Chuỗi trà sữa lớn nhất Trung Quốc - Mixue đã chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán Hong Kong (9HKEX) trong phiên 3/3. Thương vụ IPO của Mixue trên sàn Hong Kong sẽ đưa tổng tài sản của 2 anh em nhà sáng lập lên hơn 8,1 tỷ USD, vượt qua khối tài sản của cựu CEO Starbucks Howard Schultz.
Mixue là đợt IPO lớn nhất sàn Hong Kong kể từ đầu năm 2025
Trong phiên giao dịch ngày 3/3, cổ phiếu Mixue đang giao dịch quanh mức 260 HKD (33,4 USD)/cổ phiếu, vượt trội so với giá chào bán là 202,5 HKD/cổ phiếu, theo dữ liệu từ HKEX.
Trong đợt IPO lần này, Mixue đã chào bán 17,06 triệu cổ phiếu, huy động tổng cộng 3,45 tỷ HKD. Công ty nhận được sự hỗ trợ lớn từ 5 nhà đầu tư chủ chốt, bao gồm M&G Investments, HongShan Growth, Persistence Growth Limited, HHLR Fund và Long-Z Fund của Meituan.
Cổ phiếu Mixue đang rất được săn đón, với lượng đặt mua tại Hồng Kông cao hơn 5.200 lần so với số cổ phiếu chào bán (oversubscribed). Lượng đăng ký mua quốc tế cũng cao hơn 35 lần, thể hiện sự quan tâm và nhu cầu lớn từ thị trường.
Ban đầu, Mixue phân bổ 10% cổ phiếu cho thị trường Hồng Kông và 90% cho thị trường quốc tế. Tuy nhiên, do lượng đặt mua tại Hồng Kông vượt quá 100 lần số cổ phiếu ban đầu, công ty đã tăng tỷ lệ phân bổ cho nhà đầu tư Hồng Kông lên 50%, giảm tỷ lệ dành cho thị trường quốc tế xuống còn 50%.
Các đơn vị bảo lãnh phát hành chính cho đợt IPO bao gồm Bank of America Securities, Goldman Sachs và UBS.
Nhu cầu khổng lồ như vậy từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã giúp Mixue tận dụng được sức hút của thị trường đồ uống như trà sữa. Thị trường này được dự báo sẽ đạt 71 tỷ USD trong ba năm tới.
Thành công của Mixue cũng góp phần thúc đẩy sự lạc quan về sự phục hồi của thị trường IPO Hong Kong, vốn được dự đoán sẽ tăng gấp đôi trong năm nay.
Khối tài sản nhà sáng lập Mixue giàu hơn cựu CEO Starbucks
Nhà sáng lập Mixue Group Zhang Hongchao
Theo Bloomberg Billionaires Index, thương vụ IPO này đã giúp tổng tài sản của hai anh em nhà sáng lập Zhang Hongchao và Zhang Hongfu tăng lên 8,1 tỷ USD, vượt qua cả tài sản của ông Howard D. Schultz, cựu Giám đốc điều hành (CEO) của Starbucks.
Được thành lập vào năm 1997 tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, Mixue đã phát triển thành một "ông lớn" trong ngành thực phẩm và đồ uống với hơn 45.300 cửa hàng – nhiều hơn cả Starbucks hay McDonald's – nhờ bán trà sữa, càphê và kem với giá chỉ từ 1 USD.
Theo tài liệu IPO, Tập đoàn Mixue hiện sở hữu 2 thương hiệu chính là Mixue (đồ uống tươi) và Lucky Cup (cà phê). Nhờ mức giá bình dân chỉ khoảng 1 USD mỗi ly, các sản phẩm này đặc biệt được ưa chuộng tại các trường đại học.
Mixue dựa vào mô hình nhượng quyền để mở rộng mạng lưới cửa hàng trên toàn quốc, đặc biệt là ở các thành phố và thị trấn nhỏ. Nhờ chiến lược này, Mixue nhanh chóng “bành trướng” từ các thành phố lớn tới những đô thị nhỏ. Năm 2023, Mixue bán ra khoảng 7,4 tỷ ly đồ uống, tăng 57% so với năm trước.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh khốc liệt đang buộc các chuỗi trà sữa phải huy động vốn để tiếp tục mở rộng và phát triển. Một số thương hiệu như Guming Holdings Ltd. và Sichuan Baicha Baidao Industrial Co. cũng đã niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong trong năm qua.
