Tổng doanh thu của VinFast đạt 12.326 tỷ đồng, đánh dấu mức tăng 42,2% so với quý II/2024 và 49,3% so với cùng kỳ năm 2023. Công ty ghi nhận lỗ gộp 2.957 tỷ đồng trong quý III/2024, giảm 45,6% so với quý liền kề trước đó.
VinFast Auto Ltd. (“VinFast” hoặc “Công ty”) (Nasdaq: mã chứng khoán VFS) vừa công bố kết quả tài chính chưa kiểm toán quý III/2024. Theo đó, trong quý III, VinFast đã bàn giao tổng cộng 21.912 xe điện, tăng 66% so với quý II và tăng 115% so với cùng kỳ 2023. Đáng chú ý, số xe điện bàn giao cho người tiêu dùng tăng 163% so với quý II, cho thấy nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường đối với ô tô điện VinFast.
Tổng doanh thu của VinFast đạt 12.326 tỷ đồng, đánh dấu mức tăng 42,2% so với quý II và 49,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Công ty ghi nhận lỗ gộp 2.957 tỷ đồng trong quý III, giảm 45,6% so với quý II năm nay.
Biên lợi nhuận gộp cải thiện còn âm 24%, từ mức âm 62,7% trong quý trước và âm 27% cùng kỳ năm 2023.
Lỗ ròng ở mức 13.251 tỷ đồng, giảm đáng kể 29,4% so với quý II năm 2024 và giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước.
Bà Lê Thị Thu Thủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VinFast, chia sẻ: “Kết quả quý III của VinFast được thúc đẩy nhờ kết quả kinh doanh khả quan trong tháng 9. Chúng tôi đã ghi nhận số xe bàn giao hàng tháng cao nhất thị trường nội địa. Đây cũng là cột mốc lịch sử đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khi lần đầu tiên một thương hiệu xe nội địa, vốn chỉ mới ra đời cách đây 7 năm, vượt qua các hãng xe nước ngoài để chiếm vị thế số 1 thị trường”.
Chủ tịch HĐQT VinFast cho biết, VinFast kỳ vọng kết thúc năm 2024 với kết quả tươi sáng, đạt mục tiêu giao 80.000 xe đã đặt ra trước đó, nhờ đà tăng trưởng trong quý III vẫn mạnh mẽ trong quý IV. Sản xuất xe điện chất lượng cao là một nhiệm vụ không dễ dàng, đòi hỏi sự quyết tâm và kiên trì vượt qua thách thức.
Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Giám đốc Tài chính VinFast, khẳng định: "Chúng tôi rất tự hào chia sẻ rằng VinFast đạt kết quả kinh doanh tốt trong quý III nhờ doanh thu tăng trưởng mạnh, biên lợi nhuận cải thiện do lỗ gộp và lỗ ròng đều thu hẹp đáng kể. Lợi ích từ gia tăng quy mô, tối ưu chi phí sản xuất và tối ưu chi phí nguyên vật liệu đã tạo ra những tác động tích cực đối với biên lãi gộp, và sẽ là động lực chính trên con đường đạt lợi nhuận.
Tình hình thanh khoản nói chung của chúng tôi được cải thiện nhờ các khoản vay dự kiến từ Vingroup và khoản tài trợ dự kiến từ doanh nhân sáng lập của chúng tôi, tổng cộng 3,5 tỷ USD từ giờ cho tới năm 2026, như mới công bố hôm 12/11 vừa qua”.
Đáng chú ý, VinFast tiếp tục nhận được cam kết hỗ trợ tài chính từ nhà sáng lập và công ty mẹ vào ngày 12/11 vừa qua.
Theo đó, từ nay đến hết năm 2026, Vingroup có kế hoạch cho các công ty trong nhóm VinFast tại Việt Nam vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng.
Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu khoảng 80.000 tỷ đồng thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.
Kế hoạch hỗ trợ nhằm giúp VinFast có đủ nguồn lực và thêm dự phòng để tài trợ hoạt động kinh doanh, các khoản đầu tư thiết yếu và hoàn thành những nghĩa vụ khác của công ty, hướng đến mục tiêu đến hết năm 2026, công ty đạt điểm hòa vốn và tự cân đối được dòng tiền.
Để đáp ứng nhu cầu tăng cao, VinFast lên kế hoạch mở rộng sản xuất tại Hà Tĩnh - quê nhà của tỷ phú Phạm Nhật Vượng - với nhà máy mới chuyên sản xuất các mẫu xe điện VF 3 và VF 5. Nhà máy được thiết kế với công suất tối đa 300.000 xe/năm, dự kiến khởi công tháng 12/2024 và đi vào hoạt động năm 2025.
