Củ Tam thất là gì? Công dụng và cách dùng củ Tam thất tốt nhất
Củ Tam thất là gì?
Tam thất là một loài cây thảo dược lâu năm, được ví như sâm thuộc họ ngũ gia bì. Cây Tam thất có lá xanh đậm và quả mọc thành chùm, khi chín có màu đỏ rất đẹp. Hầu hết các bộ phận của loài cây này được dùng làm thuốc. Nhưng phổ biến và tiêu biểu hơn cả là củ tam thất. Củ tam thất hấp thu tinh hoa nhiều năm của lòng đất, mang lại giá trị tuyệt vời cho sức khoẻ của con người.
Củ Tam thất đều có hình con quay hay hình thoi, độ dài trung bình là khoảng 3cm, đường kính trung bình 1.5cm.
Củ tam thất hấp thu tinh hoa nhiều năm của lòng đất, mang lại giá trị tuyệt vời cho sức khoẻ của con người. |
Đặc tính tam thất là cây thảo ưa những nơi có bóng râm và ẩm mát, thường mọc ở trên những vùng núi cao từ 1.500m. Vì vậy, ở Việt Nam, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu... là những nơi xuất hiện nhiều tam thất nhất.
Trong cây tam thất, củ là bộ phận được dùng để làm thuốc nhiều nhất. Củ cây tam thất mang thường được mang về rửa sạch, phơi hoặc sấy cho khô, sau đó sẽ phân loại ra rễ củ, rễ nhánh, thân rễ.
Theo hóa học, trong củ cây tam thất bắc chứa nhiều các nhóm thành phần hóa học, như saponin (4,42–12%), ginsenosid như Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1 và glucoginsenosid.
Trong củ cây tam thất có tinh dầu (trong đó có α-guaien, β-guaien và octadecan). Ngoài ra còn có chứa flavonoid, phytosterol (β-sitosterol, stigmasterol, daucosterol), polysaccharid (arabinogalactan: sanchinan A), muối vô cơ. Có axit amin và các nguyên tố như Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất saponin là arasaponin A, arasaponin B...
Còn theo Đông y học cổ truyền, tam thất vị ngọt, hơi đắng, có tính ấm, vì vậy rất hiệu quả để cầm máu, giảm đau, giảm sưng tấy,... Ngoài ra còn điều trị được các chứng sưng tấy, người mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ít ngủ, ngủ không ngon giấc.
Trong cây tam thất, củ là bộ phận được dùng để làm thuốc nhiều nhất. Củ cây tam thất mang thường được mang về rửa sạch, phơi hoặc sấy cho khô, sau đó sẽ phân loại ra rễ củ, rễ nhánh, thân rễ. |
Công dụng của củ tam thất
Toàn cây tam thất đều rất quý và đều sử dụng để bồi bổ sức khỏe hoặc kết hợp với các thảo dược để điều trị bệnh.
Trong Đông y, đặc tính của tam thất có tác dụng như: Cầm máu, giảm đau. Để chữa các chứng bệnh như nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, chảy máu ở các khiếu như mắt, tai... Đại tiện ra máu, bị kiết lỵ phân có máu. Băng huyết, rong huyết, rong kinh, hoa mắt chóng mặt ở phụ nữ sau khi sinh đẻ. Giúp đẩy sản dịch, huyết hôi không thoát ra được ở phụ nữ. Chướng hoặc đau bụng. Tụ máu hay xuất huyết do trật đả, đau do viêm tấy sưng nề...
Trong Đông y, đặc tính của tam thất có tác dụng như: Cầm máu, giảm đau, chữa đau bụng kinh. |
Trong y học hiện đại củ tam thất cũng có nhiều công dụng với sức khoẻ.
Tác dụng cầm máu và bổ máu: Tam thất được xem là vị thuốc bổ máu hàng đầu trong nhóm dược liệu. Ngoài ra, nhờ tác dụng cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng nên được dùng trong các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va đập gây bầm tím phần mềm),…
Bảo vệ tim mạch và mạch não: Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy. Ngoài ra, nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch, hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.
Kích thích thần kinh trung ương, giải tỏa stress, giúp hồi phục hệ thần kinh và tăng cường trí nhớ: Tác dụng của tam thất này có được là nhờ hoạt chất Saponin. Không những thế, nó còn có tác dụng phòng ngừa chống tai biến mạch máu não, làm tan đi các cục máu đông, giúp máu lưu thông bình thường
Chống lão hóa: Trong củ tam thất chứa thành phần hoạt tính saponin và flavonoid giúp cải thiện khả năng vận hành của các cơ quan liên quan trong cơ thể, chống lại các gốc tự do, chống oxy hóa, có thể đóng vai trò trong việc trì hoãn lão hóa.
Phòng ngừa và điều trị ung thư: Hai hoạt chất Saponin, Flavonoid có trong củ tam thất được chứng minh có thể giúp ngăn chặn sự lão hóa, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, các khối u bướu, tăng cường sức đề kháng, trợ sức trợ lực,…từ đó kéo dài sự sống của người bệnh.
