VN-Index rơi tự do trước mốc 1.500 điểm
Sắc đỏ áp đảo ở đa số các nhóm ngành. Lực bán chốt lời đã nhanh chóng xuất hiện ở nhóm ngân hàng, chứng khoán và bất động sản. Đóng cửa phiên 21/7, VN-Index rơi tự do, thổi bay 12,23 điểm xuống 1.485 điểm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/7, VN-Index ở mức 1509,54 điểm, chính thức bước vào vùng đỉnh lịch sử của năm 2022 với mức cao nhất từng chạm tới là 1536,45 điểm ngày 10/1/2022.
VN-Index không những lấy lại hết mức giảm điểm hôm qua (-12,23 điểm) là hôm nay (22/7) thậm chí còn mạnh hơn, tăng 24,49 điểm tương đương +1,65% so với tham chiếu. Chỉ số đóng cửa ở mức 1509,54 điểm, chính thức bước vào vùng đỉnh lịch sử của năm 2022 với mức cao nhất từng chạm tới là 1536,45 điểm ngày 10/1/2022. Tuy nhiên, so với đỉnh lịch sử, VN-Index vẫn còn cách khoảng 25 điểm.
Toàn thị trường phủ sắc xanh với 224 mã tăng giá, trong đó 11 mã tăng kịch trần. Nhóm VN30 cũng có diễn biến tích cực khi 26 cổ phiếu đóng cửa trên tham chiếu. VJC của Vietjet Air là điểm nhấn khi tăng hết biên độ, không còn bên bán.
Sau phiên bán tháo hôm qua, dòng tiền quay lại nhóm cổ phiếu thuộc hệ sinh thái Vingroup. VIC dẫn đầu mức tác động tích cực đến chỉ số khi tăng gần 5%, chốt tại 117.500 đồng. VHM và VRE lần lượt tăng 3,8% và 3,4%, lên mức 95.500 đồng và 30.000 đồng.
Xét theo ngành, nhóm ngân hàng là lực đẩy chính của thị trường hôm nay. EIB tăng trần lên 27.150 đồng. Các mã vốn hóa lớn như HDB, BID, VCB đồng loạt tăng trên 1%. TCB là ngoại lệ hiếm hoi khi giảm 0,3% còn 35.350 đồng.
Sự phấn khích cũng lan tỏa sang nhóm cổ phiếu chứng khoán. VIX tăng hết biên độ lên 20.650 đồng với dư mua hơn 5,2 triệu đơn vị. Các mã lớn như VND, HCM, VCI, SSI đều tăng trên 2%.
Trong nhóm bất động sản, ngoài VIC và VHM, các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ như SCR, DXG, DXS, NVL, HDG, PDR... cũng giao dịch sôi động, tăng hơn 2%. Ngược lại, LDG tiếp tục giảm sàn với dư bán hơn 41 triệu cổ phiếu, sau chuỗi tăng nóng trước đó.
Các nhóm ngành khác như hàng không, thép, dầu khí, phân bón cũng đồng loạt chốt phiên trong sắc xanh. Nhiều mã đầu ngành tăng từ 2-4%.
Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường hôm nay đạt khoảng 33.300 tỷ đồng, giảm gần 2.000 tỷ so với phiên liền trước. Ba mã có thanh khoản cao nhất thuộc nhóm chứng khoán gồm SSI (1.930 tỷ đồng), VIX (1.254 tỷ đồng) và VND (987 tỷ đồng). Dòng tiền cũng đổ mạnh vào nhóm ngân hàng, tập trung ở TCB, VPB, SHB và EIB.
Trong khi đó, khối ngoại quay lại bán ròng mạnh với giá trị hơn 1.865 tỷ đồng, cao nhất trong ba tháng trở lại đây. VJC là mã bị bán ròng nhiều nhất với gần 20 triệu cổ phiếu, tiếp theo là SSI và SHB.
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 22/7, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 15,4 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 1.772,6 tỷ đồng; trong khi phiên trước đó ngày 21/7 mua ròng 15,24 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng đạt 132,38 tỷ đồng.
