Khối ngoại đã quay lại mua ròng nhẹ gần 31 tỷ đồng trên sàn HoSE, chấm dứt chuỗi bán ròng miệt mài 20 liên tục trước đó. Tuy nhiên, thị trường giằng co quanh mốc tham chiếu trong phiên chiều nay 22/11 và kết phiên trong sắc đỏ.
Kết thúc phiên giáo dịch ngày 22/11, VN-Index giảm 0,23 điểm (-0,02%) xuống 1.228,1 điểm; HNX-Index giảm 0,47 điểm (-0,21%) xuống 221,29 điểm; UPCoM-Index ngược chiều thị trường khi tăng 0,2 điểm (+0,22%) lên 91,7 điểm.
Nhóm VN30 cùng diễn biến thị trường chung, đóng cửa giảm nhẹ 0,6% với trạng thái phân hóa khi có 13 mã tăng và 11 mã giảm. Cổ phiếu VHM tiếp tục bị bán mạnh, kết phiên giảm 3,9% xuống mức giá thấp nhất trong phiên là 41.600 đồng/CP, và đã lấy đi hơn 1,7 điểm của chỉ số chung; trong khi các mã khác chỉ giảm trên dưới 1%.
Ngược lại, ở top cổ phiếu tăng, GAS vẫn là mã dẫn đầu dù biên độ thu hẹp khi kết phiên chỉ còn tăng 1,5%; các mã khác như TCB và HPG cũng tăng hơn 1%; còn lại chỉ biến động nhẹ quanh mức 0,5%.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, HAG không còn giữ phong độ như phiên sáng do chịu áp lực bán của cả trong nước và nước ngoài (nước ngoài bán ròng khoảng 1,3 triệu cổ phiếu), kết phiên chỉ còn tăng nhẹ 0,4% với thanh khoản thuộc top 10 mã dẫn đầu thị trường, đạt hơn 11 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng có sự phân hóa: TCB tăng 1,29%, VCB, BID, LPB, ACB tăng gần 1%. Ngược lại, STB giảm 1,21%, OCB, VPB, TPB, MBS, VIB giảm gần 1%.
Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng nghiêng về sắc đỏ: VHM giảm 3,93%, DXG giảm 2,61%, NVL giảm 2,22%, TCH giảm 1,59%, DIG giảm 1,2%, CEO giảm 2,07%, NHA giảm 1,13%, NTL giảm 2,15%...
Riêng nhóm cổ phiếu tiêu dùng, phân bón và công nghiệp vẫn tăng tích cực: CSM tăng trần, FRT tăng 1,94%, PAN tăng 1,11%; DCM tăng 1,34%, DPM tăng 1,87%, BFC tăng 2,75%; SC5 tăng trần, HVN tăng 3,39%, VTP tăng 2,48%...
Nhận định thị trường cơ sở, các chuyên gia chứng khoán cho biết, trái ngược với mức tăng tích cực của thị trường khu vực, chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh vì tâm lý lạc quan bị dập tắt do thiếu thông tin chi tiết về các biện pháp kích thích kinh tế. Trong nước, VN-Index giao dịch giằng co và đóng cửa với mức tăng nhẹ.
Về kỹ thuật, VN-Index giảm điểm nhẹ với volume thấp và đóng cửa với cây nến con quay sau khi tiếp cận với kháng cự Gap tại 1.232 cho thấy cả bên mua và bên bán đều đang thăm dò tại vùng điểm số này. Áp lực bán cuối phiên có khả năng tiếp diễn trong đầu phiên tới, đưa chỉ số test lại vùng 1.222 điểm.
Liên quan đến thị trường phái sinh. Hợp đồng tương lai chỉ số Vn30F1M tăng 5 điểm lên 1.298 điểm với volume cao và Gap đầu phiên thể hiện lực mua áp đảo của bên Long, đặc biệt là khối ngoại. Tuy nhiên với basis lên tới 11,93 điểm, xác suất VN30F1M tiếp tục tăng mạnh trong những phiên tới không cao.
Trong phiên giao dịch chiều nay, chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản) tăng 0,7%, chủ yếu là nhờ các cổ phiếu công nghệ trong khu vực phục hồi sau đợt bán tháo ngày 21/11.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 257,68 điểm, tương đương 0,68%, lên ngưỡng 38.283,85 điểm. Điều này xảy ra sau khi số liệu lạm phát tháng 10/2024 được công bố cho thấy mức giảm 0,2 điểm phần trăm so với tháng trước, còn 2,3% và ngày càng tiệm cận với mức lạm phát mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).
Số liệu kinh tế sẽ là một trong những chủ đề chính tại cuộc họp chính sách của BoJ vào tháng 12 tới. Một số nhà đầu tư dự đoán các nhà hoạch định chính sách tiền tệ Nhật Bản sẽ điều chỉnh lãi suất ngắn hạn tăng từ 0,25% lên 0,5% sau cuộc họp này.
