Không khí Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vẫn còn tràn ngập khắp mọi miền đất nước, thúc đẩy hàng triệu người dân và du khách khám phá những điểm đến hấp dẫn. Du xuân đầu năm, dù đông đúc, ai nấy cũng đều mang trong lòng niềm tin và hy vọng về một năm mới thuận lợi, nhiều may mắn.
Du lịch Tết Nguyên đán 2025: Sôi động, nhộn nhịp và những con số ấn tượng
Theo Cục Du lịch Quốc gia, với kỳ nghỉ kéo dài 9 ngày (từ
25/01 - 02/02/2025), cộng với thời tiết thuận lợi, ngành du lịch Việt Nam đã
ghi nhận một mùa Tết đầy sôi động với lượng khách tăng trưởng mạnh mẽ.
Theo thống kê, cả nước đón và phục vụ khoảng 12,5 triệu lượt
khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý, số lượng
khách quốc tế cũng tăng cao nhờ các chính sách thị thực thuận lợi và những nỗ lực
quảng bá du lịch.
Điểm đến nổi bật: TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu
Không khí lễ hội lan tỏa từ Bắc vào Nam, từ những vùng cao
Tây Bắc với hoa đào khoe sắc đến những bãi biển miền Trung, miền Nam ngập nắng.
Các điểm đến nổi bật như Đà Lạt, Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh,
Vũng Tàu, Hà Nội, Hội An, Sa Pa đều chật kín du khách.
TP. Hồ Chí Minh tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu với 2,1 triệu
lượt khách, tổng doanh thu từ du lịch đạt 7.690 tỷ đồng, tăng 17,4% so với cùng
kỳ năm trước. Hà Nội cũng thu hút 1 triệu lượt khách, với tổng doanh thu hơn
3.530 tỷ đồng.
Một số địa phương có mức tăng trưởng ấn tượng như Quảng Ninh
(969.000 lượt khách, doanh thu tăng 71%); Bà Rịa – Vũng Tàu (869.433 lượt
khách, tổng thu đạt 558,4 tỷ đồng); Khánh Hòa (825.195 lượt khách, doanh thu
hơn 1.246 tỷ đồng, tăng 41,7%); Phú Quốc (471.191 lượt khách, tổng thu 1.886,3
tỷ đồng, tăng 49,5%); Đà Nẵng (469.000 lượt khách, doanh thu ước tính 1.887 tỷ
đồng, tăng 19,4%).
Vùng núi phía Bắc như Sa Pa, Mộc Châu, Hà Giang cũng thu hút
đông đảo khách du lịch từ các tỉnh phía Nam tìm đến để trải nghiệm không khí lạnh
cùng các lễ hội xuân đặc sắc.
Khách quốc tế tăng trưởng mạnh
Không chỉ khách nội địa, lượng khách quốc tế đến Việt Nam dịp
Tết cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh. Nhiều địa phương tổ chức sự kiện đón
khách "xông đất" tại sân bay, khách sạn, tạo không khí háo hức ngay từ
những ngày đầu năm mới.
Cụ thể, Quảng Ninh đón 228.700 lượt khách quốc tế. Đà Nẵng ước
tính hơn 228.000 lượt khách, tăng 29%. Hội An (Quảng Nam) khoảng 157.000 lượt
khách, tăng 40%. Hà Nội đón khoảng 142.000 lượt khách, tăng 15,8%.
TP. Hồ Chí
Minh đón 87.358 lượt khách, tăng 16,5%. Phú Quốc (Kiên Giang) đón 76.653 lượt
khách. Du lịch Huế đón 60.170 lượt khách, tăng 33%.
Sự tăng trưởng mạnh này là
nhờ vào chính sách gia hạn thị thực điện tử lên 90 ngày và mở rộng danh sách quốc
gia được miễn visa.
Công suất phòng cao, sôi động du lịch tàu biển và hàng không
Dịp Tết Nguyên đán 2025, nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng đạt
công suất phòng cao, đặc biệt tại các điểm du lịch trọng điểm như Sa Pa đạt 90
- 95% công suất; Kiên Giang đạt 73,4%; TP. Hồ Chí Minh đạt 65%; và Huế đạt 63%.
Giá phòng khách sạn tăng nhẹ từ 5 - 10%, nhưng không xảy ra
tình trạng "chặt chém" hay quá tải. Các khu nghỉ dưỡng, khách sạn lớn
cũng tổ chức chương trình đón Tết truyền thống như gói bánh chưng, múa lân,
giao lưu văn hóa dân gian, mang đến trải nghiệm độc đáo cho du khách quốc tế.
