Trong quý I/2022, xuất khẩu cua ghẹ đạt gần 52 triệu USD, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức cao nhất trong 5 qua, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.
Xuất khẩu cua ghẹ tăng trưởng trở lại trong các tháng đầu năm
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong quý I/2022, xuất khẩu cua ghẹ đạt gần 52 triệu USD, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức cao nhất trong 5 qua, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.
Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Pháp là top 4 thị trường đơn lẻ nhập khẩu cua ghẹ nhiều nhất của Việt Nam.
Trong 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam sang Trung Quốc và HongKong đã tăng trở lại, sau nhiều tháng sụt giảm trong năm 2021. Trong quý I/2022, xuất khẩu cua ghẹ sang Trung Quốc và HongKong đạt hơn 20 triệu USD, tăng 104% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu cua ghẹ sang Nhật Bản trong những tháng đầu năm cũng có sự tăng trưởng tích cực. Trong 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cua ghẹ sang Nhật Bản đạt gần 19 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021. Hiện Nhật Bản đang là nước nhập khẩu cua ghẹ nhiều nhất của Việt Nam trong khối Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Xuất khẩu cua ghẹ Việt Nam sang EU cũng có sự phục hồi so với năm 2021. Trong đó, Pháp là thị trường nhập khẩu cua ghẹ lớn nhất của Việt Nam trong khối thị trường Eu, đạt gần 1,7 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu cua ghẹ sang Mỹ tăng gần 80%
Tại thị trường khối EU, các doanh nghiệp xuất khẩu cua ghẹ Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các thị trường như Anh, Na Uy, Madagascar, Indonesia, Trung Quốc, … Phần lớn các sản phẩm cạnh tranh với cua trên thị trường này gồm tôm hùm và surimi.
Trong quý I/2022, xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam sang Mỹ có sự tăng trưởng mạnh, đạt 19 triệu USD, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2021. Do tình hình dịch Covid-19 tại Mỹ đang dần được kiểm soát, Mỹ đã mở cửa hoàn toàn trở lại. Điều này đã tạo điều kiện cho xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam.
Nhập khẩu cua ghẹ của Mỹ trong quý I/2022 sụt giảm, chủ yếu do ảnh hưởng của lệnh cấm nhập khẩu thủy sản gồm cua từ Nga của Chính phủ Mỹ. Nga chiếm 30% tổng nhập khẩu cua tuyết và chiếm 90% tổng nhập khẩu cua huỳnh đế của Mỹ.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cua của Việt Nam cũng có thể tận dụng cơ hội này để duy trì xuất khẩu sang Mỹ. 3 tháng đầu năm nay, Mỹ giảm 9% lượng nhập khẩu cua huỳnh đế đỏ đông lạnh của Nga với 3.403 tấn.
Tháng 3 năm nay, Mỹ nhập khẩu 257 tấn cua tuyết từ Nga, trị giá 5,8 triệu USD, giảm 86% về lượng và 84% về giá trị so với tháng 3 năm ngoái.
Tổng giá trị các thỏa thuận kinh tế, thương mại ký kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ dự kiến sẽ triển khai trong giai đoạn từ năm 2025 khoảng 90,3 tỷ USD, tạo ra hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động hai nước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/3 đe dọa áp thuế 200% lên các mặt hàng rượu vang, sâm-panh và đồ uống có cồn của châu Âu nếu Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục kế hoạch đánh thuế rượu whiskey của Mỹ.
Xăng RON95-III giảm 753 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành, có giá bán không cao hơn 19.649 đồng/lít. Chênh lệch giữa giá xăng E5RON92 và RON95 được kéo giảm xuống còn 368 đồng/lít.
Giá cà phê hôm nay 13/3/2025 trong khoảng 131.500 - 133.000 đồng/kg. Báo cáo mới nhất từ Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) cho thấy xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 1 giảm 13,3% xuống còn 10,8 triệu bao, so với 12,4 triệu bao cùng kỳ năm trước.
Mức thuế 25% đối với tất cả thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ ngày 12/3, theo đúng cam kết của Nhà Trắng về việc không có ngoại lệ hay miễn trừ, bất chấp nỗ lực từ nhiều quốc gia nhằm tránh biện pháp này.
Dựa theo diễn biến của giá xăng dầu thế giới, một số doanh nghiệp xăng dầu nhận định, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày 13/3 tiếp tục được điều chỉnh giảm theo xu hướng của giá xăng dầu thế giới.
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh trong phiên giao dịch ngày 11/3. Ngoại trừ giá các mặt hàng trong nhóm nông sản đồng loạt đi xuống, sắc xanh áp đảo trên toàn thị trường. Kết phiên, chỉ số MXV-Index tăng 0,48% lên mức 2.282 điểm.
Giá bạc tăng mạnh 4,26%, đạt 32,55 USD/ounce, cao hơn 10% so với giá hồi đầu năm 2025. Bên cạnh đó, giá bạch kim cũng ghi nhận mức tăng tuần 3,05% lên mức 966,5 USD/ounce.
Theo lộ trình phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, việc thí điểm sàn giao dịch carbon vào tháng 6/2025 mở ra cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là chiến lược phát triển bền vững hoặc thực thi ESG của doanh nghiệp.
Hiện Đồng Nai vẫn là địa phương có mức thu mua lợn hơi cao nhất khu vực và cả nước khi chiễm chệ ở giá 83.000 đ/kg. Việc giá heo hơi tăng liên tục trong thời gian qua do thiếu hụt nguồn cung.
Để đạt mục tiêu xuất khẩu trên 6 tỷ USD, ngành cà phê cần đảm bảo quy hoạch vùng trồng, duy trì diện tích ổn định và nâng cao chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Giá bạc tăng 2,34%, lên mức 32,86 USD/ounce, đánh dấu phiên tăng thứ ba liên tiếp. Bạch kim cũng nhích nhẹ 0,3% lên 974,8 USD/ounce, được hỗ trợ bởi lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong năm nay.
Dựa theo diễn biến của giá xăng dầu thế giới, một số doanh nghiệp xăng dầu nhận định, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày 5/3 có thể được điều chỉnh giảm mạnh theo xu hướng của giá xăng dầu thế giới.
Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua 4/3 (theo giờ thế giới), thị trường nông sản nối dài chuỗi suy yếu. Trong đó, giá đậu tương đánh mất hơn 1,2% về mức 367 USD/tấn.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?