Cuối năm 2024, ngành bất động sản Việt Nam ghi nhận mức tồn kho kỷ lục hơn 491.000 tỷ đồng, lập kỷ lục cao nhất trong hơn 2 thập niên qua, lộ diện top doanh nghiệp “đầu bảng” gồm Novaland, Vingroup, Becamex IDC, Đô thị Kinh Bắc, Nhà Khang Điền, Nam Long...
Theo số liệu từ VietstockFinance với 103 doanh nghiệp (trên HOSE, HNX và UPCoM) công bố BCTC quý IV/2024 thuộc nhóm bất động sản bao gồm nhà ở và khu công nghiệp cho thấy: tổng giá trị hàng tồn kho tính đến cuối năm 2024 ở mức cao kỷ lục trong hơn 2 thập niên qua - hơn 491.2 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Trong đó, 52 doanh nghiệp tăng, 9 không đổi và 42 doanh nghiệp giảm tồn kho.
Nguồn: VietstockFinance
Trong đó, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL) tiếp tục đứng đầu danh sách với hơn 146.600 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm và chiếm hơn 61% tổng tài sản. Tồn kho của doanh nghiệp này tăng 33% kể từ cuối năm 2021.
Cụ thể, giá trị bất động sản thành phẩm khoảng 8.500 tỷ đồng, bất động sản đang xây dựng khoảng 138.440 tỷ đồng. Toàn bộ giá trị tồn kho này đã được dùng làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay có tổng giá trị hơn 59.000 tỷ đồng. Hiện Novaland đang phối hợp với các địa phương để tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho một số dự án.
Tồn kho của CTCP Vinhomes (Mã: VHM) ghi nhận giảm 7% so với cuối năm ngoài còn 48.723 tỷ đồng, chủ yếu là bất động sản để bán đang xây dựng. Giá trị tồn kho được Vinhomes ghi nhận chủ yếu là chi phí tiền sử dụng đất, chi phí giải phóng mặt bằng, giá mua các công ty con được phân bổ như một phần chi phí mua dự án, chi phí xây dựng và phát triển tại dự án như Vinhomes Grand Park, Vinhomes Smart City, Vinhomes Ocean Park 1, 2, 3 và một số dự án khác.
Trong năm 2024, doanh số bán hàng của Vinhomesđạt 103.900 tỷ đồng (tương đương khoảng 4,1 tỷ USD), tăng 19% so với năm 2023. Doanh số chưa ghi nhận tính đến cuối năm khoảng 94.200 tỷ đồng với 12.800 sản phẩm mới được giới thiệu ra thị trường, lần lượt giảm 6% và 56%.
Doanh số bán hàng trong năm được đóng góp từ 3 dự án chính gồm Royal Island (55%), Ocean Park 3 (19%), Ocean Park 2 (12%), còn lại là các dự án khác.
Trong khi đó, ở nhóm Bất động sản khu công nghiệp, Becamex IDC (HoSE: BCM) đứng đầu với hơn 21,2 ngàn tỷ đồng tồn kho, tăng 7%. Một phần lớn trong đó là chi phí dở dang của các dự án khu công nghiệp và các khoản chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng. Tổng
Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) đứng thứ hai với hơn 13,8 nghìn tỷ đồng tồn kho, tăng 13%, chủ yếu đến từ các dự án khu công nghiệp và khu đô thị lớn.
Tại CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Mã: KDH) tồn kho tại các dự án gần 22.180 tỷ đồng, tăng 18% và chiếm hơn 72% tổng giá trị tài sản. Các dự án đang xây dựng chiếm giá trị tồn kho lớn gồm: Khang Phúc - Khu dân cư Tân Tạo (hơn 6.858 tỷ), Bình Trưng- Bình Trưng Đông (4.422 tỷ), Đoàn Nguyên - Bình Trưng Đông (3.662 tỷ), Khang phúc – Khu dân cư Bình Hưng 11A (1.816 tỷ), Khang Phúc - Khu định cư Phong Phú 2 (1.810 tỷ), Bình Trưng Mới – Bình Trưng Đông (1.372 tỷ)…
Trong năm 2024, Khang Điền không mở bán dự án mới. Hiện công ty đang hoàn thiện hạ tầng và xây dựng các căn thấp tầng tại dự án liên doanh với Keppel. Giá trị hàng tồn kho vẫn ghi nhận ở mức cao và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong năm ghi nhận âm 4.252 tỷ đồng (mức thấp nhất trong lịch sử hoạt động của công ty), chủ yếu đến từ khoản phải thu và hàng tồn kho cho thấy công ty vẫn có nhu cầu vốn tương đối lớn để phát triển các dự án hiện hữu.
Mặc dù đã bàn giao vượt kế hoạch hơn 1.400 sản phẩm thuộc Dự án Akari giai đoạn 2, tồn kho của Nam Long Group vẫn chiếm 59% tổng tài sản với gần 18.000 tỷ đồng) tính đến cuối năm 2024.