Điều hòa kinh nguyệt: Thành phần hoạt tính trong tam thất có tác dụng giống hormon điều chỉnh trục sinh dục dưới, buồng trứng. Từ đó điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ổn định.
Điều tiết đường huyết: Trong củ tam thất có chất Saponin Rg1 khi kết hợp với insulin được chỉ ra có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đường huyết cao.
Cách dùng củ tam thất
Cách chế biến
Theo dược học cổ truyền, thảo dược tam thất có nhiều cách bào chế. Mỗi cách chế biến sẽ có những công dụng khác nhau. Thông thường tam thất được bào chế dưới 3 dạng:
Dùng trực tiếp: Rửa sạch rễ tam thất, giã nát và đắp lên vị trí bị tổn thương.
Dùng sống: Rửa sạch rễ, sau đó phơi hoặc sấy khô. Có thể thái ra hoặc nghiền thành bột. Cách này thường được dùng để chữa các chứng như bị xuất huyết, tổn thương như đại tiện ra máu tươi, đau thắt ngực do thiểu năng mạch vành hoặc lên cơn nhồi máu cơ tim, bệnh gan,...
Dùng chín: Có 2 cách chế biến
Cách 1: Rửa sạch rễ, lá, thân tam thất, ủ rượu cho mềm, sau đó thái mỏng, sao qua chảo nóng, nghiền thành bột.
Cách 2: Rửa sạch, thái mỏng tam thất rồi sao lên với dầu thực vật cho đến khi rễ tam thất chuyển thành màu vàng nhạt rồi đem nghiền thành bột. Sau khi nghiền bột có thể dùng pha với mật ong để sử dụng.
Cách này thường dùng với mục đích để bồi bổ cho những người bị suy nhược, khí huyết kém. Liều dùng tam thất thông thường, mỗi ngày sắc lấy nước uống từ 5 - 10g, uống bột từ 1,5 - 3,5g, dùng ngoài không kể liều lượng.
Rửa sạch, thái mỏng tam thất rồi sao lên với dầu thực vật cho đến khi rễ tam thất chuyển thành màu vàng nhạt rồi đem nghiền thành bột. Sau khi nghiền bột có thể dùng pha với mật ong để sử dụng. |
Lưu ý khi sử dụng củ Tam thất
Những người thân nhiệt cao hơn bình thường nếu sử dụng tam thất trong thời gian dài có thể bị mẫn cảm gây mọc mụn, dị ứng ngứa ngáy,...Những trường hợp sau không nên sử dụng tâm thất: thai phụ; người khi đang chảy máu, khi bị tiêu chảy, có nguy cơ gây tử vong. Đặc biệt thận trong khi cho trẻ em sử dụng. Bởi trong thành phần của tam thất có thể gây ra tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng, vì vậy nên hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi có ý định dùng tâm thất cho mọi lứa tuổi.
Mặc dù tam thất mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên chúng ta không nên tự ý sử dụng. Việc dùng không đúng mục đích và liều lượng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe.
Nhóm người thích hợp nên sử dụng tam thất bao gồm:
Những đối tượng thường xuyên có áp lực công việc lớn (như dân văn phòng, lái xe,…) dùng tam thất để giảm bớt căng thẳng và áp lực, đồng thời phòng ngừa bệnh tim mạch phát sinh.
Đối tượng học sinh, sinh viên cần có nhiều thời gian để học bài, tối ngủ ít có thể sử dụng tam thất để tăng sức đề kháng và tăng cường sức lực, từ đó giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn, việc học nhờ thế cũng hiệu quả hơn rất nhiều.
Đối tượng thường xuyên phải làm việc một chỗ, cơ thể ít vận động, nhất là những người làm việc văn phòng phải ngồi trước máy tính trong thời gian dài rất dễ mắc bệnh mỡ máu cao và các bệnh tim mạch.
Đối tượng cao tuổi hay mắc các bệnh bệnh huyết áp cao, chứng mỡ máu cao, mất ngủ,…
Đối tượng phụ nữ sau khi sinh. Người có cơ thể ốm yếu, mới ốm dậy.
Tam thất với linh chi lại tăng cường miễn dịch, chống stress, cải thiện trí nhớ. |
Một số bài thuốc từ củ Tam thất:
Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): Ngày uống 5 g bột tam thất, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.
Phòng và chữa đau thắt ngực: Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước ấm.
Đau thắt ngực do bệnh mạch vành: Tam thất 20g, đan sâm 20g sắc uống hoặc lấy nước nấu cháo. Ăn liên tục trong vài tháng.
Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.
Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.
Chữa đau thắt lưng: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.
Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống.
Những trường hợp chảy máu bầm tím do chấn thương, ho ra máu, rong kinh rong huyết, chảy máu cam: Dùng bột hòa nước ấm uống hàng ngày, mỗi ngày 20g.
Tam thất còn phối hợp với kỷ tử, cúc hoa chữa các chứng bệnh về mắt. Tam thất với linh chi lại tăng cường miễn dịch, chống stress, cải thiện trí nhớ.