Đây là những thông tin, ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên thảo luận Tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) sáng ngày 21/5.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Ngày 21/5,Cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, cần rà soát các mục tiêu, điều kiện để đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch khi lựa chọn nhà đầu tư.
Cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết nhằm thực hiện chủ trương tháo gỡ vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà ở xã hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh đến việc dùng cụm từ “thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù” đối với nhà ở xã hội. Bởi theo Chủ tịch Quốc hội, đây là lĩnh vực được xã hội, được người dân hết sức quan tâm. Trên thực tế, từ năm 2021 đến nay trên địa bàn cả nước có 657 dự án nhà ở xã hội được triển khai, số lượng căn hoàn thành mới chỉ đạt là 15,6 % mục tiêu đề ra, tiến độ giải ngân chậm.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc giải ngân chậm do chưa chỉ đạo quyết liệt; các thủ tục để làm dự án nhà ở xã hội kéo dài 2 năm. Chính vì thế, dự kiến, Chính phủ trình đơn giản hóa thủ tục, ưu tiên đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nhà ở xã hội dự kiến tối đa 75 ngày, cắt giảm khoảng 200 ngày. Thời gian rút gọn khoảng 70 % thời gian thực hiện so với hiện hành.
Trình tự thủ tục trong xây dựng cơ bản đã được Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền cho chủ trương. Tuy nhiên, theo báo cáo thẩm tra, dự thảo nghị quyết có 3 chính sách mới cần cấp có thẩm quyền xem xét, gồm: Xác định giá bán, giá thuê nhà ở xã hội; điều kiện để được hỗ trợ nhà ở; hoàn trả tiền sử dụng đất, kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính cho chủ đầu tư nhà ở xã hội. Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ tiếp tục giải trình rõ nội dung này tại Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, nếu dự thảo này nhận được sự đồng thuận cao của các ĐBQH sẽ thông qua sớm để tháo gỡ khó khăn, đảm bảo trong năm 2025 triển khai ngay các dự án nhà ở xã hội: "Quốc hội tập trung tháo gỡ các rào cản về pháp lý, thủ tục, quỹ đất, tài chính, vốn ưu đãi, ưu đãi thuế về tổ chức giám sát, phối hợp liên ngành. Các giải pháp, cho nên cần được triển khai với thời hạn cụ thể, dưới sự chỉ đạo quyết liệt từ Ban chỉ đạo quốc gia. Nếu được thực hiện các chính sách trong Nghị quyết sẽ tạo động lực mạnh mẽ để đạt mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025, cũng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định kinh tế".
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, làm rõ quy định trong dự thảo liên quan đến Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng để tránh chồng chéo.
Lựa chọn nhà đầu tư, tránh cơ chế “xin – cho”
Về thành lập quỹ nhà ở quốc gia, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, xác định rõ mô hình hoạt động địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, chức năng, nhiệm vụ của Quỹ; làm rõ mối quan hệ của Quỹ với một số quỹ khác hiện đang tồn tại một số hình thức như quỹ phát triển nhà ở, quỹ đầu tư phát triển của địa phương cũng có chức năng đầu tư tạo lập quỹ nhà ở xã hội tương tự quỹ nhà ở quốc gia.
Cần rà soát nguồn thu, nhiệm vụ chi của quỹ để không trùng lắp với nguồn thu nhiệm vụ chi của ngân sách; xây dựng cơ chế tài chính phù hợp để đảm bảo đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội.
Ủng hộ việc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời giao chủ đầu, không thông qua đấu thầu, tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, cần rà soát các mục tiêu, điều kiện để đảm bảo tính khách quan, công bằng, công khai, minh bạch khi lựa chọn nhà đầu tư, tránh cơ chế “xin – cho”, đồng thời cần có cơ chế thanh tra, giám sát đảm bảo hiệu quả thực hiện chính sách, phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực.
Chủ tịch Quốc hội cơ bản tán thành việc cắt giảm thủ tục không cần thiết để rút ngắn thời gian triển khai dự án. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, cần làm rõ giải pháp kiểm soát để đảm bảo chất lượng nhà ở xã hội; bổ sung quy định về cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng công trình sau khi hoàn thành, tránh việc chất lượng nhà ở xã hội không đáp ứng yêu cầu quy định.
"Người dân không an cư làm sao lập nghiệp được"
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý có 3 chính sách mới trong dự thảo Nghị quyết so với kết luận của cơ quan có thẩm quyền, gồm: xác định giá bán, giá thuê nhà ở xã hội; điều kiện nhà ở để được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội; hoàn trả tiền sử dụng đất, kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hoặc khấu trừ nghĩa vụ tài chính cho chủ đầu tư nhà ở xã hội.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, qua thảo luận tại tổ, tại hội trường, nếu các đại biểu Quốc hội đồng thuận cao thì dự thảo Nghị quyết này có thể trình Quốc hội xem xét thông qua sớm hơn để tháo gỡ các khó khăn, trong năm 2025 bảo đảm triển khai ngay các dự án nhà ở xã hội.
