Ngày 4/3 tại Hạ Long, Vingroup và tập đoàn đầu tư toàn cầu JTA Investment Qatar chính thức công bố Biên bản ghi nhớ (MOU) đầu tư chiến lược trong lĩnh vực xe điện và du lịch.
Theo đó, JTA Investment Qatar đánh giá cao triển vọng của chiến lược mở rộng toàn cầu của VinFast, đồng thời nhận thấy tiềm năng to lớn từ hệ sinh thái khách sạn - khu nghỉ dưỡng 5 sao và hệ thống quần thể vui chơi giải trí hàng đầu của Vinpearl, mong muốn cùng Vingroup khai thác và phát triển các cơ hội đầu tư.
Theo nội dung MOU, JTA Investment Qatar quan tâm đến cơ hội hợp tác chiến lược trong những lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Vingroup, đặc biệt hai trụ cột: công nghệ - công nghiệp và thương mại dịch vụ.
Đối với trụ cột công nghệ - công nghiệp, JTA Investment Qatar đang nghiên cứu cơ hội đầu tư vốn cổ phần tối thiểu 1 tỷ USD vào VinFast, cũng như hợp tác chiến lược để hỗ trợ hãng xe điện phát triển công nghệ và mở rộng toàn cầu.
Bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Vingroup (đứng giữa, bên trái) và Tiến sĩ Amir Ali Salemi, nhà sáng lập và CEO của JTA Investment Qatar tại lễ ký kết MOU.
Đối với trụ cột thương mại dịch vụ, JTA Investment Qatar cân nhắc khả năng đầu tư vào các quần thể khách sạn - khu nghỉ dưỡng và khu vui chơi giải trí 5 sao do Vinpearl quản lý và vận hành, tọa lạc tại những danh thắng du lịch hàng đầu Việt Nam.
Hơn nữa, JTA Investment Qatar và Vingroup cũng tích cực thỏa thuận hướng tới thành lập liên doanh với mục tiêu mở rộng và nâng cao dịch vụ của Vinpearl (khách sạn và khu nghỉ dưỡng, công viên giải trí và sân golf), đặc biệt là tại các thị trường du lịch có tiềm năng tăng trưởng cao nhằm phát huy vị thế vững mạnh của Vinpearl.
MOU cho biết hai bên sẽ tăng cường thảo luận và cam kết theo đuổi những mục tiêu chung để hai bên cùng có lợi. JTA Investment Qatar tận dụng chuyên môn đầu tư, nguồn lực tài chính và mạng lưới đối tác rộng khắp nhằm hỗ trợ vốn cho các hoạt động kinh doanh chiến lược của Vingroup, bao gồm VinFast và Vinpearl.
Trong khi đó, Vingroup sẽ đóng góp kinh nghiệm, năng lực triển khai, lợi thế từ vị thế dẫn đầu thị trường nội địa và tiềm năng phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Những yếu tố này góp phần khai thác các cơ hội kinh doanh hứa hẹn và hiện thực hóa sứ mệnh chung của cả hai bên trong những lĩnh vực như công nghệ, hạ tầng và du lịch.
Tiến sĩ Amir Ali Salemi, nhà sáng lập và CEO của JTA Investment Qatar cho biết: "Tận dụng chuyên môn và nguồn lực trong các lĩnh vực như năng lượng, công nghệ, hạ tầng và du lịch, chúng tôi rất vinh dự được góp phần thúc đẩy những mục tiêu chiến lược và lĩnh vực kinh doanh đầy hứa hẹn của Vingroup, đặc biệt là VinFast và Vinpearl. Thỏa thuận hợp tác này sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh đôi bên cùng có lợi khi Vingroup tăng cường sự hiện diện trên trường quốc tế".
Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, chia sẻ: "Chúng tôi rất vinh dự được hợp tác với JTA Investment Qatar và tin rằng việc hợp tác này có thể mở ra những cơ hội lớn cho Vingroup và các công ty thành viên. Cùng nhau, chúng tôi sẽ thúc đẩy sự phát triển công nghệ, hạ tầng và kinh tế bền vững tại Việt Nam, đồng thời tạo ra bệ phóng vững chắc cho quá trình mở rộng quốc tế. Với sự kết hợp giữa chuyên môn - năng lực của hệ sinh thái Vingroup và kinh nghiệm - nguồn lực của JTA Investment Qatar, chúng tôi hy vọng và tin tưởng vào thành công của các dự án hợp tác đột phá trong những lĩnh vực trọng điểm như xe điện và du lịch, đồng thời kiến tạo cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người".
