản TP HCM đã bước qua vùng đáy và đang dần có tín hiệu phục hồi. Theo đó, nhiều doanh nghiệp sau thời gian nằm im thăm dò thị trường đã dần có các động thái, khởi động các dự án làm ấm thị trường.
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nghiên cứu lập điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết ô đất A3/CT2 tại phường Việt Hưng, quận Long Biên với diện tích khoảng 16.395 m2.
Bộ Tài chính cho hay, cơ quan này đang tiếp tục nghiên cứu, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản để báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Mới đây, CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (HoSE: mã chứng khoán AGG) bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 325 triệu đồng do thay đổi phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua ĐHĐCĐ.
Năm 2025, nguồn cung mới căn hộ chung cư tại Hà Nội được kỳ vọng tiếp tục dồi dào, ước đạt hơn 31.000 căn mở bán, cao hơn so với năm 2024. Nguồn cung chủ yếu tập trung ở phân khúc cao cấp, với sự gia tăng nguồn cung hạng sang.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu, lập Quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2025.
Trong ba năm tới, giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng từ 4-8% mỗi năm ở phía Bắc và 3 - 7% mỗi năm ở phía Nam. Các khu công nghiệp mới dự kiến sẽ tập trung ở các thị trường như Hải Phòng và Vĩnh Phúc ở phía Bắc hoặc Bình Dương, Đồng Nai, Long An ở phía Nam.
Tại TP HCM tính đến cuối quý IV/2024 đạt 310 triệu đồng/m2 trong khi đó, tại Hà Nội, giá bán sơ cấp của phân khúc này đạt khoảng 220 triệu đồng/m2. Khoảng cách giá nhà đất tại hai đô thị lớn lên đến gần 100 triệu đồng/m2
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 07/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn tại buổi làm việc về tình hình triển khai quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng các khu chung cư cũ trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 8/1/2025 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên (Dự án).
Chiều 8/1, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra Dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Sau thời gian thi công năng suất và đầy nỗ lực của chủ đầu tư cùng nhà thầu xây dựng, tòa căn hộ cao cấp The Fibonan đã chính thức cất nóc ngày 05/01/2025 vừa qua. Đồng thời, Chủ đầu tư cũng cam kết sẽ tiếp tục hoàn thiện dự án để bàn giao căn hộ tới khách hàng đúng thời hạn.
Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai mới đây ban hành công văn hướng dẫn tạo và trình bày thông tin mã QR của sổ đỏ. Theo đó, người dân sẽ tra cứu được 5 thông tin từ mã QR của sổ đỏ.
Danh mục các công trình, dự án nằm trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Phúc Thọ bao gồm 149 dự án với tổng diện tích là 517,74ha; Huyện Ba Vì dự án trong kế hoạch, bao gồm 181 dự án với tổng diện tích là 1.135,06ha.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 29/QĐ-TTg ngày 5/1/2025 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vinh Quang (giai đoạn 1), thành phố Hải Phòng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?