4 dự án có giá trị tồn kho trên nghìn tỷ đang được Nam Long ghi nhận gồm Izumi, Waterpoint giai đoạn 1, Waterpoint giai đoạn 2, dự án Cần Thơ. Riêng tồn kho tại dự án Akari giảm mạnh từ 1.700 tỷ về còn hơn 300 tỷ.
Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG) cũng không nằm ngoài cuộc chơi với hơn 13,4 nghìn tỷ đồng tồn kho, dù giảm 5% so với đầu năm.
Giá trị tồn kho tại các dự án của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã: PDR) tính đến cuối năm ghi nhận trên 13.400 tỷ đồng, tăng 11% và chiếm hơn 56% tổng giá trị tài sản.
Trong năm 2024, doanh nghiệp đã bán hết toàn bộ 627 sản phẩm (gồm 92 căn nhà ở kết hợp dịch vụ và 535 nền đất) thuộc giai đoạn 1 của dự án Khu đô thị Bắc Hà Thanh - giai đoạn 1 (Quy Nhơn Iconic). Trong nửa đầu năm 2025, gần 800 sản phẩm từ các giai đoạn tiếp theo của dự án này sẽ được tung ra thị trường.
Thông tin từ lãnh đạo Phát Đạt, có hai dự án đóng góp vào kết quả kinh doanh năm nay là Inconic và Thuận An (Nguyễn Thị Minh Khai, Bình Dương).
Thống kê cho thấy, đến cuối năm 2024, có 11 doanh nghiệp Bất động sản có tồn kho chiếm trên 50% tổng tài sản của công ty, phần lớn là các doanh nghiệp trong lĩnh vực Bất động sản nhà ở. Bất động sản HUDLAND (HNX: HLD) dẫn đầu với tồn kho chiếm tới 90% tổng tài sản, lên đến 1,8 nghìn tỷ đồng, gấp 5 lần so với đầu năm.
Cùng với đó, các doanh nghiệp khác như Đầu tư và Xây dựng HUD4 (UPCoM: HU4) với 86% tổng tài sản là tồn kho, hay Quốc Cường Gia Lai (HOSE: QCG) cũng có tới 75% tài sản là tồn kho. Đây là những con số cảnh báo rằng, việc quản lý tồn kho và các chiến lược thanh lý tài sản đang là thách thức lớn cho những doanh nghiệp này.
Ở nhóm tồn kho dưới 10.000 tỷ, duy nhất có Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, Mã: DIG) ghi nhận tăng. Hàng tồn kho chủ yếu là giá trị dở dang tại các dự án gần 8.000 tỷ đồng, tăng 24% so với cuối năm ngoái. Trong đó có một số dự án chiếm giá trị lớn như Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước (hơn 2.140 tỷ), Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên (hơn 2.000 tỷ), Chung cư A2 - Vũng Tàu Center Point (hơn 1.000 tỷ), Khu dân cư P4 Hậu Giang (hơn 1.000 tỷ)…
Các doanh nghiệp ghi nhận tồn kho giảm có CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (Mã: TCH) giảm 15% với cuối năm ngoái, với hơn 8.600 tỷ đồng. Trong đó, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm 7.224 tỷ đồng, tập trung chủ yếu tại dự án Hoàng Huy New City II (hơn 5.087 tỷ), Hoàng Huy Green River (hơn 1.744 tỷ). Tồn kho là bất động sản thành phẩm hơn 1.008 tỷ đồng, chủ yếu tại dự án Hoàng Huy Commerce gần 754 tỷ, Hoàng Huy New City hơn 217 tỷ…
Tồn kho của CTCP Đầu tư Văn Phú - Invest (Mã: VPI) ghi nhận giảm hơn 20%, với gần 2.950 tỷ đồng. Đây chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại các dự án: Vlasta Thủy Nguyên (1.975 tỷ), The Terra Bắc Giang (429 tỷ), Song Khê – Nội Hoàng (223 tỷ). Tồn kho bất động sản thành phẩm không đáng kể, chủ yếu tại dự án Vlasta Sầm Sơn (hơn 65 tỷ).
Trong quý cuối năm 2024, doanh nghiệp này tập trung bàn giao các sản phẩm thuộc dự án Đầu tư xây dựng nhà ở, nhà kết hợp thương mại hỗn hợp tại phân khu số 2, khu đô thị phía Nam TP Bắc Giang, tên thương mại là Terra Bắc Giang.
Nhờ bàn giao dự án, tồn kho của CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (Mã: AGG) giảm mạnh hơn 60% sau một năm, còn gần 776 tỷ đồng, chủ yếu giảm ở dự án Westgate, The Standard, Signial…
Theo dữ liệu Bộ Xây dựng cho biết, tính đến quý IV/2024, lượng tồn kho Bất động sản trong các dự án vẫn còn khá lớn, với khoảng 17.058 căn/nền (bao gồm chung cư, nhà ở riêng lẻ và đất nền). Tuy nhiên, mức tồn kho ở phân khúc chung cư giảm mạnh 77% so với quý trước, trong khi lượng tồn kho đất nền và nhà ở riêng lẻ vẫn duy trì ở mức cao.
