Phiên giao dịch ngày 26/11 khép lại khi nhóm cổ phiếu bất động sản hút được dòng tiền nên bật tăng, nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng tăng tích cực sau thông tin Bộ Tài chính kiến nghị cắt lỗ chứng khoán không cần đóng thuế...
Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/11, VN-Index tăng 7,43 điểm lên 1.242,13 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 575 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 13.299 tỷ đồng. Toàn sàn có 290 mã tăng giá, 101 mã giảm giá và 67 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 1,45 điểm lên 223,7 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 46,8 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 812 tỷ đồng. Toàn sàn có 104 mã tăng giá, 53 mã giảm giá và 65 mã đứng giá.
UPCOM-Index tăng 0,24 điểm lên 92,06 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 37,5 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 719,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 186 mã tăng giá, 109 mã giảm giá và 76 mã đứng giá.
Toàn sàn có gần 13.300 tỷ đồng được sang tay. Điều đáng mừng sau một thời gian liên tục bán ròng, nhà đầu tư nước ngoài đã quay lại mua. Hôm nay khối này mua trên 1.500 tỷ đồng và bán gần 1.300 tỷ đồng. FPT, DPM, MSN… là những mã khối này gom nhiều.
Xét theo nhóm ngành, nhóm cổ phiếu bất động sản hút được dòng tiền nên bật tăng mạnh mẽ: EVG, NHA tăng trần; KHG tăng 6,7%, HDC tăng 2,4%, PDR tăng 1,67%, TCH tăng 2,62%, CEO tăng 2,14%, NTL tăng 2,19%, NLG tăng 1,58%, SCR tăng 3,22%, DXS tăng 2,36%...
Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng tăng tích cực sau thông tin Bộ Tài chính kiến nghị cắt lỗ chứng khoán không cần đóng thuế: VIX tăng 2,75%, HCM tăng 1,62%, ORS tăng 1,84%, CTS tăng 1,29%, MBS tăng 1,1%, VDS tăng 1,68%, SHS tăng 2,29%, FTS tăng 1,32%, VND tăng 1,08%...
Nhóm ngân hàng cũng nghiêng về sắc xanh: HDB tăng 1,42%, STB tăng 1,07%, BID tăng 1,54%, OCB tăng 1,44%, VCB tăng 1,2%; SHB, ACB, TCB, LPB, EIB, NAB tăng gần 1%.
Ngoài ra, nhóm cổ phiếu thép, phân bón, hóa chất cũng giao dịch khởi sắc: HSG tăng 1,33%, HPG và NKG tăng gần 1%; DPM tăng 2,68%, BFC tăng 1,9%, DCM tăng gần 1%, GVR tăng 1,29%...
Nhóm cổ phiếu VN30 cũng có cho mình mức tăng 7,28 điểm, với 25 mã tăng và 2 mã giảm. 2 mã giảm duy nhất là PLX và VHM vốn tăng điểm tích cực trong phiên sáng, phải chốt phiên trong giá đỏ, tuy nhiên chỉ giảm lần lượt 0,4% và 0,7%. Ở chiều ngược lại, có 9 mã tăng trên 1% là MWG (1,7%), POW (1,6%), BID (1,5%), HDB (1,4%), GVR (1,3%), VCB (1,2%), SAB (1,1%), STB (1,1%) và FPT (1%).Nhóm cổ phiếu thép chỉ có TLH giảm nhẹ, DTL dừng ở tham chiếu, còn lại đều tăng. Cụ thể, HMC tăng 1,38%, HSG tăng 1,33%, các mã còn lại: HPG, NKG, SMC tăng nhẹ,
Các cổ phiếu vừa và nhỏ là điểm nhấn đáng chú ý khác trong phiên 26/11, với các mã ngành xây dựng, bất động sản EVG, NHA, QCG chạm giá trần, KHG tăng 6,7%. Trong đó, KHG khớp lệnh hơn 14,8 triệu đơn vị, EVG đạt 5,17 triệu đơn vị...
Lực mua ổn định cũng giúp nhóm cổ phiếu “vua” có một phiên tích cực. Loạt cổ phiếu lớn ngành ngân hàng như VCB (1,2%), BID (1,5%), CTG (0,6%), MBB (0,6%) góp mặt trong top các cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho VN-Index. Riêng VCB kéo tăng tới 1.502 điểm. Ở chiều giảm, HVN (-2,7%), VHM (-0,7%), VTP (-4,1%) kéo chỉ số giảm nhẹ gần 1 điểm.VCBS cho rằng tâm lý thị trường chung đã cởi mở hơn khi không còn lo lắng bán mạnh khi VN-Index chạm tới các ngưỡng kháng cự.
Một số nhận định khác cho biết, thị trường tiếp đà hồi phục mạnh mẽ và bật tăng ngay từ những phút đầu phiên. Các cổ phiếu bất động sản, đặc biệt là các mã vốn hóa nhỏ như KHG, DXS, NHA, DC4 tăng mạnh kèm volume lớn. Bên cạnh đó, hầu hết các cổ phiếu thuộc rổ VN30 đều tăng nhẹ dưới 1%, giúp điểm số gia tăng liên tục để đạt mức tăng 12 điểm vào giữa phiên sáng. Kể từ thời điểm đó, lực bán dần gia tăng trong khi cầu mua không thực sự mạnh mẽ khiến VN-Index hạ dần điểm số cho tới tận cuối phiên và đóng cửa với mức tăng 7,43 điểm so với tham chiếu.