Mùa Tết năm nay cũng đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch
tàu biển, với hàng loạt du thuyền hạng sang cập bến Việt Nam. Điển hình, Đà Nẵng
đón tàu Crystal Symphony và Silver Dawn với 1.800 khách Mỹ, Anh. Quảng Ninh đón
4 chuyến tàu Mediteranea, Celebrity Solstice, Silver Dawn, Crystal Symphony với
tổng số 6.000 khách.
Hàng không nội địa cũng bùng nổ với hơn 6,9 triệu ghế được
cung ứng. Sân bay Tân Sơn Nhất ước tính phục vụ 4 triệu lượt khách chỉ trong 9
ngày nghỉ. Phú Quốc ghi nhận 38 - 40 chuyến bay/ngày, trong đó 70% là chuyến
bay quốc tế.
Sức hút từ các tour du lịch
Các công ty lữ hành lớn như Saigontourist, Vietravel,
Hanoitourist ghi nhận lượng khách đặt tour tăng mạnh. Nhiều chương trình ưu đãi
được tung ra, đặc biệt với các tuyến du lịch theo concept "một cung đường
– nhiều điểm đến", giúp du khách tối ưu trải nghiệm.
Tour nước ngoài tiếp tục được ưa chuộng với các điểm đến: Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore. Thị trường du lịch
outbound đến châu Âu, Mỹ dành cho khách có nhu cầu du lịch dài ngày.
Du lịch tàu hỏa cũng trở thành xu hướng mới với "Chuyến
tàu Xuân" trên tuyến Hà Nội – Lào Cai, Quảng Bình, TP. Hồ Chí Minh – Nha
Trang, Huế, Đà Nẵng. Trải nghiệm đón giao thừa trên tàu với chương trình
countdown, ẩm thực Tết, trò chơi dân gian mang lại nhiều cảm xúc cho du khách.
Rộn ràng bước vào mùa lễ hội xuân 2025
Nhìn lại kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, có thể thấy một
bức tranh du lịch đầy khởi sắc. Sự chuẩn bị chu đáo từ các địa phương, doanh
nghiệp lữ hành, ngành hàng không đã tạo nên một mùa Tết trọn vẹn, an toàn, văn
minh. Những con số tăng trưởng ấn tượng là tín hiệu tích cực cho một năm 2025 đầy
triển vọng của ngành du lịch Việt Nam.
Tết qua đi, nhưng niềm vui và dư âm của những chuyến đi vẫn
còn đọng lại trong lòng du khách – một khởi đầu hoàn hảo cho một năm mới rực rỡ. Đặc
biệt, hiện tại là thời điểm bước vào lễ hội xuân đầu năm, không khí du xuân tiếp
tục lan tỏa khắp cả nước.
Dịp này hàng năm, những lễ hội truyền thống như gò Đống Đa,
chùa Hương, Hội Lim, Yên Tử, Khai ấn đền Trần, Giỗ tổ Hùng Vương không chỉ là dịp
để người dân tề tựu, tưởng nhớ công lao tiền nhân mà còn là điểm đến hấp dẫn
cho du khách bốn phương. Hãy cùng khám phá những lễ hội đặc sắc nhất mùa xuân
2025, nơi hòa quyện giữa lịch sử, văn hóa và tâm linh.
Những lễ hội xuân nổi tiếng
Đơn cử, Lễ hội gò Đống Đa, diễn ra vào mùng 5 Tết Âm lịch,
là sự kiện mở màn cho mùa lễ hội xuân ở Hà Nội. Đây là dịp nhân dân tưởng nhớ
chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong trận đại phá quân
Thanh năm 1789. Không chỉ mang giá trị lịch sử sâu sắc, lễ hội gò Đống Đa còn
là niềm tự hào của nhân dân thủ đô, gợi nhắc về hào khí dân tộc và tinh thần quật
khởi của cha ông.
Từ mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 Âm lịch, lễ hội chùa Hương
(Mỹ Đức, Hà Nội) lại thu hút hàng triệu du khách hành hương, mong cầu một năm
bình an, tài lộc. Được mệnh danh là “hành trình về đất Phật”, nơi đây sở hữu
khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với suối Yến, động Hương Tích, chùa Thiên Trù.
Nghi thức khai sơn mở đầu lễ hội mang ý nghĩa cảm tạ thần
linh, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Không chỉ đến để dâng
hương, du khách còn tham gia nhiều hoạt động thú vị như chèo thuyền, leo núi,
hát Chầu văn, hát Xẩm. Giữa không gian linh thiêng, chùa Hương không chỉ là nơi
chiêm bái mà còn mang lại cảm giác an nhiên, tĩnh tại, giúp con người gạt bỏ muộn
phiền để đón năm mới nhiều may mắn.