Sự gia tăng tồn kho Bất động sản lên mức cao kỷ lục phản ánh tình hình khó khăn của ngành, nhưng cũng đồng thời là một cơ hội cho các doanh nghiệp sáng tạo trong việc tìm kiếm giải pháp giảm tồn kho.
Dự báo rằng, trong những năm tới, các doanh nghiệp Bất động sản sẽ phải tập trung vào việc tái cấu trúc và điều chỉnh chiến lược để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Trong khi đó, các chính sách và giải pháp hỗ trợ từ phía chính phủ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích thị trường Bất động sản phát triển, giảm bớt áp lực tài chính cho các doanh nghiệp, và mở ra cơ hội mới cho ngành Bất động sản Việt Nam.
Trong 3 phiên ngày 21-24-25/2 cổ phiếu NRC của doanh nghiệp bất động sản này liên tiếp tăng, ghi nhận hai phiên tím trần, mặc cho kết quả kinh doanh thua lỗ, không có bất cứ thông tin hỗ trợ nào khác.
Ngày 28/4, TAND tỉnh Đồng Nai đã tuyên án về vụ án liên quan Dự án Khu dân cư Tân Thịnh. Theo đó, LDG có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ tiền đã thu của hách hàng.
Mới đây, HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (mã chứng khoán KBC) công bố thông tin về việc quyết định tham gia dự án đầu tư có giá trị trên 10% tổng tài sản theo BCTC hợp nhất năm 2024 đã được kiểm toán.
Toàn bộ hạng mục tuyến chính cao tốc Bắc - Nam đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng và các nút giao đã hoàn thành theo thiết kế được duyệt, sẵn sàng đưa vào khai thác từ 18h ngày 28/4.
Ngày 26/4, UBND xã Hoằng Tiến (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) cho biết đã báo cáo UBND huyện Hoằng Hóa về việc Công ty TNHH Du lịch và Thương mại EURO (Công ty EURO) xây dựng nhiều công trình trái phép sát bờ biển Hải Tiến.
Báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2025 của Savills Việt Nam cho thấy Sự thiếu vắng nguồn cung vừa túi tiền là nguyên nhân chính khiến lượng giao dịch căn hộ hạ nhiệt, giá mua chung cư tăng cao.
Mới đây, Sở Xây dựng TP Hà Nội đã công bố kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại dự án Hope Residences. Dự án này có vị trí tương đối đắc địa khi nằm gần khu biệt thự triệu đô Vinhomes Riverside và chỉ cách Hồ Gươm khoảng 10 km.
Những sản phẩm có giá hơn 30 tỷ đồng/căn tại TP HCM tăng mạnh và chiếm hơn 70% nguồn cung sơ cấp. Trong khi đó, tại Hà Nội, Biệt thự tăng giá gấp đôi, nhà liền kề tăng 24%.
Ngày 24/4, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2187/QĐ-UBND về hình thức sử dụng đất tại số 34 ngõ 53 Tân Ấp, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, cho Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai.
Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương khẩn trương đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm, đảm bảo dành quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội.
Sáng 24/4, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị – ông Hà Sỹ Đồng chủ trì cuộc họp với các sở, ngành liên quan để đánh giá tình hình triển khai các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Trọng Đông - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ngày 22/4 đã ký Quyết định số 2159/QĐ-UBND về việc giao 38.507m2 đất (đợt 2) tại các xã Tân Lập, Tân Hội, huyện Đan Phượng và xã Đức Giang huyện Hoài Đức
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 23/4/2025 về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Ngày 22/4, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã CK: KBC) công bố thông tin về việc đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên với quy mô 675 ha.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 193/TB-VPCP ngày 22/4/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại chuyến công tác kiểm tra công trình Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại Hà Nam.
UBND TP HCM vừa có công văn số 2731/UBND - DA gửi Bộ Xây dựng về đầu tư tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành kết nối Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất với Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Theo UBND thành phố Hà Nội, phí dịch vụ quản lý tối đa đối với nhà chung cư không có thang máy là 5.000 đồng/m2/tháng, nhà có thang máy là 16.500 đồng/m2/tháng.
Chiều 21/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã họp với các bộ, ngành liên quan về việc nghiên cứu thành lập quỹ phát triển nhà ở (bao gồm nhà ở xã hội; nhà ở cho công nhân thuê; nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi thuê, mua…).
Theo chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, việc tháo gỡ vướng mắc cho các dự án BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) giao thông phải bảo đảm hài hòa lợi ích, các bên cung cấp vốn phải có trách nhiệm cùng chia sẻ rủi ro, có giải pháp cơ cấu lại khoản vay, giảm lãi vay, điều chỉnh phương án trả nợ phù hợp.
Sở Xây dựng TP Đà Nẵng vừa có Văn bản số 2177/SXD-QLNN về việc huy động vốn thông qua việc góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân tại dự án Khu đô thị mới Thuận Phước - Đà Nẵng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?