Bộ Công Thương chung tay giúp đỡ doanh nghiệp Việt Nam phát triển với TMĐT xuyên biên giới
Đánh giá TMĐT xuyên biên giới sẽ là kênh xuất khẩu hiệu quả, bà Trần Thị Phương Lan – quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nhấn mạnh: việc bán hàng qua các sàn TMĐT cũng là một trong những cách nhanh nhất để các doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu riêng của mình, từ đó đưa hàng hóa xuất khẩu ra toàn cầu, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong năm 2021, dự kiến kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội tăng 5% so với thực hiện năm 2020; giai đoạn 2021-2025 dự kiến dự kiến chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng 5%/năm; đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 20,4 tỷ USD. Trong đó, các thị trường xuất khẩu của Hà Nội chủ yếu là: Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là: Dệt may, da giày, điện tử - máy tính, máy móc thiết bị, nông sản, đồ gỗ, phương tiện vận tải.
Tuy nhiên, để hàng hóa Việt Nam kết nối hiệu quả với thị trường toàn cầu, ngoài những giải pháp từ cơ quan quản lý thì mấu chốt là các doanh nghiệp phải thực sự vào cuộc, thích ứng với xu hướng.
Năm 2020 doanh số TMĐT Việt Nam, mô hình doanh nghiệp-người tiêu dùng (B2C), vẫn tăng trưởng 18%, đạt 11,8 tỉ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Mục tiêu phát triển TMĐT giai đoạn 2021-2025 dự kiến tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD. |
Theo đó, để hiện thực hóa các cơ hội xuất khẩu hàng hóa Việt, Bộ Công Thương chung tay giúp đỡ doanh nghiệp Việt Nam phát triển với TMĐT xuyên biên giới. Bên cạnh đó, Amazon Global Selling cũng chính thức khởi xướng chương trình “Kỷ nguyên bứt phá, hàng Việt vươn xa”, nhằm tăng cường hỗ trợ người bán hàng Việt Nam trên hành trình vươn mình ra thế giới thông qua việc cung cấp kiến thức TMĐT xuyên biên giới, hỗ trợ quá trình thiết lập và vận hành gian hàng trên Amazon, đồng thời cải thiện năng lực cạnh tranh để phát triển doanh nghiệp trên quy mô toàn cầu.
Ông Đặng Hoàng Hải – Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số cho rằng, dù nhận ra lợi ích của việc mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế, nhưng nhiều người bán hàng Việt Nam vẫn còn chần chừ vì chưa thực sự làm quen với khái niệm và thủ tục liên quan đến xuất khẩu qua TMĐT xuyên biên giới, cũng như thiếu kiến thức lẫn kỹ năng trong lĩnh vực này. Mặc dù vậy, nỗ lực và khát khao học hỏi để thích nghi với trạng thái bình thường mới của họ là không thể phủ nhận, đặc biệt trong bối cảnh kỷ nguyên thương mại kỹ thuật số ngày càng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.
Về phía Sở Công Thương Hà Nội, bà Trần Thị Phương Lan khẳng định, bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có giá trị xuất khẩu cao, TP Hà Nội cũng luôn quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng lớn trên thị trường quốc tế, trong đó có mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Do đó, trong thời gian tới, để mở rộng thị trường và phát triển mạnh mẽ ngành nghề cho các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế, Amazon Global Selling, cùng các cơ quan , đơn vị liên quan tổ chức hội thảo chuyên ngành với các hoạt động đào tạo chuyên sâu, hướng dẫn 1:1 miễn phí, giúp doanh nghiệp có nhiều kỹ năng hơn trong việc xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ và tìm thêm được các kênh xuất khẩu, thị trường mới phù hợp qua TMĐT.
Trước đó, theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, cùng với xu thế phát triển công nghệ trên thế giới, Việt Nam đã chứng kiến những cột mốc phát triển đột phá trong nền kinh tế số. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng năm 2020 doanh số TMĐT Việt Nam, mô hình doanh nghiệp-người tiêu dùng (B2C), vẫn tăng trưởng 18%, đạt 11,8 tỉ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Mục tiêu phát triển TMĐT giai đoạn 2021-2025 dự kiến tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD.
Trong năm 2020, TMĐT xuyên biên giới cũng trở thành một phương thức hữu hiệu để doanh nghiệp Việt Nam mở lối vào chuỗi cung ứng toàn cầu, giảm thiểu rủi ro khi chuỗi cung ứng truyền thống đang bị đứt đoạn hoặc đình trệ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, để hàng hóa Việt Nam kết nối hiệu quả với thị trường toàn cầu, ngoài những giải pháp từ cơ quan quản lý thì mấu chốt là các doanh nghiệp phải thực sự vào cuộc, thích ứng với xu hướng.