Xu hướng tiêu dùng bình quân
Average Propensity to Consume - APC
Xu hướng tiêu dùng bình quân
Khái niệm
Xu hướng tiêu dùng bình quân trong tiếng Anh là Average Propensity to Consume - APC.
Xu hướng tiêu dùng bình quân (APC) là tỉ lệ phần trăm thu nhập trung bình chi cho hàng hóa và dịch vụ khi thu nhập tăng lên.
Tỉ lệ phần trăm thu nhập chi tiêu được xác định bằng cách chia mức tiêu thụ trung bình của hộ gia đình, hoặc tổng chi tiêu hộ gia đình, cho thu nhập trung bình của hộ gia đình hoặc tổng thu nhập.
Nghịch đảo của xu hướng tiêu dùng bình quân là xu hướng tiết kiệm bình quân (APS).
Các hộ gia đình có thu nhập thấp có xu hướng tiêu dùng bình quân (APC) cao hơn các hộ gia đình có thu nhập cao hơn.
Nguyên nhân là do hộ gia đình có thu nhập thấp có xu hướng chi tiêu nhiều hơn thu nhập khả dụng của họ cho các nhu cầu cơ bản so với các hộ gia đình có thu nhập cao, làm cho tỉ lệ thu nhập chi cho hàng hóa và dịch vụ của họ cao hơn.
Việc tăng chi tiêu của người tiêu dùng có thể thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng do nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cao hơn dẫn đến nhiều hàng hóa được mua hơn, thúc đẩy sản xuất tạo ra nhiều việc làm hơn và nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường hơn và ngược lại.
Xu hướng tiêu dùng bình quân và Xu hướng tiết kiệm bình quân
Tổng của xu hướng tiêu dùng bình quân (APC) và xu hướng tiết kiệm bình quân (APS) sẽ luôn luôn là 1, do các hộ gia đình sẽ sử dụng thu nhập hoặc cho tiết kiệm hoặc cho tiêu dùng.
Trái ngược với xu hướng tiêu dùng bình quân, APS được tính bằng tỉ lệ phần trăm của tổng thu nhập được sử dụng để tiết kiệm thay vì chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ.
Xu hướng tiêu dùng bình quân (APC) cũng có thể được tính bằng cách lấy 1 trừ đi APS.
Ví dụ, giả sử một nền kinh tế có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đương thu nhập khả dụng là 500 tỉ đô la trong năm trước. Tổng tiền tiết kiệm của nền kinh tế là 300 tỉ đô la, phần còn lại được chi cho hàng hóa và dịch vụ.
Do đó, APS của quốc gia này là 0,6 hay 300 triệu đô la/ 500 triệu đô la, cho thấy nền kinh tế đã sử dụng 60% thu nhập khả dụng cho tiết kiệm.
Ngược lại, xu hướng tiêu dùng bình quân (APC) là 0,4 hay 1 - 0,6, cho thấy nền kinh tế đã dành 40% GDP cho chi tiêu hàng hóa và dịch vụ.
Xu hướng tiêu dùng biên (MPC)
Xu hướng tiêu dùng biên (MPC) là khái niệm đo lường sự thay đổi của xu hướng tiêu dùng bình quân.
Sử dụng ví dụ trên, giả sử nền kinh tế có GDP tăng lên 700 tỉ đô la và mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ cũng tăng lên 375 tỉ đô la.
xu hướng tiêu dùng bình quân của nền kinh tế tăng lên 53,57% và xu hướng tiêu dùng biên của nó là 87,5%.
Do đó, 87,5% GDP tăng thêm hay thu nhập khả dụng tăng thêm được chi cho hàng hóa và dịch vụ.
(Theo Investopedia)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?