Chuyển đổi số là một yêu cầu cấp thiết đối với ngành Du lịch. Tuy nhiên, đây vẫn là một bài toán đầy thách thức, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành. Đáng nói, năm 2025 được xem là cột mốc quan trọng để bứt phá.
Du lịch Việt Nam tăng trưởng vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh: dulichsaigon.edu.vn)
Du lịch Việt Nam 2024: Bước chuyển mình mạnh mẽ
Du lịch là một trong những ngành kinh tế tăng trưởng
nhanh nhất toàn cầu, đóng góp lớn vào GDP mà không cần đến xuất khẩu tài
nguyên.
Dự báo đến năm 2029, lĩnh vực này sẽ chiếm trên 10% GDP toàn cầu, với
giá trị khoảng 9 nghìn tỷ USD. Đến năm 2024, con số này có thể tăng gấp đôi, đạt
gần 20 nghìn tỷ USD.
Tại Việt Nam, du lịch được nhiều địa phương xác định
là ngành kinh tế mũi nhọn. Vì thế, việc chuyển đổi số trong ngành này ngày càng
trở nên cấp bách, đặc biệt khi đóng góp của du lịch vào ngân sách các tỉnh,
thành phố không ngừng gia tăng.
Du lịch là một trong những ngành kinh tế tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu. (Ảnh: Down to Earth)
Năm 2024 đánh dấu một giai đoạn phục hồi ấn tượng của
ngành du lịch Việt Nam với những con số tăng trưởng đầy tích cực. Ước tính, lượng
khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 17,5 triệu lượt, tăng 38,9% so với năm
2023.
Trong khi đó, khách du lịch nội địa đạt 110 triệu lượt, tăng 1,6% so với
cùng kỳ. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 840 nghìn tỷ đồng, tăng 23,8%
so với năm trước.
Sự khởi sắc của ngành không chỉ góp phần thúc đẩy nền
kinh tế mà còn phản ánh nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ cũng như chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch.
Năm 2024, ngành du lịch tiếp tục nhận được sự quan tâm
lớn từ Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa
các địa phương và doanh nghiệp.
Chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ là một trong những điểm nhấn trong năm 2024. (Ảnh: Bộ VHTT&DL)
Các kế hoạch và chính sách phát triển du lịch bám sát
Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, Luật Du lịch 2017, cùng các chỉ đạo của
Chính phủ với phương châm: sản phẩm đặc sắc, dịch vụ chuyên nghiệp, thủ tục đơn
giản, thuận tiện, giá cả cạnh tranh, môi trường sạch đẹp, điểm đến an toàn, văn
minh, thân thiện.
Nhờ vậy, ngành Du lịch Việt Nam không chỉ phục hồi mạnh mẽ
sau đại dịch mà còn khẳng định vị thế là một trong những ngành kinh tế quan trọng
của đất nước.
Công tác xúc tiến du lịch trong năm 2024 tiếp tục ghi
nhận nhiều dấu ấn đột phá. Các chiến dịch quảng bá ngày càng đổi mới, sáng tạo
và hiệu quả hơn, giúp mở rộng thị trường, thu hút du khách quốc tế.
Một trong
những sự kiện nổi bật là Chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại
Hoa Kỳ, tổ chức ngay tại Hollywood, mang đến cơ hội quảng bá hình ảnh du lịch
Việt Nam đến khán giả toàn cầu.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn đăng cai Hội nghị quốc tế về
Du lịch Nông thôn lần thứ nhất do Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) tổ
chức tại Quảng Nam. Sự kiện này không chỉ thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn
mà còn thể hiện vai trò và uy tín của Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế.
Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của Tổ chức Du lịch Liên Hiệp quốc (UN Tourism) lần thứ nhất tại Quảng Nam. (Ảnh: Bộ VHTT&DL)
Ở cấp địa phương, các chương trình kích cầu du lịch nội
địa cũng được triển khai sôi động với chiến dịch "Người Việt đi du lịch Việt
– Việt Nam tôi yêu", thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và tỉnh
thành. Nhờ đó, các điểm đến trên cả nước đón nhận lượng khách ổn định ngay cả
trong các mùa thấp điểm.
Nhiều giải thưởng danh giá
Năm 2024 là một năm rực rỡ của du lịch Việt Nam trên trường quốc tế với hàng loạt giải thưởng danh giá: "Điểm đến hàng đầu châu Á", "Điểm đến di sản hàng đầu châu Á", "Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á".
Tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới (WTA) lần thứ 31, Việt Nam tiếp tục được vinh danh là "Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới". Đây là lần thứ 6 Việt Nam nhận danh hiệu "Điểm đến hàng đầu châu Á", khẳng định sức hút mạnh mẽ của du lịch Việt Nam đối với du khách quốc tế.
Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) khu vực châu Á và châu Đại Dương lần thứ 31 năm 2024. Ảnh: WTA.
Không chỉ có các điểm đến nổi bật, các làng du lịch Việt
Nam cũng nhận được sự công nhận từ cộng đồng quốc tế. Sau Làng du lịch Thái Hải
(Thái Nguyên) năm 2022 và Làng Tân Hóa (Quảng Bình) năm 2023, đến năm 2024,
Làng rau Trà Quế (Quảng Nam) đã tiếp tục được UN Tourism vinh danh.
Bước sang năm 2025, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu: đón từ 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ từ 120 - 130 triệu lượt khách nội địa, tổng doanh thu ước đạt từ 980 - 1.050 nghìn tỷ đồng. Để hiện thực hóa những mục tiêu này, ngành du lịch sẽ tập trung vào các giải pháp chiến lược như: Tăng cường chiến dịch truyền thông và quảng bá quốc tế; Đẩy mạnh liên kết du lịch liên vùng, liên tỉnh; Cải thiện chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch; Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số trong quản lý và vận hành; Hoàn thiện chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch phát triển.
Chuyển đổi số – Chìa khóa giúp du lịch Việt Nam bứt phá mạnh mẽ
Du lịch Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển
mới, chuyển đổi số trở thành yếu tố then chốt giúp ngành không chỉ phục
hồi sau đại dịch mà còn hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Sự tăng trưởng của ngành Du lịch năm 2024 có sự đóng góp lớn từ chuyển đổi số, giúp thay đổi cách thức vận hành truyền thống, mở ra nhiều mô hình mới, tiếp cận khách hàng trực tiếp hơn thông qua nền tảng số.
Việc ứng dụng
công nghệ hiện đại vào hoạt động du lịch không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm của
du khách mà còn giảm bớt sự phụ thuộc vào lữ hành trung gian, tối ưu hóa quản
lý và khai thác tài nguyên du lịch hiệu quả hơn.
Trang vàng du lịch Việt Nam - nơi cung cấp các sản phẩm du lịch, dịch vụ chất lượng (Ảnh: vietnamtourism.gov.vn)
Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong, chuyển đổi số đã giúp ngành du lịch dịch chuyển từ mô hình B2B
(doanh nghiệp với doanh nghiệp) sang B2C (doanh nghiệp với khách hàng). Nhờ đó,
khách du lịch có thể tự do tìm kiếm, đặt vé, đặt tour và thanh toán trực tuyến
mà không cần thông qua các đại lý truyền thống.
Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, các địa
phương cũng đang chủ động triển khai nhiều sáng kiến du lịch số.
Nhiều điểm đến tại Việt Nam đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo. (Ảnh: sokhcn.tayninh.gov.vn)
TP. Hồ Chí
Minh đã phát triển ứng dụng du lịch thông minh trên iOS và Android, tái hiện
thành phố dưới dạng không gian 3D giúp du khách khám phá từ xa.
Thủ đô Hà Nội
tích hợp các công nghệ thực tế ảo, thuyết minh tự động, giúp khách du lịch trải
nghiệm đa phương tiện khi tham quan các điểm đến.
Trong khi đó, Đà Nẵng cũng đẩy
mạnh ứng dụng VR360 và hệ thống hướng dẫn du lịch thông minh bằng hai ngôn ngữ,
tạo ra những trải nghiệm chân thực và tiện lợi hơn.
Với ngành du lịch, chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu. Khi công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và nền tảng thông minh được áp dụng đúng cách, du lịch Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển nhanh và bền vững.
Trong năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tập trung xây dựng hệ
sinh thái du lịch thông minh, đồng bộ và liên kết trên phạm vi cả nước. Bộ cũng
ban hành bộ tiêu chí đánh giá "Nền tảng số quốc gia về Quản trị và Kinh
doanh du lịch", đồng thời xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả điểm đến du
lịch thông minh.
Bên cạnh đó, ba dự án trọng điểm về số hóa di sản, du
lịch thông minh và trung tâm điều hành du lịch quốc gia đang được triển khai mạnh
mẽ. Bộ cũng đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, tận dụng nền tảng mạng xã
hội và ký kết các thỏa thuận hợp tác để thúc đẩy kết nối du lịch số toàn cầu.
Phá vỡ "rào cản" trong quá trình chuyển đổi số du lịch
Du khách sử dụng ứng dụng điện thoại nhiều hơn trong các trải nghiệm du lịch. (Ảnh: Traveloka)
Dù có nhiều kết quả tích cực, quá trình chuyển đổi số trong ngành Du lịch vẫn đối mặt không ít thách thức. Một trong số đó là việc xây dựng cơ sở dữ liệu du
lịch thống nhất.