VinFast tiếp tục thực hiện chiến lược toàn cầu hóa với sự hiện diện tại nhiều thị trường trọng điểm. Tính đến 31/10, hãng đã xây dựng mạng lưới gồm 173 showroom ô tô và 160 showroom xe máy điện trên toàn cầu.
Tại Bắc Mỹ, VinFast ghi nhận doanh số kỷ lục trong tháng 9 nhờ mở rộng mạng lưới đại lý và cải tiến sản phẩm. Trong tháng 11, hãng bắt đầu bàn giao mẫu xe VF 9 tại Mỹ và Canada.
Tại Đông Nam Á, VinFast đã bàn giao các mẫu xe VF e34 và VF 5 tay lái nghịch tại Indonesia, đồng thời chuẩn bị đưa nhà máy tại Subang vào hoạt động năm 2025. Ở Philippines, VinFast ra mắt các mẫu VF 3, VF 5 và VF 7, với 8 đại lý tại 6 thành phố.
Ngoài ra, nhà máy của VinFast tại Ấn Độ, với công suất 50.000 xe/năm, đang được lắp đặt thiết bị, dự kiến hoạt động từ năm 2025. Hãng cũng mở rộng sang Trung Đông, khai trương đại lý đầu tiên tại Dubai vào tháng 10.
Theo đó, nhà sản xuất xe điện niêm yết trên Nasdaq lạc quan về kết quả kinh doanh trong quý IV/2024. Nương theo đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý III/2024, đặc biệt là tại các thị trường trọng điểm như Việt Nam và Bắc Mỹ, công ty tự tin vào khả năng đạt được mục tiêu bàn giao 80.000 xe trong năm 2024.
HĐQT Tập đoàn Vingroup (HoSE: mã chứng khoán VIC) đã phê duyệt việc Vingroup cấp bảo lãnh thanh toán và sử dụng các tài sản thuộc sở hữu của Tập đoàn để bảo đảm cho các trái phiếu doanh nghiệp do VinFast phát hành riêng lẻ trong năm 2024. Tổng mệnh giá tối đa không quá 6.500 tỷ đồng.
Ông Trần Văn An, anh trai ông Trần Văn Dai, thành viên HĐQT đăng ký bán toàn bộ 147.900 cổ phiếu HAG để giảm sở hữu từ 0,01%, về 0% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 28/11 đến ngày 27/12.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (mã chứng khoán LTG: UPCoM) vừa công bố văn bản số 43/QĐ-HĐQT Quyết định về việc triệu tập và tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - HOSE: EIB) vừa công bố nghị quyết HĐQT, chấp thuận đưa kiến nghị ngày 19/11/2024 của nhóm cổ đông sở hữu trên 5% cổ phần vào chương trình ĐHĐCĐ bất thường ngày 28/11 tới đây.
Sở Xây dựng TP Đà Nẵng vừa có thông báo điều kiện đưa vào kinh doanh tại dự án Khu chung cư cao tầng, văn phòng thương mại và nhà ở Tuyên Sơn. Tuy nhiên, chủ đầu tư đang thế chấp bất động sản và quyền tài sản, quyền sử dụng đất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank - Mã chứng khoán BAB) vừa công bố Nghị quyết triển khai điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ lên 10.538 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu phổ thông để trả cổ tức và chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Tập đoàn Nam Long, mã cổ phiếu NLG - HoSE) phê duyệt phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ với tổng giá trị phát hành tối đa 1.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và được đảm bảo bằng tài sản.
Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán PNJ) đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm 2024 với doanh thu thuần lũy kế đạt 32.371 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (HoSE: mã chứng khoán CII) vừa có văn bản thông báo đã nâng vốn điều lệ của doanh nghiệp lên 3.197,5 tỷ đồng.
Ngày 22/11/2024, Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
Công ty CP Đầu tư và Du lịch Vạn Hương - Chủ đầu tư Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng ở Hải Phòng vừa phát hành thành công lô trái phiếu trị giá gần 2.000 tỷ đồng. Trong khi đó kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này liên tiếp ghi nhận kết quả kém khả quan.
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại trước hạn 60 tỷ đồng của lô trái phiếu trên vào ngày 5/12/2024.
Ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT DIG đã nhận thừa kế 11.003.317 cổ phiếu DIG trong tổng đăng ký 20.753.317 cổ phiếu, tương ứng đạt 53% tổng đăng ký để nâng sở hữu từ 10,16%, lên 11,96% vốn điều lệ.
Theo đó, SCIC sẽ chào bán lô 540.000 cổ phần, tương đương 20% vốn điều lệ của công ty Xây lắp điện Quảng Nam, với giá khởi điểm cho cả lô là 6,65 tỷ đồng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?