VN-Index tăng gần 8 điểm nhờ trụ cột nhóm bất động sản
Nhóm bất động sản đóng vai trò dẫn dắt, giúp VN-Index tăng 7,9 điểm (+0,60%) lên mức 1.323,05 điểm trong phiên giao dịch ngày 21/5.
Kết thúc phiên giao dịch 22/5 chỉ số VN-Index giảm 9,21 điểm (0,7%) xuống 1.313,84 điểm, còn chỉ số HNX-Index giảm 0,67 điểm (0,31%) xuống 216,79 điểm. Chuyên gia nhận định phiên giao dịch ngày 23/5, các nhà đầu tư nên ưu tiên nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, đầu tư công và bán lẻ.
Chốt phiên 22/5, VN-Index giảm 9,21 điểm so với tham chiếu và giảm 19,11 điểm so với đỉnh phiên, về còn 1.313,84 điểm. Sắc đỏ thống trị sàn HOSE, với 214 mã giảm/98 mã tăng. Thanh khoản cải thiện trong phiên VN-Index giảm điểm, với 1,157 tỷ cổ phiếu khớp lệnh, tương đương giá trị 26.405 tỷ đồng, tăng lần lượt 8,6% và 4,6% so với phiên 21/5.
Nhóm VN30 cũng có phiên giao dịch đáng quên với 24 mã giảm và chỉ 4 mã tăng là VHM (1,19%), GAS (1,16%), MSN (0,63%) và SAB (0,1%). Dù là mã tăng mạnh nhất VN30, trên thực tế, VHM giảm tới 3,4% so với thời điểm chốt phiên sáng. Ngoài VHM, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup cũng từ tăng hơn 5% ở phiên sáng, đảo chiều giảm 1,07% chốt phiên chiều.
Xét về nhóm ngành, phiên này, nhóm cổ phiếu phần mềm phiên này tiếp tục diễn biến tiêu cực, giảm 1,34%, chủ yếu từ mã FPT, CMG, PAI…
Nhóm cổ phiếu chứng khoán thêm phiên ngập trong sắc đỏ, có mức giảm 0,08%, chủ yếu từ các mã VCI, HCM, MBS, FUEVFVND, FTS, BSI, DSE, CTS, VDS, DSC, TVS… Một vài mã tăng gồm VND, VIX, SHS, VFS, AAS, SBS, CSI…
Tương tự, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng diễn biến tiêu cực, ghi nhận mức giảm 0,75%, chủ yếu từ các mã VCB, BID, TCB, CTG, MBB, VPB, ACB, LPB, STB, HDB… Số ít mã tăng gồm EIB, NVB, VBB, VAB, PGB, KLB…
Nhóm cổ phiếu bất động sản phiên này nghiêng về sắc đỏ và có mức giảm 0,46%, chủ yếu từ các mã VIC, BCM, VRE, SSH, KDH, NVL, VPI, PDR, DXG, SIP, IDC… Chiều ngược lại, các mã tăng gồm VHM, KBC, KSF, TCH, DIG, HDG, VCR, SZC, CRE, SCR, PXL…
Nhóm cổ phiếu năng lượng diễn biến phân hóa, tăng 0,02%, chủ yếu từ các mã BSR, CLM, PVB, … Chiều giảm gồm các mã PVS, PVD, TMB, PVC, POS, TVD…
Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu phiên này chìm trong sắc đỏ, giảm 1%, chủ yếu từ các mã HPG, GVR, KSV, MSR, BMP, HSG, PHR, VIF, ACG, HT1, HGM, CSV, DPR… Chiều ngược lại, các mã tăng gồm VGC, DCM, NTP, NKG, PTB, DDV, TDP, DNP, BFC, …
Nhóm cổ phiếu bảo hiểm nghiêng về sắc đỏ, giảm 0,95%, chủ yếu từ các mã BVH, PVI, BIC, MIG, BMI, PGI, PRE… Chiều tăng gồm BLI…
Nhóm cổ phiếu bán lẻ ghi nhận mức giảm 0,49%, chủ yếu từ các mã PLX, PNJ, FRT, VFG, CTF, VPG, DP1, CNT, JVC, UNI… Chiều ngược lại, các mã tăng gồm DGW, SAS, PET, PEG, MVC, TLH, PCT, PSD, TSC, CNC, HTL…
Khối ngoại cũng mua ròng gần 6 tỷ đồng trên thị trường UPCOM, trong khi bán ròng khoảng 51 tỷ đồng trên HNX.Thực tế, những chuyển động của thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay khá tương đồng với các thị trường chứng khoán trong khu vực.
Thị trường chứng khoán châu Á và đồng USD đồng loạt giảm trong phiên giao dịch ngày 22/5, trong khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn dài ổn định ở gần mức cao nhất trong 18 tháng.
Nguyên nhân là nhà đầu tư ngày càng lo ngại về triển vọng tài chính xấu đi của Mỹ- nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tâm điểm hiện đang hướng về dự luật cải cách thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, dự kiến sẽ được Hạ viện đưa ra bỏ phiếu trong vài giờ tới. Nhà đầu tư lo ngại rằng kế hoạch này có thể khiến nợ công của Mỹ tăng thêm khoảng 3.800 tỷ USD, nâng tổng nợ lên khoảng 36.000 tỷ USD.Kết thúc phiên này, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) mất 0,6%.
Tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản chịu áp lực giảm. Chỉ số này đóng cửa ở mức thấp nhất hai tuần, do việc bán tháo các cổ phiếu liên quan đến xuất khẩu khi đồng yen mạnh lên bởi lo ngại về sự suy giảm sức khỏe tài chính của Mỹ. Cụ thể, Nikkei 225 giảm 313,11 điểm (0,84%) so với phiên trước đó, xuống mức 36.985,87 điểm.
Tâm lý thị trường trở nên u ám sau khi Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ hồi tuần trước. Đồng thời, xu hướng bán tháo tài sản Mỹ đang dần lan rộng, khiến đồng USD dao động gần mức thấp nhất trong hai tuần so với các đồng tiền chủ chốt khác. Trong bối cảnh lo ngại về khả năng xảy ra suy thoái toàn cầu do chính sách thương mại thất thường của ông Trump, giới đầu tư đang tìm kiếm cơ hội bên ngoài thị trường Mỹ.
Thị trường trái phiếu Nhật Bản cũng đang chịu áp lực khi làn sóng bán ra tiếp diễn. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Nhật kỳ hạn 30 năm hiện ở mức 3,155%, chỉ còn cách mức cao kỷ lục 3,185% của phiên trước đó không xa.Tại thị trường Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm hơn 1% trong phiên giao dịch ngày 22/5, khi các nhà đầu tư bán tháo hầu hết các cổ phiếu blue chip sau đà giảm của Phố Wall vào đêm trước.
Kết thúc phiên này, chỉ số Kospi giảm 31,91 điểm, tương đương 1,22%, đóng cửa ở mức 2.593,67 điểm. Tại Trung Quốc, đà tăng của nhóm cổ phiếu ngân hàng và khai khoáng đã không thể bù đắp cho những lo ngại về sức khỏe tài chính của nền kinh tế Mỹ. Khép lại phiên này, chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) giảm 1,2%, xuống 23.547,65 điểm. Còn chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải (Trung Quốc) cũng hạ 0,2%, xuống 3.380,19 điểm.
Theo CTCK Vietcombank (VCBS): Chỉ số có thể sẽ ghi nhận một số nhịp rung lắc nhằm củng cố sức mạnh trước khi tiếp tục chinh phục các vùng đỉnh mới.
Vì vậy, trong giai đoạn này, nhà đầu tư cần tránh mua đuổi các mã cổ phiếu đã có đà tăng dốc trong thời gian qua, cân nhắc chốt lời từng phần các cổ phiếu đã đạt biên lợi nhuận tốt trong danh mục.
Đồng thời, hạ tỷ trọng margin để quản trị rủi ro, cũng như chuẩn bị sức mua để tìm kiếm cơ hội giải ngân các cổ phiếu mục tiêu nếu xuất hiện những nhịp điều chỉnh trong phiên ở những phiên tới.
CTCK Asean: Nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua đuổi, theo dõi chặt chẽ tình hình thuế quan, và xem xét cơ cấu cổ phiếu yếu trong danh mục.
Nhà đầu tư dài hạn có thể cân nhắc giải ngân dần ở những phiên rung lắc, tập trung vào các mã cổ phiếu không bị ảnh hưởng nhiều bởi thuế quan, hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế, kết quả kinh doanh tăng trưởng, định giá hấp dẫn và cổ tức tiền mặt cao, ưu tiên nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, đầu tư công và bán lẻ.
Nhóm bất động sản đóng vai trò dẫn dắt, giúp VN-Index tăng 7,9 điểm (+0,60%) lên mức 1.323,05 điểm trong phiên giao dịch ngày 21/5.