Với vị thế tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam, Vingroup đang gia tăng hiện diện toàn cầu, nổi bật là chiến lược mở rộng của VinFast vào các thị trường trọng điểm như Bắc Mỹ, châu Âu, Ấn Độ, Đông Nam Á và Trung Đông.
Cuối năm 2024, ngành bất động sản Việt Nam ghi nhận mức tồn kho kỷ lục hơn 491.000 tỷ đồng, lập kỷ lục cao nhất trong hơn 2 thập niên qua, lộ diện top doanh nghiệp “đầu bảng” gồm Novaland, Vingroup, Becamex IDC, Đô thị Kinh Bắc, Nhà Khang Điền, Nam Long...
Theo thông tin tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Cảng Sài Gòn đặt mục tiêu lãi trước thuế tăng mạnh 40% trong năm 2025, đồng thời công bố kế hoạch đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường Vietcombank bầu bổ sung ông Lê Quang Vinh – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028, đồng thời miễn nhiệm với ông Nguyễn Mỹ Hào, người đã nghỉ hưu theo chế độ từ tháng 1/11/2024. Với các quyết định trên, HĐQT Vietcombank hiện vẫn có 9 thành viên.
Thực thi ESG đúng nghĩa là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong dài hạn. Những hành vi "tẩy xanh" không chỉ gây tổn hại đến thương hiệu mà còn làm suy giảm niềm tin của khách hàng và ảnh hưởng tiêu cực đến sự chuyển đổi của nền kinh tế.
Đại diện Công ty CP ASIA LIFE cho biết không có trang trại, vườn rau, mà chỉ có dây chuyền sản xuất.
Đối với sản phẩm kẹo Kera, vị này cho biết là sản xuất theo "đơn đặt hàng" của Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt của Hằng Du Mục, Quang Linh
Hodeco vừa công bố thông tin về việc bị xử phạt hành chính do sai phạm trong kê khai thuế. Theo quyết định số 177/QĐ-XPHC ngày 17/1/2025 của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, doanh nghiệp này phải nộp bổ sung hơn 1,2 tỷ đồng vào Ngân sách Nhà nước.
Không chỉ là một xu hướng, báo cáo ESG hay báo cáo phát triển bền vững, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin với nhà đầu tư và tác động trực tiếp đến giá trị vốn hóa của doanh nghiệp.
Trong hai tháng đầu năm, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường ở mức cao lên tới 67.000 doanh nghiệp, bình quân mỗi ngày có tới 1.135 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh hoặc làm thủ tục giải thể, phá sản.
Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu Hương, Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán KBC), khi được cổ đông chất vấn về việc những năm qua luôn đặt kế hoạch cao nhưng đều không thực hiện được
CTCP Dược phẩm Trung ương 3 (HNX: mã chứng khoán DP3) vừa thông báo ngày 24/3 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2025 và tạm ứng cổ tức năm 2024.
Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) đã hoàn tất việc bán 4,4% cổ phần còn lại tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB). Việc CBA bán hết cổ phần tại VIB diễn ra trong bối cảnh VIB có những thay đổi về quy định sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày 5/3, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm công khai kết luận thanh tra đối với Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir và Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam.
Chỉ trong vòng 1 tháng qua, Novaland đã liên tục công bố thông tin chậm trả gốc, lãi trái phiếu. Mới đây, Novaland lại "khất nợ" hơn 900 tỷ đồng gốc và lãi trái phiếu.
Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại EU sẽ không còn bắt buộc thực hiện báo cáo môi trường hoặc chứng minh rằng họ không có giao dịch gián tiếp với các công ty có liên quan đến bóc lột lao động hoặc vi phạm nhân quyền. Ủy ban Châu Âu khẳng định rằng điều này không đồng nghĩa với việc nới lỏng quy định. Tuy nhiên, giới quan sát không đồng tình.
Từ ngày 11/2 đến 3/3/2025, VPS đã phát hành thành công 50 triệu trái phiếu. Với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, đợt phát hành này giúp VPS huy động được tổng cộng 5.000 tỷ đồng.
Grab đã mua lại Everrise từ quỹ đầu tư tư nhân Navis Capital Partners. Sau thâu tóm, công ty lên kế hoạch số hóa hoạt động của chuỗi siêu thị này và cung cấp dịch vụ giao hàng tạp hóa theo yêu cầu cho khách hàng.
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 651/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Xiong Lin (Việt Nam).
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM ngày 4/3 công bố báo cáo kết quả đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: mã chứng khoán DXG).
Ngày 26/3 sẽ là ngày Vietcombank (VCB) chốt danh sách cổ đông dự họp ĐHĐCĐ thường niên 2025. Ngân hàng dự kiến sẽ tổ chức họp tại Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực VCB, Ecopark (Văn Giang, Hưng Yên).
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?