"Đời sống nhân dân ở một số nơi hiện nay cũng còn nhiều vấn đề lo lắng. Người dân chưa được an cư thì làm sao lập nghiệp được, nhất là đối tượng công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp," Chủ tịch Quốc hội nói.
Như vậy, nếu được thực hiện hiệu quả, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, các chính sách trong dự thảo Nghị quyết sẽ tạo động lực mạnh mẽ để đạt mục tiêu xây dựng 100 nghìn căn nhà ở xã hội trong năm 2025, tiến tới 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định và phát triển kinh tế.
Về hoàn trả tiền sử dụng đất, kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, theo Chủ tịch Quốc hội cần làm rõ các vấn đề, các trường hợp Nhà nước hoàn trả tiền cho chủ đầu tư. Chủ tịch Quốc hội ví dụ trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, không chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vậy Nhà nước có cần hoàn trả tiền sử dụng đất trong trường hợp này hay không. Hai là thời điểm thực hiện việc hoàn trả, nếu hoàn trả khi chủ đầu tư chưa triển khai thực hiện dự án thì có rủi ro cho dự án là đình trệ, không đạt yêu cầu mục tiêu đề ra. Như vậy sẽ gây thất thoát nguồn lực của Nhà nước.
Một vấn đề quan trọng, cấp bách khác cũng được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu ra đó là việc xử lý trách nhiệm vi phạm và cơ chế bồi hoàn cho Nhà nước; rà soát các quy định chuyển tiếp, không để tạo ra khoảng trống pháp lý hoặc quy định thiếu rõ ràng để dẫn đến vướng mắc trong tổ chức thực hiện.
Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, Quốc hội sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để triển khai thành công Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Bởi theo Chủ tịch Quốc hội, “Việc gì khó mà chúng ta nỗ lực tập trung thì sẽ thành công”.
Sáng 20/5, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH); Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội đã thẩm tra những nội dung trong Tờ trình.
Trong khi chung cư tại Hà Nội có dấu hiệu chững lại ở một số khu vực, phân khúc nhà ở thấp tầng như liền kề, shophouse tại các dự án lớn lại ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ với nguồn cung và giao dịch tăng cao.
Trong tháng 4/2025, thị trường bất động sản chứng kiến sức nóng giao dịch bất động sản trước tin đồn sáp nhập tỉnh thành. Theo đó, một số tỉnh thành nổi bật với nhu cầu tìm kiếm, giao dịch bất động sản.
Chiều tối ngày 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đã chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, đơn vị liên quan để rà soát việc triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Với mức giá mềm, pháp lý chuẩn chỉnh và chất lượng công trình vượt trên mong đợi, chung cư Benhill (Thuận Giao, TP Thuận An, Bình Dương) đang trở thành tâm điểm đón dòng tiền giới đầu tư cả nước, đặc biệt trong bối cảnh Bình Dương sắp “về chung một nhà” với TP HCM.
Trường hợp thực hiện đầu tư dự án mở rộng cao tốc đoạn TP HCM - Long Thành theo hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và áp dụng một số cơ chế đặc thù, cơ chế hỗ trợ sẽ rút ngắn được 2,5 tháng để khởi công ngày 19/8 và cơ bản hoàn thành năm 2026.
Ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa - đã ký văn bản thu hồi 20.112 m2 đất tại số 28E Trần Phú, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang.
Trong chuyến thăm và làm việc lần này, đoàn công tác đến từ Mỹ sẽ tới khu đô thị mới Thủ Thiêm để khảo sát vị trí dự kiến xây dựng tòa nhà Trump Tower và mong muốn có buổi trao đổi làm việc với lãnh đạo thành phố về dự án này.
Sáng nay (19/5), UBND TP Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên. Đây là cây cầu đặc biệt nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ tạo điểm nhấn cho Thủ đô Hà Nội với thiết kế 2 trụ đài dây văng xoắn.
Tổng vốn đầu tư dự án Quần thể Khu du lịch sinh thái và đô thị Bà Nà - Suối Mơ được Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tăng gần 52 nghìn tỷ đồng - tương đương khoảng 2 tỷ USD.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 945/QĐ-TTg ngày 16/5/2025 bổ sung khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Ngày 15/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có cuộc họp với Bộ Xây dựng, các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp bất động sản, kết nối trực tuyến với một số địa phương về tình hình thị trường bất động sản những tháng đầu năm 2025.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Hạ Long vừa thông báo bán đấu giá tài sản là các bất động sản để xử lý nợ, nhiều tài sản có giá khởi điểm thấp hơn đáng kể so với định giá.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và hiệu quả, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các chính sách tài khóa và các chính sách khác và việc cấp tín dụng cho lĩnh vực này cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn hệ thống
Ngày 15/5, Văn phòng Chính phủ đã ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam do CTCP Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed trình bày.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản sau quý I/2025 đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là dấu hiệu tích cực phản ánh niềm tin của nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?