Xây dựng thương hiệu điểm đến
Destination Branding/Place Branding/Location Branding
Hình minh họa (Nguồn: thinkdigital)
Xây dựng thương hiệu điểm đến
Khái niệm
Xây dựng thương hiệu điểm đến trong tiếng Anh được gọi là Destination Branding hay Place Branding, Location Branding.
Xây dựng thương hiệu điểm đến là một quá trình xây dựng và nhận dạng tính khác biệt, độc đáo và đặc trưng của một điểm đến du lịch.
Tạo dựng thương hiệu là sự phối kết hợp tất cả sản phẩm và dịch vụ của các ngành khác nhau như nông nghiệp, du lịch, thể thao, nghệ thuật, đầu tư công nghệ, giáo dục,... liên quan tới điểm đến du lịch
Xây dựng thương hiệu điểm đến là quá trình quản lí trong ngành du lịch đóng vai trò gắn kết chặt chẽ dựa trên hiểu biết với hệ thống đánh giá và cảm nhận của khách hàng, đồng thời là phương tiện định hướng hành vi của các nhà quản lí và kinh doanh du lịch tiếp thị điểm đến như một sản phẩm du lịch thống nhất.
Nói cách khác, thương hiệu như một nguồn lực quan hệ với cả khách du lịch và với các doanh nghiệp trong nước và các tổ chức du lịch khác.
Các cấp độ của thương hiệu điểm đến
Trước đây, người ta thường nói đến thương hiệu của doanh nghiệp và nhãn hiệu của hàng hóa và dịch vụ, nhưng trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới người ta thường nói đến bốn cấp độ của thương hiệu, đó là:
- Cấp độ quốc gia
Trên phạm vi thị trường du lịch thế giới, các quốc gia luôn luôn xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia của mình như một điểm đến hấp dẫn thu hút khách từ mọi nơi trên trái đất.
- Cấp độ địa phương
Mỗi địa phương có một lợi thế riêng trong sự phát triển du lịch và mỗi địa phương cũng là một điểm đến du lịch. Vì thế, ngoài thương hiệu quốc gia, mỗi địa phương xây dựng cho mình một thương hiệu riêng không chỉ trong lĩnh vực hàng hóa mà cả trong lĩnh vực du lịch.
- Cấp độ doanh nghiệp hoặc tập đoàn
Các doanh nghiệp du lịch cũng như các tập đoàn xây dựng những thương hiệu riêng của mình với mục tiêu nâng cao nhận thức của khách về các dịch vụ du lịch của mình.
- Cấp độ sản phẩm dịch vụ và hàng hóa
Mỗi doanh nghiệp du lịch có những sản phẩm dịch vụ và hàng hóa khác nhau. Các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu cho từng dịch vụ và hàng hóa nhằm thu hút khách.
Thương hiệu của từng dịch vụ và hàng hóa là sự khác biệt với các doanh nghiệp du lịch khác để cạnh tranh trên thị trường.
(Tài iệu tham khảo: Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Tổng Cục du lịch, Đại học Đà Nẵng)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?