Trong đó, cổ phiếu của Guming đã tăng 16% kể từ khi bắt đầu giao dịch vào giữa tháng Hai.
Tuy nhiên, ngược lại, cổ phiếu của Sichuan Baicha Baidao, niêm yết vào tháng 4/2024 với thương hiệu Chabaidao, và đối thủ Nayuki Holdings Ltd. đều đang giao dịch dưới mức giá IPO do sự cạnh tranh gay gắt trong ngành.
Theo hồ sơ nộp lên sàn giao dịch chứng khoán, Mixue có kế hoạch sử dụng số tiền thu được từ IPO để mở rộng cơ sở sản xuất và nâng cao thương hiệu cũng như hoạt động tiếp thị.
Trong bối cảnh chi tiêu tiêu dùng ở Trung Quốc suy giảm, trà sữa là một trong số ít ngành vẫn duy trì tăng trưởng. Tuy nhiên, đây là một thị trường cạnh tranh gay gắt. Các thương hiệu thường xuyên giảm giá để thu hút khách hàng. Nhiều đối thủ đang tìm cách huy động vốn để mở rộng kinh doanh.
Sau nhiều năm phát triển nhanh chóng, Mixue hiện có nhiều cửa hàng hơn bất kỳ chuỗi thực phẩm và đồ uống nào đang niêm yết trên sàn chứng khoán.
Mỗi ngày toàn hệ thống bán ra khoảng 5,8 tỷ ly nước
Cửa hàng đầu tiên bên ngoài Trung Quốc đã mở tại Việt Nam vào năm 2018 và cửa hàng đầu tiên tại Indonesia được mở vào năm 2020. Tính đến năm 2023, hàng nghìn cửa hàng Mixue đã hoạt động tại một số quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Indonesia. Một số cửa hàng nhượng quyền của Mixue cũng đã xuất hiện ở Australia.
Theo báo cáo mới công bố của Momentum Works, Mixue đã đóng góp hơn 70% trong số trên 6.100 cửa hàng mà các chuỗi F&B Trung Quốc đã mở ở Đông Nam Á. Đơn vị này đánh giá mô hình kinh doanh và giá trị cốt lõi của Mixue rất khác biệt so với nhiều thương hiệu cùng ngành đến từ quốc gia tỷ dân.
Theo hồ sơ IPO, lợi nhuận ròng của Mixue là 3,5 tỷ nhân dân tệ (gần 479 triệu USD) trong 9 tháng năm 2024, tăng 42,3% so với cùng kỳ.
Mixue từng công bố mỗi ngày toàn hệ thống bán ra khoảng 5,8 tỷ ly nước. Các sản phẩm nổi bật gồm nước chanh, kem, trà sữa và trà trái cây có giá khoảng 20.000-30.000 đồng một ly ở Việt Nam. Công ty cho biết có thể giữ giá ở mức thấp nhờ tự chủ toàn bộ chuỗi cung ứng. Họ đảm nhiệm từ khâu sản xuất nguyên liệu đến hậu cần, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, kiểm soát chất lượng. Phần lớn doanh thu của công ty đến từ việc bán trang thiết bị nhà bếp cùng với nguyên liệu thực phẩm cho các bên tham gia nhượng quyền
Theo số liệu của Vietdata, thương hiệu này có doanh thu tại Việt Nam gần 1.260 tỷ đồng trong năm 2023, tăng gấp 2,6 lần so với năm trước đó. Chuỗi này cũng có lợi nhuận sau thuế cách biệt thị trường với 204 tỷ đồng, tăng 3 lần sau một năm.
iPOS - nền tảng cung cấp giải pháp quản lý cho hơn 100.000 doanh nghiệp nhà hàng và quán cà phê - cho rằng Mixue là nhân tố giúp định hình lại thị trường trà sữa Việt Nam trong những năm qua. Thương hiệu này đóng vai trò lớn trong việc mở rộng phân khúc đồ uống bình dân dành cho ngành trà sữa, cùng chiến lược nhượng quyền mạnh mẽ trên toàn quốc.