Nhắc đến mùa xuân miền Bắc không thể bỏ qua Hội Lim, lễ hội
truyền thống lớn nhất của vùng Kinh Bắc, diễn ra từ ngày 12 - 15 tháng Giêng. Hội
Lim là dịp để những liền anh, liền chị khoác lên mình bộ áo dài truyền thống, cất
lên những làn điệu Quan họ ngọt ngào trên thuyền rồng hay sân đình. Ngày chính
hội (13 tháng Giêng), du khách được hòa mình vào không gian đậm đà bản sắc với
rước kiệu, tế lễ, hát Quan họ thờ thần cùng những trò chơi dân gian hấp dẫn như
đấu vật, thi dệt cửi, đu tiên, chọi gà, cờ người.
Hội Lim không chỉ là nét đẹp văn hóa tinh thần của Bắc Ninh
mà còn góp phần bảo tồn và lan tỏa giá trị di sản Quan họ - di sản văn hóa phi
vật thể đại diện nhân loại.
Cạnh đó, Lễ hội Yên Tử khai hội vào mùng 10 tháng Giêng, kéo
dài suốt 3 tháng mùa xuân tại núi Yên Tử (Quảng Ninh) – nơi khai sinh Thiền
phái Trúc Lâm. Đây là dịp để các Phật tử và du khách thập phương hành hương,
dâng hương tại chùa Đồng, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái.
Ngoài phần lễ trang nghiêm, du khách còn được tham gia các
trò chơi dân gian như ném còn, kéo co, chọi gà, đấu cờ tướng, cùng những màn biểu
diễn võ thuật, múa rồng đầy ấn tượng. Hành trình chinh phục đỉnh Yên Tử không
chỉ là thử thách thể lực mà còn là cơ hội để mỗi người tìm về sự an nhiên,
thanh tịnh giữa thiên nhiên hùng vĩ.
Tại đền Trần (Nam Định), lễ hội Khai ấn diễn ra từ ngày 11 -
16 tháng Giêng, thu hút hàng vạn người dân và du khách đến xin lộc ấn với mong
muốn “Tích phúc vô cương”, công danh sự nghiệp hanh thông.
Nghi thức khai ấn được
tổ chức trang nghiêm vào đêm 14 tháng Giêng, tiếp đó là lễ rước kiệu, dâng
hương, phát ấn. Ngoài phần lễ, phần hội cũng sôi động không kém với múa lân,
hát Chèo, hát Xẩm, đấu vật, chọi gà, cờ tướng.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về việc miễn thị thực theo Chương trình kích cầu phát triển du lịch cho công dân các nước Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Séc và Liên bang Thụy Sĩ.
Giá bạc tăng mạnh tới 3,5% lên 32,49 USD/ounce, trong khi giá bạch kim nhảy vọt 5,09%, đạt 1.027 USD/ounce. Ở nhóm kim loại cơ bản, đồng COMEX nhích lên 0,57%, chạm mốc 9.496 USD/tấn.
Theo MXV, nhóm nguyên liệu công nghiệp đã trải qua một tuần nhiều biến động khi thị trường đón nhận loạt tin tức về cung - cầu. Tuy nhiên, lực mua áp đảo với 6 trên 9 mặt hàng tăng giá. Trong đó, ca cao dẫn dắt đà tăng của cả nhóm với mức tăng gần 6%.
Theo số liệu do Counterpoint Research công bố tháng 1/2025, Samsung Electronics đứng đầu với 19% thị phần trong tổng thị phần điện thoại thông minh toàn cầu năm ngoái.
Thị trường nông sản chìm trong sắc đỏ khi giá các mặt hàng đồng loạt giảm. Đáng chú ý, giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp sau khi đánh mất thêm 2,28% trong phiên hôm qua, đóng cửa ở mức 1.019 cents/giạ (374,4 USD/tấn).
Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 724.000 tấn hạt điều nhân, thu về 4,34 tỷ USD. Vẫn là khách hàng lớn nhất. Đáng chú ý, năm 2024 ghi nhận lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ chi tới hơn 1,15 tỷ USD để nhập khẩu
Từ 15h chiều hôm nay, giá xăng E5 được điều chỉnh tăng 140 đồng/lít, lên mức 20.570 đồng/lít. Giá xăng RON 95 cũng được tăng thêm 210 đồng/lít, giá bán là 21.220 đồng/lít
Giá bạc đã tăng lên gần mức cao nhất trong vòng một tháng qua khi các tín hiệu vĩ mô mang đến kỳ vọng rằng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay.
Giá cà phê Robusta giảm 0,8% về 4.863 USD/tấn, xuống mức thấp nhất kể từ tuần đầu tháng 12/2024. Giá hai mặt hàng cà phê tiếp tục chịu áp lực khi thị trường phản ứng với các tin tức tích cực về nguồn cung.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?