Sắc đỏ áp đảo ở đa số các nhóm ngành. Lực bán chốt lời đã nhanh chóng xuất hiện ở nhóm ngân hàng, chứng khoán và bất động sản. Đóng cửa phiên 21/7, VN-Index rơi tự do, thổi bay 12,23 điểm xuống 1.485 điểm.
Theo bảng xếp hạng thời gian thực của Forbes, tài sản của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hiện đang ở mức 2,8 tỷ USD và là người giàu thứ 1.377 trên thế giới, tăng thêm so với ngày trước đó là 165 triệu USD. Bà Thảo giàu thứ hai trên sàn chứng khoán Việt Nam, xếp sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng (với 11,9 tỷ USD tính đến 21/7).
Ngày 22/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: Từ đầu năm đến nay, lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại (NHTM) duy trì tương đối ổn định. Một số ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi nhằm phù hợp với tình hình thị trường.
Đề xuất áp thuế 20% trên lãi bán chứng khoán, chuyển nhượng vốn được đề cập tại dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ và Quốc hội.
Chứng khoán Rồng Việt sắp phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không tài sản đảm bảo, nhằm cơ cấu nợ và thanh toán trái phiếu, nợ vay đến hạn.
Mở cửa phiên giao dịch ngày 22/7, giá vàng miếng đồng loạt tăng 500.000 đồng chiều bán ra lên 122 triệu đồng/lượng.
Thị trường chứng khoán Mỹ bật tăng trước thông tin tích cực đến từ các doanh nghiệp báo cáo tài chính và dự báo lợi nhuận của các công ty vẫn tăng trưởng mạnh, cộng thêm kỳ vọng vào các thỏa thuận thương mại trước thời hạn 1/8.
Ngày 21/7, ngân hàng OCB huy động thành công lô trái phiếu thuộc mã OCB12512 với khối lượng 1.300 trái phiếu. Mệnh giá mỗi trái phiếu là một tỷ đồng
Bộ Tư pháp đang thẩm định dự thảo Nghị định mới về lương, thưởng của lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, dự kiến áp dụng từ ngày 1/8, với mức lương tối đa có thể lên tới 320 triệu đồng/tháng.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ba doanh nghiệp niêm yết là CTCP Hùng Vương (HVG), CTCP Vận tải biển Sài Gòn (Saigonship, mã: SGS) và CTCP Vinam (CVN) do không công bố thông tin theo đúng quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Giá vàng ngày 21/7 mở cửa giao dịch được điều chỉnh tăng nhẹ, nhưng tính theo mức chênh lệch bán ra – mua vào là 1,5 triệu đồng/lượng, giá vàng miếng ghi nhận mức giảm 500.000 triệu đồng/lượng chiều bán ra, và nhà đầu tư lỗ đậm 2 triệu đồng/lượng sau một tuần.
Giá vàng trong nước hôm nay (17/7) đi ngang sau 2 phiên điều chỉnh giảm liên tiếp. Giá vàng SJC neo mức mua vào 118,6 triệu đồng/lượng và bán ra mức 120,6 triệu đồng/lượng.
Nasdaq Composite lập đỉnh mới, dù thị trường có thời điểm chao đảo sau tin đồn Tổng thống Mỹ Donald Trump định sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell.
Lượng kiều hối chuyển về TP HCM qua các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế tăng mạnh trong quý II/2025 khi đạt gần 2,82 tỷ USD, tăng 16,9% so với quý trước.
Bộ trưởng Tài chính cho biết đã tham mưu xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025; trong đó Hà Nội và TP HCM cần đạt 8,5%, Quảng Ninh 12,5%.
Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Chứng khoán SmartInvest (AAS) số tiền 80 triệu đồng vì hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.
Có tới gần 86 triệu tài khoản không còn hoạt động, nhiều khả năng là tài khoản không chính chủ hoặc bị bỏ quên, thậm chí do đối tượng xấu tạo lập để phục vụ hành vi gian lận.
Mặc dù sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường chứng khoán Mỹ sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm cổ phiếu cho thấy thị trường đang bước vào giai đoạn chọn lọc cao.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?