Người dân thường trồng cây sả quanh nhà ngoài vườn, xung quanh nhà vệ sinh để xua đuổi ruồi, muỗi, dĩn, bọ chét vừa làm sạch môi trường, vừa có tác dụng phòng bệnh
Người dân thường trồng cây sả quanh nhà ngoài vườn, xung quanh nhà vệ sinh để xua đuổi ruồi, muỗi, dĩn, bọ chét vừa làm sạch môi trường, vừa có tác dụng phòng bệnh

Củ sả là gì?

Củ sả là loại cây sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8m đến 1m. Lá hẹp, dài giống như lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Theo Đông y, cây sả vị the, mùi thơm, tính ấm.

Chiết xuất từ cây sả ra được nhiều tinh dầu. Trong tinh dầu sả thành phần chủ yếu à citral. Lá cây sả chứa 0,4-0,8% tinh dầu ở dạng dễ bay hơi, thân cây sả chứa 75-85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt khác. Củ sả chứa 1 - 2% tinh dầu có màu vàng nhạt, thơm mùi chanh, thành phần chủ yếu là citral (65 - 85%), geraniol (40%).

Cây Sả được trồng phổ biến khắp nơi trên thế giới. Trong đó những nước sản xuất tinh dầu Sả lớn nhất thế giới là Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc.

Ở Việt Nam, Sả được trồng nhiều tại miền Đông Nam Bộ, tây Nguyên và một số nông trường ở miền Bắc. Người dân thường trồng cây sả quanh nhà ngoài vườn, xung quanh nhà vệ sinh để xua đuổi ruồi, muỗi, dĩn, bọ chét vừa làm sạch môi trường, vừa có tác dụng phòng bệnh. Ngoài ra, tinh dầu sả còn khử mùi hôi trong công tác vệ sinh. Ngoài được dùng làm rau ăn, gia vị (nhân dân thường dùng ăn sống hoặc tẩm ướp cho thơm các món ăn) cây sả còn là vị thuốc chữa bệnh rất hữu hiệu. Bộ phận dùng làm thuốc là lá, rễ sả dùng tươi, phơi hay sấy khô.

Cây sả khá dễ sống, sả được trồng để ăn chỉ cần khoảng 3 – 4 tháng thì có thể tỉa lấy các nhánh to, trồng và vun gốc cho ra nhánh mới. Còn nếu trồng để lấy tinh dầu thì thu hoạch sau khi trồng khoảng 10 – 12 tháng.

Theo Đông y, sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm để chữa đầy bụng, đái rắt, chân phù nề, chữa ho do cảm cúm...

Củ sả là nguyên liệu vô cùng dễ tìm kiếm và có rất nhiều tác dụng cho đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Củ sả là nguyên liệu vô cùng dễ tìm kiếm và có rất nhiều tác dụng cho đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Công dụng 'thần thánh' của củ sả

Củ sả là nguyên liệu vô cùng dễ tìm kiếm và có rất nhiều tác dụng cho đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, nhờ vào công dụng hữu ích của sả để chúng ta có thể làm đẹp cho bản thân và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Giải cảm: Lá và thân Sả đập dập nấu nước với các loại lá chứa nhiều tinh dầu như: Hương nhu, Tía tô, Kinh giới, Bạc hà, Ngải cứu,… Tất cả đem xông để chữa cảm lạnh. Lưu ý khi xông phải chú ý uống nhiều nước và ở nơi kín gió.

Hỗ trợ tiêu hóa: Củ Sả non đem thái nhỏ, phơi khô tán bột (phối hợp với Mạch nha).

Tẩy uế răng miệng, khử mùi hôi: Bột củ Sả 10 phần phối hợp với Phèn phi 1 phần, trộn đều, luyện viên.

Giải nhiệt, thông tiểu, tiêu thực, làm ra mồ hôi: Lá Sả tươi nấu nước nóng uống.

Chữa phù nề 2 chân, tiểu ít: Củ Sả (2 nắm) phối hợp với Cỏ xước, rễ Cỏ tranh hoặc bông Mã đề (mỗi thứ 1 nắm).

Chữa tiêu chảy do lạnh bụng: Rễ sả 10gr, Củ gấu 8gr, Vỏ rụt 8gr, Trần bì 6gr, Hậu phác 6gr. Sắc nước uống.

Chữa đầy bụng: Lá Sả, vỏ Bưởi, Mộc thông, Trạch tả, Cỏ bấc, Hồi hương (mỗi thứ 10gr), Quế 5gr, Bồ hóng 2gr, Diêm tiêu 2gr, Xạ hương 0,05gr. Tất cả đem sắc cách thủy với 200ml nước trong 15 – 20 phút. Chia uống 2 lần sau bữa ăn trong ngày.