Hôm 12/2 chủ sở hữu thương hiệu trà sữa Good me - Wang Yun'an đã trở thành tỷ phú USD tiếp theo của Trung Quốc sau khi chuỗi cửa hàng này niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông.
Nam A Bank dự kiến tăng vốn điều lệ lên 18.000 tỷ đồng trong năm 2025 thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động.
Theo thông tin tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Cảng Sài Gòn đặt mục tiêu lãi trước thuế tăng mạnh 40% trong năm 2025, đồng thời công bố kế hoạch đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường Vietcombank bầu bổ sung ông Lê Quang Vinh – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028, đồng thời miễn nhiệm với ông Nguyễn Mỹ Hào, người đã nghỉ hưu theo chế độ từ tháng 1/11/2024. Với các quyết định trên, HĐQT Vietcombank hiện vẫn có 9 thành viên.
Thực thi ESG đúng nghĩa là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong dài hạn. Những hành vi "tẩy xanh" không chỉ gây tổn hại đến thương hiệu mà còn làm suy giảm niềm tin của khách hàng và ảnh hưởng tiêu cực đến sự chuyển đổi của nền kinh tế.
Đại diện Công ty CP ASIA LIFE cho biết không có trang trại, vườn rau, mà chỉ có dây chuyền sản xuất.
Đối với sản phẩm kẹo Kera, vị này cho biết là sản xuất theo "đơn đặt hàng" của Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt của Hằng Du Mục, Quang Linh
Hodeco vừa công bố thông tin về việc bị xử phạt hành chính do sai phạm trong kê khai thuế. Theo quyết định số 177/QĐ-XPHC ngày 17/1/2025 của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, doanh nghiệp này phải nộp bổ sung hơn 1,2 tỷ đồng vào Ngân sách Nhà nước.
Không chỉ là một xu hướng, báo cáo ESG hay báo cáo phát triển bền vững, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin với nhà đầu tư và tác động trực tiếp đến giá trị vốn hóa của doanh nghiệp.
Trong hai tháng đầu năm, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường ở mức cao lên tới 67.000 doanh nghiệp, bình quân mỗi ngày có tới 1.135 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh hoặc làm thủ tục giải thể, phá sản.
Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu Hương, Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán KBC), khi được cổ đông chất vấn về việc những năm qua luôn đặt kế hoạch cao nhưng đều không thực hiện được
CTCP Dược phẩm Trung ương 3 (HNX: mã chứng khoán DP3) vừa thông báo ngày 24/3 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2025 và tạm ứng cổ tức năm 2024.
Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) đã hoàn tất việc bán 4,4% cổ phần còn lại tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB). Việc CBA bán hết cổ phần tại VIB diễn ra trong bối cảnh VIB có những thay đổi về quy định sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày 5/3, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm công khai kết luận thanh tra đối với Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir và Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam.
Chỉ trong vòng 1 tháng qua, Novaland đã liên tục công bố thông tin chậm trả gốc, lãi trái phiếu. Mới đây, Novaland lại "khất nợ" hơn 900 tỷ đồng gốc và lãi trái phiếu.
Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại EU sẽ không còn bắt buộc thực hiện báo cáo môi trường hoặc chứng minh rằng họ không có giao dịch gián tiếp với các công ty có liên quan đến bóc lột lao động hoặc vi phạm nhân quyền. Ủy ban Châu Âu khẳng định rằng điều này không đồng nghĩa với việc nới lỏng quy định. Tuy nhiên, giới quan sát không đồng tình.
Từ ngày 11/2 đến 3/3/2025, VPS đã phát hành thành công 50 triệu trái phiếu. Với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, đợt phát hành này giúp VPS huy động được tổng cộng 5.000 tỷ đồng.
Grab đã mua lại Everrise từ quỹ đầu tư tư nhân Navis Capital Partners. Sau thâu tóm, công ty lên kế hoạch số hóa hoạt động của chuỗi siêu thị này và cung cấp dịch vụ giao hàng tạp hóa theo yêu cầu cho khách hàng.
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 651/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Xiong Lin (Việt Nam).
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?