Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa đưa ra báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2021. Trong đó, ADB dự báo kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 3,8% trong năm nay và 6,5% vào năm 2022.
Theo ADB nhận định, dịch bệnh tái bùng phát đã làm thiếu hụt nguồn cung lao động, do giãn cách xã hội. Đứt gãy lao động sẽ dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng nông nghiệp. Mặt khác, xuất khẩu nông sản có thể bị ảnh hưởng bởi mùa mưa bão trong quý III và IV cũng như các biện pháp kiểm dịch được áp dụng đối với xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam.
Ngoài nông nghiệp, các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động cũng bị tổn hại đặc biệt khi thiếu người, giảm sản lượng. Chỉ số nhà quản trị mua hàng xuống dưới mức 50 từ tháng 6 đến tháng 8, báo hiệu sự sụt giảm trong lĩnh vực sản xuất. Do vậy, tăng trưởng công nghiệp dự báo giảm xuống 5% trong năm nay, so với mức trước 8,9% hồi 2019.
Việc đóng cửa các khu du lịch và hạn chế đi lại sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến du lịch, làm giảm tốc độ tăng trưởng dịch vụ từ 7,3% của năm 2019 xuống mức dự báo là 3,3% trong năm nay. Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính rườm rà, đặc biệt là trong việc cấp giấy đi đường, đã làm gián đoạn sự dịch chuyển của lao động và chuỗi cung ứng thực phẩm, làm trầm trọng thêm tác động của đại dịch đối với nền kinh tế.
ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam còn 3,8% trong năm 2021
Theo ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam cho biết, đại dịch và các đợt phong tỏa kéo dài đã làm suy yếu tiêu dùng và đầu tư, hạn chế triển vọng tăng trưởng của Việt Nam. Hiện ADB cho rằng GDP Việt Nam 2021 chỉ tăng trưởng 3,8%, giảm mạnh so với mức 6,7% hay 5,8% dự báo trước đó.
Dù vậy, ông đánh giá, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi nếu đại dịch được kiểm soát vào cuối năm nay và đến quý II/2022 có 70% dân số cả nước được tiêm chủng. Với giả định này, GDP Việt Nam 2022 dự kiến đạt 6,5%. Tăng trưởng có thể được hỗ trợ bởi 4 yếu tố: Sự phục hồi của cầu nội địa, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, mở rộng hoạt động sang các thị trường xuất khẩu mới do các hiệp định thương mại mang lại, và sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn có nhiều thách thức. Rủi ro chính là đại dịch kéo dài, đặc biệt nếu tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc không tăng đáng kể. Tăng trưởng cũng phụ thuộc vào việc Chính phủ kịp thời cung cấp các mặt hàng thiết yếu, như thực phẩm và tiền mặt, cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
"Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc loại bỏ các rào cản hành chính đối với doanh nghiệp và người dân, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát đại dịch và hỗ trợ sự phục hồi bền vững của nền kinh tế trong năm nay và năm tới"- ADB nhấn mạnh.
Trước đó, hồi tháng 4/2021, ADB đã đưa ra mức dự báo là 6,7%, sau đó đến tháng 7, điều chỉnh dự báo tăng trưởng giảm còn 5,8%. Theo báo cáo, kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng chậm hơn do sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19, làm gián đoạn nguồn lao động, giảm sản lượng công nghiệp và gây đứt gãy chuỗi giá trị nông nghiệp.
Tăng trưởng đã phục hồi trong nửa đầu năm 2021, chủ yếu do lưu lượng thương mại tăng cao, nhưng đã chậm lại trong nửa cuối năm do làn sóng thứ 4 của đại dịch ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và thị trường lao động. Lạm phát dự báo sẽ được kiềm chế trong năm 2021 và 2022 do tốc độ tăng trưởng chậm lại.
Sáng 27/6, với 447/449 đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng, đồng ý thành lập Khu thương mại tự do Hải Phòng.
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng vừa được thông qua, đã tăng phân cấp quyền quyết việc cho vay đặc biệt với khoản vay lãi suất 0%/năm mà không có tài sản đảm bảo.
Theo ước tính của MBS, khoảng 67,6 nghìn tỷ đồng TPDN đáo hạn trong quý 3/2025, tăng 50,5% svck và cao hơn 61% tổng giá trị đáo hạn nửa đầu năm 2025. Trong đó, nhóm ngành bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 85% với giá trị đáo hạn ước tính khoảng 57,5 nghìn tỷ đồng.
Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TP HCM và thành phố Đà Nẵng được xây dựng trên cơ sở thống nhất về hoạt động, quản lý, giám sát; có định hướng phát triển sản phẩm riêng biệt, phát huy thế mạnh của từng Thành phố.
Citigroup dự báo giá vàng thế giới sẽ có thể rơi xuống ngưỡng dưới 3.000USD/ounce vào cuối năm 2025 hoặc đầu năm 2026. Giá vàng trong nước sáng 27/6 đồng loạt niêm yết giá vàng miếng ở mức 117.7 – 119.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 300.000 đồng/lượng ở cả hai chiều.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm khá mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (26/6), với chỉ số S&P 500 lên sát mức kỷ lục mọi thời đại, cho thấy nhà đầu tư vẫn giữ được sự lạc quan nhất định trong bối cảnh có nhiều mối lo bủa vây, từ thuế quan, chiến tranh cho tới sự dai dẳng của lạm phát.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities - TCBS) đang tiến hành lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua loạt nội dung quan trọng, trong đó đáng chú ý là kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên mức tối đa.
UBND TPHCM vừa có báo cáo gửi Thường trực Thành ủy về chính sách hỗ trợ vay vốn nhằm tạo việc làm, ổn định đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách và người lao động thôi việc sau quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị trên địa bàn Thành phố.
Hiện tại, thị trường chứng khoán vẫn đang tạm lắng sau đợt tăng nhờ lệnh ngừng bắn. Nhà đầu tư theo dõi sát các thỏa thuận thương mại trước hạn chót áp thuế quan của Mỹ. Đồng USD giảm mạnh sau khi Trump tiếp tục công kích Chủ tịch Fed Powell. Giá dầu nhích nhẹ sau tháng biến động
Thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư (25/6) trong trạng thái không đồng nhất của các chỉ số, trong đó S&P 500 gần như đi ngang và cách không xa mức kỷ lục mọi thời đại. Cổ phiếu Nvidia tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới nhờ tâm lý lạc quan về trí tuệ nhân tạo (AI).
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 24/6 đã quay lại hoạt động phát hành tín phiếu sau gần 4 tháng gián đoạn, đánh dấu bước đi đáng chú ý trong điều hành chính sách tiền tệ, trong bối cảnh tỷ giá USD/VND tiếp tục leo lên mức kỷ lục mới.
Sáng ngày 25/6, các thị trường chứng khoán châu Á nhìn chung giữ được trạng thái ổn định, trong bối cảnh giá dầu thô dao động gần mức thấp nhất trong nhiều tuần. Lệnh ngừng bắn giữa Israel và Iran đã giúp cải thiện phần nào tâm lý nhà đầu tư, dù những lo ngại về nguy cơ xung đột bùng phát trở lại vẫn còn hiện hữu.
Tại thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC thương hiệu DOJI, SJC, PNJ đồng loạt niêm yết giá vàng miếng ở ngưỡng 117,5 - 119,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 200.000 đồng/lượng ở cả hai chiều.
Diễn biến tích cực trên sàn giao dịch Phố Wall đã đẩy các chỉ số chính lên gần mức đỉnh cao kỷ lục, trong khi nhóm cổ phiếu công nghệ, giao thông và du lịch dẫn đầu đà tăng. Nhà đầu tư kỳ vọng tình hình Trung Đông sẽ tạm ổn định, qua đó giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn.
VN-Index tăng 8,59 điểm trong phiên 24/6, đóng cửa ở mức 1.366,77 điểm. Chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư theo trường phái giao dịch ngắn hạn hạn chế mua đuổi tại các nhịp kéo rướn trong phiên, chỉ nên tăng tỷ trọng cổ phiếu tại các nhịp điều chỉnh, rung lắc.
Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép tiếp tục sử dụng toàn bộ số tiền 6.068,961 tỷ đồng (gồm 3.144,499 tỷ đồng đã thu hồi và 2.924,462 tỷ đồng đang thu hồi) để cho vay lại các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách Xã hội, thay vì hoàn trả ngân sách nhà nước như quy định thông thường....
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?