Giải rượu: Dùng vài củ Sả rửa sạch, giã nát với một ít nước lọc. Gạn lấy nước cho người đang say rượu uống. Người đó sẽ nhanh chóng tỉnh lại và giảm nhanh cảm giác đau đầu.

Chữa chàm mặt trẻ em: Giã nát bôi ngoài vết chàm.

Ngăn ngừa ung thư: Thường xuyên sử dụng nước Sả sẽ giúp tiêu diệt tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư gan,….Trong cây sả có chứa chủ yếu hợp chất citral - hợp chất này có tác dụng giúp tiêu diệt, ngăn ngừa các tế bào ung thư và không làm ảnh hưởng, tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Bên cạnh đó, trong sả có chứa thành phần beta-carotene-1 là chất chống oxy hoá cũng có thể giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư.

Do Sả tính ấm nên một số bệnh nhân người bị nhiệt cũng không nên sử dụng.
Do Sả tính ấm nên một số bệnh nhân người bị nhiệt cũng không nên sử dụng.

Giúp trị rối loạn kinh nguyệt: Bạn có thể uống hỗn hợp lỏng kết hợp giữa vài giọt tinh dầu sả với một ít bột tiêu đen sẽ có ích cho phụ nữ thường gặp đau bụng khi hành kinh.

Giúp giải độc: Cây sả có khả năng giúp cơ thể loại bỏ axit uric và các chất độc hại không mong muốn bên trong cơ thể.

Làm sạch gàu, trơn tóc: Lá sả, hương nhu, lá bưởi..., mỗi vị 30g, rửa sạch đun với nước, để ấm gội đầu. Mỗi tuần nên gội 2 lần. Nước gội đầu có vị sả không những làm thơm tóc, sạch gầu mà còn tránh những bệnh về tóc và da đầu.

Gia vị trong các món ăn: củ sả có thể sử dụng ở dạng tươi, sấy khô hay tán thành bột. Người ta có thể thái nhỏ phần thân và thêm vào trong các món ăn. Các món ăn khi được thêm sả đều trở nên thơm ngon hơn. Vì thế, có thể coisả là một gia vị vô cùng hiệu quả giúp món ăn thêm phần hấp dẫn.

Cách dùng củ sả

Mặc dù chưa có tài liệu nào ghi chép về tính không an toàn của Sả. Nhưng trên thực tế, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên dùng Sả. Vì Sả có thể có tác dụng kích thích tử cung gây nênsảy thai. Còn trên phụ nữ đang cho con bú, Sả có tính ấm khi dùng Sả nhiều có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa.

Do Sả tính ấm nên một số bệnh nhân người bị nhiệt cũng không nên sử dụng. Những người cơ thể suy yếu cũng cần cẩn trọng khi dùng Sả vì tính chất mãnh liệt của vị thuốc này.

Không nên uống tinh dầu Sả trực tiếp vì có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Để dễ chế biến và bảo quản, chúng ta sấy khô sả củ rồi xay thành bột, không chỉ giữ lại đưỡ những ưu điểm về mùi hương và dưỡng chất như sả tươi mà sả bột còn khắc phục được những nhược điểm khác như đỡ hăng hơn, dễ sử dụng và bảo quản lâu hơn.

Cách làm bột củ sả đơn giản

Bước 1: Chọn củ sả tươi chất lượng, chọn củ già, chất lượng loại 1. Rửa sạch, loại bỏ lá già và để ráo nước
Bước 1: Chọn củ sả tươi chất lượng, chọn củ già, không bị ủng, sâu. Đem rửa sạch, loại bỏ lá già và để ráo nước, rồi thái nhỏ.
Bước 2: Cho sả đã thái mỏng vào khay, trải đều rồi cho vào lò sấy, sấy với nhiệt độ 80 độ C trong khoảng 6 giờ đến khi sả khô, giòn và dậy mùi thơm thì lấy ra.
Bước 2: Cho sả đã thái mỏng vào khay, trải đều rồi cho vào lò sấy, sấy với nhiệt độ 80 độ C trong khoảng 6 giờ đến khi sả khô, giòn và dậy mùi thơm thì lấy ra.
Bước 3: Đem đi xay nhiễn, nghiền thành bột mịn.
Bước 3: Đem đi xay nhiễn, nghiền thành bột mịn.
Cuối cùng chúng ta cho bột sả vào hũ và để nơi khô ráo bảo quản.
Cuối cùng chúng ta cho bột sả vào hũ và để nơi khô ráo bảo quản.