Tại thị trường chứng khoán Australia, chỉ số S&P/ASX 200 tăng 66,10 điểm, tương đương 0,77%, lên 8.633,10 điểm. Còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 61 điểm, tương đương 0,83%, lên 2.501,24 điểm. Ngoài ra, phần lớn các chỉ số chứng khoán lớn khác của châu Á cũng thể hiện “sắc xanh”.
Chỉ duy nhất các thị trường tại Trung Quốc đi ngược với xu hướng này. Trong đó, chỉ số Hang Seng của Hong Kong mất 394,78 điểm, tương đương 2,01%, xuống còn 19.206,33 điểm và chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải bốc hơi 87,83 điểm, tương đương 2,61%, dừng ở ngưỡng 3.282,57 điểm.
Chuyên gia Eugene Hsiao, Giám đốc chiến lược cổ phiếu Trung Quốc tại công ty Macquarie Capital, cho biết các nhà đầu tư đang chờ đợi thêm thông tin rõ ràng hơn về hướng đi chính sách thuế quan mà Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự kiến áp dụng với hàng hóa Trung Quốc.
Ngoài ra, một phần nguyên nhân lý giải cho sự suy giảm tâm lý của các nhà đầu tư tại thị trường lớn nhất châu Á là do nhiều người tin rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ không ban hành thêm các biện pháp kích thích kinh tế bổ sung, cho đến cuộc họp tiếp theo của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc diễn ra vào tháng 3/2025.
Thị trường chứng khoán hôm nay đã có lúc thủng đáy 1.200 điểm, tuy nhiên khối ngoại ngừng bán ròng, dòng tiền mua vào mạnh mẽ tham gia thị trường hàng trăm cổ phiếu phiếu đổi màu thành công. VN-Index "quay xe" thoát đáy 1.200 ngoạn mục.
Công ty CP Vinhomes (HoSE: mã chứng khoán VHM) chính thức khép lại thương vụ mua 370 triệu cổ phiếu quỹ vào ngày 21/11, đánh dấu giao dịch mua lại cổ phiếu lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đăng ký mua 10 triệu cổ phần, song bà Nguyễn Yến Linh, ái nữ nhà tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, chỉ mua được gần 8,5 triệu do "không đạt được thỏa thuận".
Theo Reuters đưa tin, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
Từ ngày 20/11, tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác) không đúng với quy định.
Bộ Chính trị vừa đồng ý chủ trương đối với đề án xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Theo đó, thành lập Trung tâm tài chính quốc tế toàn diện tại TP HCM và Trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu công bố thông tin theo hình thức văn bản điện tử cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) tại Chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thúc tín dụng, yêu cầu đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình cho vay để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tính chung hai phiên đầu tuần, công ty đã mua 27,8 triệu cp. Khối lượng lũy kế từ 23/10 đến 19/11 đạt hơn 190 triệu cp, tương đương 51,4% tổng khối lượng đăng ký.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 20/11, giá vàng miếng SJC được Công ty SJC niêm yết mua vào 82,7 triệu đồng/lượng, bán ra 85,7 triệu đồng/lượng - tăng thêm 1 triệu đồng so với sáng hôm qua. Đây là ngày tăng thứ 3 liên tiếp của giá vàng miếng SJC.
Sau khi đưa vào diện hạn chế giao dịch, CTCP Rạng Đông Holding (mã chứng khoán RDP) tiếp tục vi phạm công bố thông tin dẫn đến việc HoSE ban hành quyết định đình chỉ giao dịch cổ phiếu RDP.
Tập đoàn CMA-CGM đang xúc tiến dự án triển khai sà lan điện, trước hết trên các tuyến đường thủy nội địa tại Việt Nam, nhằm kết hợp và khai thác tối đa hiệu quả của phương thức vận tải đa phương thức gồm đường biển, đường thủy nội địa, đường bộ, đường sắt.
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Lãi suất huy động nhích lên góp phần kích thích dòng tiền nhàn rỗi chảy vào hệ thống ngân hàng. Theo thống kê đã có hơn 15 ngân hàng điều chỉnh lãi suất, vậy lãi suất tiết kiệm tại ngân hàng nào là cao nhất trong tháng 11/2024?
Mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 19/11, giá vàng bất ngờ tăng vọt. Theo ghi nhận lúc 10h00, giá vàng miếng SJC giao dịch ở mức 81,00 – 84,00 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), vàng nhẫn SJC giao dịch ở mức 81,00 – 84,03 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Song nhà đầu tư mua vào vàng miếng SJC thời điểm này bán ra lỗ ngay 4 triệu đồng/lượng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?