Hiện nay, nhiều địa phương và doanh nghiệp vẫn triển khai công
nghệ số theo hướng riêng lẻ, thiếu sự kết nối đồng bộ, gây lãng phí nguồn lực.
Ngoài ra, việc đầu tư vào hạ tầng công nghệ và đào tạo
nhân lực cũng là một bài toán lớn.
Ngành Du lịch cần đội ngũ chuyên gia có khả
năng vận hành hệ thống công nghệ cao, đồng thời phải đảm bảo nguồn vốn đầu tư đủ
mạnh để duy trì các nền tảng số hiện đại.
Hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số Với tài nguyên thiên nhiên đa dạng, con người thân thiện, văn hóa đặc sắc, kết hợp với nền tảng du lịch số phát triển, Việt Nam hoàn toàn có thể bắt kịp xu hướng du lịch thế giới trong vòng 7 đến 10 năm. Chuyển đổi số đang mở ra cơ hội lớn giúp du lịch Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong những năm tới.
Tương lai của du lịch Việt Nam sẽ phụ thuộc vào việc áp
dụng công nghệ một cách đồng bộ, hiệu quả để nâng cao trải nghiệm du khách, tối
ưu hóa quản lý và tăng cường năng lực cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.
Nếu tận dụng tốt tiềm năng này, ngành du lịch sẽ không chỉ phục hồi mà còn bứt
phá mạnh mẽ, đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất toàn
cầu.
Chuyển đổi số góp phần vào tăng trưởng ngành Du lịch. (Ảnh minh họa)
Chuyển đổi số không chỉ là thông minh hơn
Dù đã có nhiều nỗ lực, chuyển đổi số trong du lịch vẫn
gặp không ít thách thức. Tính đến tháng 11/2024, hơn 40 tỉnh, thành đã triển
khai ứng dụng công nghệ số để nâng cao trải nghiệm du khách. Không chỉ dừng lại
ở vé điện tử hay QR-code, nhiều địa phương đã áp dụng AI, VR, AR vào dịch vụ du
lịch.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã chủ động ứng dụng
công nghệ để phát triển các sản phẩm du lịch số. Tỉnh Thừa Thiên - Huế đang triển
khai loạt sản phẩm du lịch thông minh như VR, AR, 3D mapping, hộ chiếu du lịch
điện tử, cùng nhiều tiện ích hỗ trợ du khách tìm kiếm thông tin và đặt dịch vụ.
Cần giải pháp đồng bộ trong chuyển đổi số du lịch. (Ảnh minh họa)
Tại TP.HCM, công nghệ 3D được ứng dụng rộng rãi tại
các điểm tham quan, kết hợp với công nghệ quét 3D, bản đồ du lịch tương tác
thông minh 3D/360, và hướng dẫn viên ảo.
Nhiều tỉnh, thành khác như Hà Nam,
Ninh Bình, Quảng Ninh, Hà Giang, Kiên Giang, Khánh Hòa, Hải Phòng cũng đang
tích cực triển khai công nghệ số vào các điểm du lịch, mang lại trải nghiệm hấp
dẫn cho du khách.
Không chỉ dừng lại ở các ứng dụng công nghệ trực tiếp
vào dịch vụ, nhiều địa phương còn đẩy mạnh quảng bá du lịch trên các nền tảng số.
Việc sử dụng KOLs làm đại sứ du lịch, kết hợp cùng các chiến dịch truyền thông
trên mạng xã hội, đang giúp hình ảnh du lịch Việt Nam lan tỏa mạnh mẽ hơn.
Hơn
nữa, quá trình số hóa không chỉ tập trung vào trải nghiệm của du khách mà còn mở
rộng đến hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng, sân bay, nhà ga… để đảm bảo một hệ
sinh thái du lịch hiện đại và đồng bộ.
Quảng bá HộiAn trên nền tảng Metaverse. (Ảnh: sokhcn.tayninh.gov.vn)
Những rào cản trong chuyển đổi số du lịch
Dù có nhiều tín hiệu tích cực, chuyển đổi số trong
ngành du lịch vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, có bốn thách thức lớn mà
các địa phương cần giải quyết.
Thứ nhất, sự khác biệt trong chiến lược phát triển du
lịch giữa các tỉnh, thành khiến việc triển khai chuyển đổi số thiếu đồng bộ. Một
số địa phương đã đầu tư mạnh mẽ và đạt kết quả tốt, trong khi những nơi khác vẫn
còn lúng túng. Điều này đặt ra nhu cầu liên kết vùng để tạo ra các mô hình hợp
tác số hóa hiệu quả, tương tự như mô hình "Liên kết di sản" hay
"Miền Trung 3 tỉnh, 4 điểm đến" trước đây.
