1. Bác sĩ Chuyên khoa là gì?

Bác sĩ chuyên khoa là những người có chuyên môn cao trong một lĩnh vực y khoa cụ thể như: thần kinh, hệ tiêu hóa, xương khớp, sản, nhi... Mỗi bác sĩ chuyên khoa sẽ phụ trách một chuyên môn, và có kiến thức chuyên sâu về ngành nghề của mình.

Được biết, để trở thành bác sĩ chuyên khoa, các sinh viên trường Y sau khi hoàn thành 6 năm học và được đào tạo thêm các nghiệp vụ sẽ trở thành bác sĩ. Mặc dù vậy, các “bác sĩ tập sự” này vẫn chưa được trực tiếp hành nghề mà phải thực tập tiếp trong một thời gian khoảng 18 tháng tại các cơ sở y tế, sau đó họ sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề.

Ngoài ra, những bác sĩ có mong muốn nâng cao trình độ tay nghề, họ có thể lựa chọn hai con đường để theo đuổi đó là thực hành lâm sàng hoặc nghiên cứu học thêm. Nếu tiếp tục thực hành lâm sàng, các bác sĩ có thể lên dần đến trình độ bác sĩ chuyên khoa 1, bác sĩ chuyên khoa 2.

Bác sĩ chuyên khoa 1

Bác sĩ chuyên khoa 1 (Specialist doctor) là người chuyên về một lĩnh vực cụ thể trong ngành Y và có vị trí cao hơn bác sĩ nội trú và chuyên khoa định hướng. Họ thường làm việc tại các phòng khám hay bệnh viện tư nhân hoặc bệnh viện công lập.

Sau khi làm bác sĩ chuyên khoa định hướng trong khoảng 1 năm, để có thể trở thành bác sĩ chuyên khoa 1,tương tự bác sĩ đa khoa, bạn phải học tiếp thêm 2 năm nữa. Bên cạnh đó, những giảng viên có bằng bác sĩ nội trú hoặc bằng chuyên khoa 1, thuộc chuyên ngành được đào tạo, sẽ được xem là tương đương với trình độ Thạc sĩ.

Hai hình thức đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 là:

- Hệ tập trung học liên tục trong 2 năm

- Hệ chứng chỉ học theo từng đợt kế học trong vòng 3 năm.

Để có thể trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 thì cần phải phụ thuộc vào một số yếu tố
Để có thể trở thành bác sĩ chuyên khoa 1, 2 thì cần phải phụ thuộc vào một số yếu tố nhất định. Ảnh minh họa

Bác sĩ chuyên khoa 2

Khi trở thành BSCKI sau khoảng chừng một thời hạn hành nghề, nếu muốn tăng cấp trình độ trình độ, bác sĩ sẽ phải học thêm 2 năm, trình luận văn để trở thành bác sỹ chuyên khoa 2 ( BSCKII )Chương trình giảng dạy BSCKII như sau :

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Hình thức: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ giáo dục và đào tạo.

- Đối tượng:

+ Là những người công tác làm việc trong nghành nghề dịch vụ chăm nom sức khỏe thể chất tại những cơ sở lâm sàng và cơ sở y tế đã tốt nghiệp BSCKI hoặc thạc sĩ .

+ Độ tuổi: Không quá 50 tuổi với nữ và 55 tuổi với nam.

2. Phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề bác sĩ

Bộ Y tế ban hành Thông tư 35/2019/TT-BYT quy định về phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, quy định phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề là bác sỹ như sau:

- Người hành nghề là bác sỹ có phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh đa khoa được:

+ Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong trường hợp vượt quá năng lực chuyên môn.

- Người hành nghề là bác sỹ có phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa được:

+ Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn thuộc chuyên khoa tương ứng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Sơ cứu, cấp sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề, văn bằng, chứng chỉ hoặc chứng nhận và năng lực của bác sỹ để giao cho họ bằng văn bản được thực hiện các chuyên môn kỹ thuật cụ thể tại cơ sở khám chữa bệnh do mình phụ trách.

3. Phạm vi hoạt động chuyên môn trên chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh gồm những gì?

Phạm vi hoạt động chuyên môn trên chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh được quy định tại Phụ lục 4b ban hành kèm theo Thông tư 41/2015/TT-BYT sửa đổi Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 6 Thông tư 50/2017/TT-BYT, theo đó:

Phạm vi hoạt động chuyên môn trên chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh gồm:

1. Bác sỹ chuyên khoa nội tổng hợp: Khám bệnh, chữa bệnh nội khoa.

2. Bác sỹ chuyên khoa thuộc hệ nội: Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa nội tim mạch, nội hô hấp, hồi sức cấp cứu ...

3. Bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm, kỹ thuật viên xét nghiệm (tốt nghiệp đại học): Chuyên khoa xét nghiệm.

4. Bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc X quang hoặc siêu âm: Chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc X quang hoặc siêu âm.

5. Bác sỹ chuyên khoa ngoại, chuyên khoa thuộc hệ ngoại: Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa ngoại hoặc khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa ngoại tiêu hóa, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp...

6. Bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ: Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật thẩm mỹ.

Phạm vi hoạt động chuyên môn trên chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh được quy định tại Phụ lục 4b ban hành kèm theo Thông tư 41/2015/TT-BYT sửa đổi Thông tư 41/2011/TT-BYT. Ảnh minh hạo: Thư viện pháp luật
Phạm vi hoạt động chuyên môn trên chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh được quy định tại Phụ lục 4b ban hành kèm theo Thông tư 41/2015/TT-BYT sửa đổi Thông tư 41/2011/TT-BYT. Ảnh minh hạo: Thư viện pháp luật

7. Bác sĩ y học dự phòng: phát hiện và xử trí các bệnh thông thường; xử trí ban đầu một số trường hợp cấp cứu tại cộng đồng;

8. Bác sĩ y học cổ truyền, y sĩ y học cổ truyền, lương y: Khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.

9. Người hành nghề bằng bài thuốc gia truyền: Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bằng bài thuốc gia truyền.

10. Y sỹ: tham gia sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27/5/2015 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sỹ, bác sỹ y học dự phòng, y sỹ.

11. Điều dưỡng:

a. Điều dưỡng: thực hiện phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định tại Thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y

b. Người có bằng y sỹ đa khoa, y sỹ sản nhi, y sỹ y học cổ truyền và các đối tượng khác có bằng trung cấp y trở lên đã có thời gian hành nghề điều dưỡng ít nhất là 12 tháng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 thì thực hiện phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định tại Thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.

12. Hộ sinh: thực hiện phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định tại Thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.

13. Kỹ thuật viên: Kỹ thuật viên gây mê hồi sức; kỹ thuật viên vật lý trị liệu - phục hồi chức năng hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm hoặc kỹ thuật viên chuyên khoa khác.

14. Người hành nghề bằng phương pháp chữa bệnh gia truyền: Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp chữa bệnh gia truyền.

15. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng dinh dưỡng, tiết chế: Khám bệnh, chữa bệnh bằng dinh dưỡng, tiết chế.

16. Người làm việc tại khoa hoặc đơn vị kiểm soát nhiễm khuẩn đồng thời trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh thì phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề ghi khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa đó (VD: nếu trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa nội thì ghi khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa nội).

17. Đối với bác sĩ tại tuyến huyện và tuyến xã nếu tốt nghiệp bác sĩ đa khoa sẽ ghi là: “khám bệnh, chữa bệnh đa khoa”. Nếu những đối tượng này có thêm bằng chuyên khoa sẽ bổ sung thêm vào phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề.