Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
Đây là lần đầu tiên trong 25 tháng quá, giá trị XK cá ngừ theo tháng đã đạt mức hơn 90 triệu USD. Và nếu duy trì được đà tăng trưởng này, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có khả năng kết thúc năm 2024 với tổng kim ngạch đạt khoảng 1 tỷ USD, tăng 18%.
XK các nhóm mặt hàng cá ngừ của Việt Nam trong tháng này cũng đều tăng so với cùng kỳ. Đang chú ý, XK các sản phẩm thịt/loin cá ngừ đông lạnh mã HS0304 có xu hướng tăng trưởng nhanh trong những tháng cuối năm nay.
Tại các thị trường, XK cá ngừ sang các thị trường chính đều tăng trong tháng 10, trừ EU và Hàn Quốc.
Việc sử dụng hết hạn ngạch ưu đãi thuế quan và đối mặt với những vướng mắc trong việc thực hiện các quy định liên quan đến chống khai thác IUU đã làm cản trở XK cá ngừ sang EU trong những tháng cuối năm. XK sang khối thị trường này đã giảm 15% trong tháng 10, tuy nhiên sự tăng trưởng tốt trong những tháng đầu năm nên tính luỹ kế 10 tháng đầu năm XK cá ngừ vẫn tăng 17%.
Ngược lại, XK cá ngừ sang thị trường Mỹ sau khi tăng trưởng chậm lại trong quý III lại có xu hướng tăng tốc trở lại trong những tháng cuối năm. Nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản trong dịp lễ cuối năm tăng, cộng với những ảnh hưởng của cuộc bầu cử tổng thống đã thúc đẩy nhu cầu NK cá ngừ của nước này. XK cá ngừ sang Mỹ đã tăng 30% trong tháng 10.
Cùng với Mỹ, khối thị trường Trung Đông cũng đang gia tăng NK cá ngừ của Việt Nam. XK sang khối thị trường này đang ngày càng tăng nhanh. Giá trị XK sang các thị trường trong khối phần lớn đều tăng trưởng ở mức cao trong 10 tháng đầu năm nay, như Israel tăng 55%, Ai Cập tăng 70% hay Arập Xêut tăng 72%... Mặc dù các xung đột chính trị tại khu vực này đã tác động tới XK sang một số nước tại khu vực này như Israel hay Iran trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện giữ Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất - UAE (CEPA) được ký kết tạo đà thúc đẩy XK cá ngừ sang khối thị trường này.
Đáng chú ý trong tháng 10 này là sự phục hồi XK cá ngừ sang Nhật Bản. Giá trị XK cá ngừ sang thị trường này trong tháng 10 đã tăng gần 31% so với cùng kỳ. Bức tranh kinh tế Nhật Bản đã sáng lên rất nhiều sau chuỗi nhiều tháng dài ảm đạm. Cùng với kinh tế khởi sắc, đồng nội tệ của Nhật Bản đã mạnh lên đáng kể từ tháng 9 đang làm gia tăng nhu cầu NK thuỷ sản của thị trường này, trong đó có cá ngừ.
Tháng 7/2024, XK cá ngừ của Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng so với cùng kỳ, tăng 14% đạt gần 87 triệu USD. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng XK đang chậm lại rất nhiều so với những tháng trước đó. Tính lũy kế 7 tháng đầu năm, kim ngạch XK cá ngừ đạt 558 triệu USD, tăng 22%.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11, tuần trước, nguy cơ leo thang xung đột Nga-Ukraine là tâm điểm khiến các nhà đầu tư lo lắng và cũng là yếu tố chính hỗ trợ giá dầu tăng vọt hơn 5%.
Việt Nam nằm trong top 30 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới với vị trí 23. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 354 tỷ USD hàng hóa, chiếm tỷ trọng 1,5% toàn cầu.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (22/11) ghi nhận ở mức 114.400 - 115.100 đồng/kg, giảm nhẹ 100 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Theo MXV, thị trường kim loại diễn biến tương đối phân hóa trong ngày hôm qua. Đối với kim loại quý, giá bạc và giá bạch kim đồng loạt giảm trở lại do sự chèn ép của đồng USD.
Tại thị trường trong nước, giá cà phê hôm nay 21/11 trong khoảng 114.500 - 115.100 đồng/kg. Thị trường vẫn lo ngại tình hình thời tiết thất thường tại Brazil ảnh hưởng đến sản lượng vụ tới. Trong khi đó số liệu xuất khẩu nửa đầu tháng 11/2024 của Việt Nam giảm giúp cà phê tăng.
Giá dầu thô WTI ghi nhận mức tăng nhẹ 0,33% và đạt 69,4 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent đóng cửa ở mức 73,3 USD/thùng, nhích nhẹ 0,01% so với tham chiếu.
Giá bạc tiếp tục phục hồi từ mức đáy 2 tháng khi tăng nhẹ 0,12% lên hơn 31 USD/oz. Giá bạch kim cũng tăng khoảng 0,4% lên hơn 978 USD/oz, đánh dấu phiên tăng giá thứ tư liên tiếp.
Trong năm 2024, ngành tôm Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan với các yếu tố hỗ trợ như lạm phát hạ nhiệt, nhu cầu từ các thị trường lớn phục hồi và giá tôm xuất khẩu có xu hướng tăng. Điều này giúp xuất khẩu tôm Việt Nam hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch 4 tỷ USD trong năm nay.
Tại thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay (18/11), giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ dao động trong khoảng 112.800 - 113.400 đồng/kg. Trên thị trường nguyên liệu công nghiệp tuần qua là giá ca cao tăng đột biến gần 22% lên hơn 8.500 USD/tấn, là mức tăng hàng tuần lớn thứ hai trong 44 năm qua.
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong ngày 15/11, giá chào khô đậu tương Nam Mỹ về các cảng nước ta tương đối ổn định. Tại cảng Vũng Tàu, giá chào khô đậu tương kỳ hạn giao tháng 1/2025 ở mức 10.500 đồng/kg.
Tại thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay (15/11), giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ dao động trong khoảng 111.800 - 112.200 đồng/kg. So với cùng kỳ năm ngoái, giá cà phê hiện cao gần gấp đôi từ mức 60.200 - 61.000 đồng/kg.
Xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao trong tháng 9/2024, với mức tăng 54% so với cùng kỳ năm 2023. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác đạt hơn 228 triệu USD, tăng 67%.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?