Đầu tư vào hạ tầng công nghệ số vẫn còn là bài toán khó. (Ảnh minh họa)
Thứ hai, việc đầu tư vào hạ tầng công nghệ số vẫn còn
là bài toán khó đối với các tỉnh mới bắt đầu phát triển du lịch. Nếu không có sự
hợp tác của doanh nghiệp và các nguồn vốn ngoài ngân sách, nhiều địa phương sẽ
khó có thể theo kịp xu hướng chuyển đổi số.
Thứ ba, hệ thống chính sách, cơ chế quản lý và hướng dẫn
thực hiện chuyển đổi số trong ngành du lịch vẫn chưa thực sự rõ ràng, dẫn đến
tình trạng lúng túng trong quá trình triển khai.
Cuối cùng, vấn đề nhân lực vẫn là rào cản lớn khi chuyển
đổi số đòi hỏi đội ngũ có kiến thức chuyên sâu về công nghệ và du lịch. Việc
đào tạo nguồn nhân lực có năng lực số hóa là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự
phát triển bền vững của ngành.
Việt Nam đang là điểm đến đầy sức hút trên bản đồ du lịch thế giới. Dữ liệu tổng hợp từ công cụ Google Destination Insights cho thấy sự gia tăng đáng kể lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (21/2), một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Việt Nam và khoảng sáng ngày 23/2, khu vực Đông Bắc Bộ sẽ chịu ảnh hưởng.
Vũ Thị Thúy Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Nhật Nam và các bị can đưa ra thông tin sai sự thật về việc Công ty Bất động sản Nhật Nam mua nhiều bất động sản trên khắp cả nước, có giá trị lớn; có hoạt động đầu tư vào nhiều dự án; kinh doanh nhà hàng, khách sạn có hiệu quả… nên có thể lấy tiền lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để trả tiền phân chia lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Giá bán, iPhone 16e sẽ có mức giá 599 USD (15,3 triệu đồng), 699 USD (17,84 triệu đồng) và 899 USD (20,39 triệu đồng) tương ứng với các phiên bản 128 GB, 256 GB và 512 GB.
Ngày 19/2, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai đã hoàn tất cáo trạng truy tố 7 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và tội “Lừa dối khách hàng” xảy ra tại Công ty cổ phần đầu tư LDG.
Ngày 18/2, Bộ trưởng Khoáng sản và Năng lượng Brazil, ông Alexandre Silveira cho biết nước này đã quyết định gia nhập OPEC+, một nhóm tập hợp 13 quốc gia thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và 10 quốc gia quan sát viên.
Mới đây, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có công văn thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm Profiderm Azelaic Gel, do không đáp ứng quy định. Thu hồi và tiêu hủy 32 lô mỹ phẩm của Công ty Yody Phương Anh.
Mới đây, Bệnh viện Quân y 175 (TP Hồ Chí Minh) liên tiếp tiếp nhận 3 trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch do "hút bóng cười". Tiên lượng cả 3 ca bệnh đối mặt với nguy cơ tổn thương các hệ thần kinh, tàn phế vĩnh viễn...
Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang cho biết, Trang thông tin hàng không uy tín Aviation A2Z vừa công bố kết quả xếp hạng “Top 10 sân bay tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á tháng 1/2025”. Trong đó, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc xếp vị trí thứ 6.
Ngày 17/2, Uỷ ban bảo vệ thông tin cá nhân Hàn Quốc (PIPC) quyết định tạm thời cấm tải xuống ứng dụng AI DeepSeek tại nước này, do chưa tuân thủ quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung “vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra năm 2021, năm 2022 tại Phú Quốc” đối với bị can Lê Văn Mót nguyên Trưởng Công an TP Phú Quốc (59 tuổi, ngụ TP Rạch Giá) và Nguyễn Thị Hằng.
Triển khai thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại giấy phép lái xe, Cục Cảnh sát giao thông sẽ tiếp nhận và thực hiện các nhiệm vụ tương ứng Cục Đường bộ Việt Nam, cấp tỉnh giao Phòng Cảnh sát giao thông tiếp nhận và thực hiện các nhiệm vụ tương ứng Sở Giao thông vận tải, cấp xã thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại giấy phép lái xe để phục vụ nhân dân ngay tại cơ sở.
Theo khảo sát của Trung tâm Giải pháp Y tế Deloitte Hoa Kỳ, các hệ thống y tế trên thế giới đang hướng đến việc nâng cao hiệu quả vận hành, gia tăng năng suất và cải thiện mức độ gắn kết với bệnh nhân vào năm 2025.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?