Nhiều doanh nghiệp thông báo sẽ gom tiền mã hóa, đặc biệt là memecoin của Tổng thống Trump, để kéo giá cổ phiếu đi lên nhằm tồn tại trên sàn chứng khoán Mỹ.
Giá Bitcoin lập đỉnh lịch sử, trong khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng vọt và chứng khoán toàn cầu chao đảo trước lo ngại về tình hình tài khóa của Mỹ. Nhà đầu tư trở nên thận trọng sau khi Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm Mỹ và dự luật chi tiêu khổng lồ của ông Trump có thể khiến nợ công tăng. Tâm điểm thị trường hiện chuyển sang các dữ liệu kinh tế quan trọng từ châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.
Phiên giao dịch ngày 22/5, gái vàng tại các doanh nghiệp SJC, PNJ, DOJI đồng loạt điều chỉnh bảng niêm yết theo hướng tăng mạnh. Giá vàng SJC tăng lên 121 triệu đồng/lượng, chênh lệch vàng thế giới hơn 16 triệu đồng
Sáng 22/5, giá Bitcoin (BTC) vượt qua đỉnh cũ 109.812 USDT để tạo đỉnh mới cao nhất mọi thời đại, ở mức 110.797 USDT.
Công ty cổ phần Chứng khoán HD (HDBS) bị đình chỉ hoạt động thanh toán giao dịch, hoạt động giao dịch trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong 7 ngày, từ 20/5 đến 26/5.
Thị trường chứng khoán Phố Wall đã trải qua một phiên giao dịch giảm điểm mạnh vào ngày 21/5, trong bối cảnh lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng vọt.
Đóng góp ý kiến vào về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, trong phiên thảo luận tại Tổ chiều 21/5, nhiều đại biểu Quốc hội tại Tổ 2 đề xuất thực hiện việc giảm 2% thuế suất giá trị gia tăng đến hết năm 2026 với tất cả các mặt hàng.
Cổ phiếu BCG của Tập đoàn Bamboo Capital sẽ bị hạn chế giao dịch kể từ ngày 27/5, do công ty chưa thể công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024.
Giá vàng ngày 21/5 mở cửa phiên giao dịch bật tăng hơn 1 triệu đồng/lượng, kéo giá vàng vượt mốc 120 triệu đồng/lượng.
Theo thông tin từ CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC - UPCoM) ông Lê Viết Hiếu, con trai Chủ tịch HĐQT Lê Viết Hải đăng ký mua cổ phiếu để nâng sở hữu lên 0,49% vốn điều lệ.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (20/5) vì cổ phiếu công nghệ không duy trì được đà tăng, khi thị trường theo dõi cuộc tranh luận tại Quốc hội Mỹ về đề xuất cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump.
Tính từ đầu năm 2025, cổ phiếu VIC đã tăng hơn 125% , đồng thời cũng là mã tăng giá mạnh nhất trong nhóm VN30. Theo cập nhật mới nhất của tạp chí Forbes, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng đã tăng lên 10,2 tỷ USD, là mức cao nhất từ trước đến nay.
Dù giá vàng trong nước tăng mạnh, các chuyên gia nhận định xu hướng này có thể không kéo dài lâu. Dự báo cho thấy giá vàng có thể sẽ quay đầu giảm trong phiên hôm nay do áp lực từ hàng loạt dữ liệu kinh tế tích cực được công bố gần đây.
Techcombank sẽ phát hành gần 21,4 triệu cổ phiếu ESOP, tương đương khoảng 0,3% tổng số cổ phần đang lưu hành. Mức giá phát hành được ấn định là 10.000 đồng/cổ phiếu – chỉ bằng khoảng 1/3 so với thị giá của cổ phiếu TCB đang giao dịch quanh mốc 30.000 đồng/cổ phiếu.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (19/5) và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ chỉ tăng vọt chớp nhoáng, khi nhà đầu tư dường như không lo ngại nhiều về việc Mỹ bị hạ điểm tín nhiệm.
Ngày 19/5, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2 có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng kinh doanh, mua bán vàng miếng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phải có thông tin nhận diện cho khách hàng biết đây là địa điểm kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.
SHB dự kiến trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng cổ phiếu. Dự kiến ngày 20/6 sẽ là ngày thanh toán tiền cho cổ đông.
Lãi suất liên ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong tháng 5, phù hợp với định hướng của Chính phủ và NHNN. Trong khi đó, tỷ giá USD/VND vẫn chịu nhiều áp lực từ lo ngại thuế quan, nhu cầu ngoại tệ tăng và giá vàng biến động.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?