Bên cạnh một số mã lớn như BID, MWG, HDB, SAB, GVR, STB tăng trên 1%, hàng loạt mã nhỏ như EVG, NHA, YEG, KHG, TCO tăng tới 7% là những điểm đáng chú ý nhất của phiên. Trên HOSE, thanh khoản đạt 13.298,91 tỷ đồng; Khối ngoại mua ròng 231,93 tỷ đồng.
Về kỹ thuật, VN-Index tăng điểm lên vùng 1.240 điểm và đóng cửa trên MA20 nhưng volume tiếp tục nằm dưới mức trung bình tháng khiến chỉ số tiềm ẩn rủi ro tạo bulltrap. Xu hướng giảm từ đầu tháng 10 chưa bị phá vỡ khi cây nến đóng cửa vẫn nằm dưới đường xu hướng này.
Các thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm trong phiên 26/11, sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp mức thuế cao mới đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, Mexico và Canada, trái ngược với những hy vọng về một cách tiếp cận ôn hòa hơn đối với chính sách thương mại.
Chốt phiên, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo (Nhật Bản) giảm 0,9%, xuống 38.442 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) ổn định ở mức 19.159,2 điểm. Còn chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải (Trung Quốc) giảm 0,1%, xuống 3.259,76 điểm. Trên tài khoản mạng xã hội Truth Social, ông Trump cho biết sẽ ký một sắc lệnh hành pháp trong ngày đầu tiên nắm quyền để áp mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada của Trung Quốc, nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán ma túy và nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.Diễn biến trên gây lo ngại về một cuộc chiến thương mại mới với Trung Quốc và đưa đến những cảnh báo rằng động thái này cùng với việc cắt giảm thuế đã cam kết sẽ làm gia tăng lạm phát tại Mỹ.Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, Liu Pengyu, nói rằng "sẽ không ai thắng trong cuộc chiến thương mại", trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó cho biết sẽ "sẵn sàng đối thoại" với Mỹ.
Giới chuyên gia khuyến nghị các nhà đầu tư tận dụng những nhịp rung lắc trong phiên để giải ngân từng phần ở những cổ phiếu đã khả dụng trong danh mục. Các nhóm ngành có thể cân nhắc giải ngân lướt sóng ngắn hạn: chứng khoán, ngân hàng, bất động sản.
Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) được thông qua quy định hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hằng năm từ 200 triệu đồng trở xuống sẽ không phải chịu thuế VAT.
Nhóm quỹ ngoại Dragon Capital vừa cho biết đã hoàn tất việc bán ra thêm hơn 5,5 triệu cổ phiếu DXG của Tập đoàn Đất Xanh. Như vậy chỉ trong khoảng gần một tháng trở lại đây, nhóm quỹ ngoài này đã bán ròng khoảng 11,4 triệu cổ phiếu DXG.
Mở cửa phiên giao dịch ngày 26/11, thị trường vàng trong nước bất ngờ lao đốc, giá vàng nhẫn, vàng miếng SJC "bốc hơi" gần 2 triệu đồng/lượng. Chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư xem xét kỹ khi giao dịch tránh rủi ro.
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế) để phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được các yêu cầu về cải cách thuế TNCN đang đặt ra.
Sáng nay (25/11), giá vàng miếng SJC duy trì mốc 87 triệu đồng/lượng còn giá vàng nhẫn trên 86 triệu đồng/lượng. Nhà đầu tư vàng nhẫn vẫn có lãi dù giá vàng nhẫn đi ngang.
Sau chuỗi ngày tăng mạnh, giá vàng miếng trong nước ổn định và duy trì ở mốc 87 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn tiếp đà tăng nhẹ với vàng một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.
Ngày 22/11, bitcoin tiếp tục lập đỉnh mới, vượt mức 99.000 USD trước khi giảm nhẹ xuống còn khoảng 98.500 USD, tăng 0,5% trong ngày. Với đà tăng ấn tượng này, giá trị của đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới đang tiến gần hơn tới mốc 100.000 USD.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã thông báo về việc đưa cổ phiếu TNA của Công ty cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Xuất nhập khẩu Thiên Nam, HoSE: mã chứng khoán TNA) lên giao dịch trên thị trường UPCoM.
Công ty CP Vinhomes (HoSE: mã chứng khoán VHM) chính thức khép lại thương vụ mua 370 triệu cổ phiếu quỹ vào ngày 21/11, đánh dấu giao dịch mua lại cổ phiếu lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đăng ký mua 10 triệu cổ phần, song bà Nguyễn Yến Linh, ái nữ nhà tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, chỉ mua được gần 8,5 triệu do "không đạt được thỏa thuận".
Theo Reuters đưa tin, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
Từ ngày 20/11, tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác) không đúng với quy định.
Bộ Chính trị vừa đồng ý chủ trương đối với đề án xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Theo đó, thành lập Trung tâm tài chính quốc tế toàn diện tại TP HCM và Trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu công bố thông tin theo hình thức văn bản điện tử cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) tại Chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?