Vinamilk: Cần nhìn lại thị phần đánh giá đúng tăng trưởng doanh nghiệp

Vinamilk được xếp hạng doanh nghiệp chiếm thị phần lớn tại thị trường sữa Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2021 vừa qua Vinamilk ghi nhận doanh thu tăng kỷ lục nhưng lợi nhuận giảm và tụt khỏi "ngôi vương" trên bảng xếp hạng vốn hóa của HoSE. Điều này cho thấy tình hình phát triển thị phần của Vinamlik không mấy khả quan khi doanh nghiệp đưa dự kiến lợi nhuận 2022 giảm 8%.

Những con số "biết nói"

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - Mã: VNM HoSE), vốn quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam với hàng loạt các sản phẩm đình đám. Thương hiệu sữa "quốc dân" luôn khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước và không ngừng mở rộng thị phần quốc tế.

Được biết, Vinamilk hiện đang là một doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam. Các sản phẩm mang thương hiệu này chiếm lĩnh phần lớn thị phần trên cả nước, cụ thể như: 54,5% thị phần sữa trong nước; 40,6 % thị phần sữa bột; 33,9% thị phần sữa chua uống; 84,5% thị phần sữa chua ăn; 79,7% thị phần sữa đặc.

Các sản phẩm đến từ thương hiệu Vinamilk được phân bố đều khắp 63 tỉnh thành trên cả nước với 220.000 điểm bán hàng. Bên cạnh đó, Vinamilk Việt Nam còn được xuất khẩu sang 54 quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, Trung Đông,…Sau hơn 40 năm vận hành và phát triển, công ty đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, 1 nhà máy sữa tại Campuchia (Angkorimilk), 1 văn phòng đại diện tại Thái Lan.

Tuy nhiên, năm 2021 vừa qua có thể xem là dấu mốc để Vinamilk đánh giá lại tốc độ tăng trưởng cũng như thị phần tại thị trường trong nước.

Năm 2021, tổng doanh thu hợp nhất lần đầu vượt mốc 60.000 tỷ đồng, cụ thể đạt 61.012 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ và hoàn thành 98,2% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 10.633 tỷ đồng, giảm hơn 5,3% so với năm 2020 và đạt 94,6% mục tiêu năm.

Về cơ cấu doanh thu, doanh thu thuần nội địa đạt 51.202 tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ, xuất khẩu trực tiếp đạt 6.128 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ và doanh thu thuần các chi nhánh nước ngoài đạt 3.589 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế lại giảm 4,4% với cùng lý do như giai đoạn trước. Từ khi vượt mốc 10.000 tỷ đồng lãi trước thuế vào năm 2016, Vinamilk không giữ được phong độ tăng trưởng tốt như giai đoạn trước. Năm 2018, lợi nhuận doanh nghiệp giảm nhưng ở mức nhẹ gần 1,5% chủ yếu do giá vốn tăng nhanh. Trong hai năm tiếp theo, kết quả kinh doanh của Vinamilk tăng chậm rãi.

Mặt khác, trên sàn HoSE doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam - Vinamilk rơi xuống vị trí thứ 10 về giá trị niêm yết, tụt một bậc so với tháng 1. Đây cũng là vị trí thấp nhất trong nhiều năm qua của Vinamilk trên bảng xếp hạng vốn hóa của HoSE. Vốn hóa của Vinamilk sụt giảm còn 163.853 tỷ đồng, tương đương 7,2 tỷ USD.

Trước đó, Vinamilk là một trong những doanh nghiệp có thời gian nắm giữ vị trí cao về vốn hóa trong thời gian dài nhất.

Thế nhưng, trong gần 4 năm qua, đại gia ngành sữa không còn giữ vị trí đầu bảng nhưng vẫn thường xuyên nằm trong top 5 doanh nghiệp có giá trị niêm yết lớn nhất trước khi rớt khỏi nhóm này từ giữa năm 2021. Vinamilk liên tục rớt hạng về giá trị khi cổ phiếu của doanh nghiệp trong một năm qua giảm hơn 20%.

Cổ phiếu VNM từng có thập kỷ huy hoàng 2007-2017 khi thị giá liên tục đi lên nhờ kết quả kinh doanh tích cực, cổ phiếu luôn được săn đón nhờ mang lại khoản lợi nhuận đều đặn hàng năm. Theo đó Vinamilk cũng từng là mã chứng khoán có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường trước năm 2017.

Tuy nhiên việc thiếu động lực tăng trưởng trong kinh doanh sau đó đã khiến định giá doanh nghiệp trở nên kém hấp dẫn hơn. Đến cuối tháng 5/2021, Vinamilk bị đánh bật khỏi top 5 vốn hóa. Đà rơi cổ phiếu vẫn tiếp tục trong thời gian sau đó khiến vốn hóa Vinamilk đang giảm về khoảng 159.000 tỷ đồng (chỉ tương đương thời điểm VN-Index đạt 700 điểm), chính thức rời khỏi top 10 công ty quy mô lớn nhất.

Vinamilk: Cần nhìn lại thị phần đánh giá đúng tăng trưởng doanh nghiệp
Trên sàn HoSE doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam - Vinamilk rơi xuống vị trí thứ 10 về giá trị niêm yết. Ảnh minh họa

Không chỉ nhà đầu tư trong nước mà cả khối ngoại cũng tỏ ra thiếu kiên nhẫn khi VNM là một trong các mã bị nước ngoài bán ròng lớn nhất. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại Vinamilk đã giảm xuống còn quanh 54%. Thực tế lợi nhuận trước thuế công ty đã chững lại trong khoảng 12.000-13.000 tỷ đồng 5 năm trở lại đây, trong khi doanh thu vẫn tăng trưởng dù tốc độ không cao.

Chứng khoán VCBS đánh giá thị trường sữa tươi nội địa sẽ dần ổn định trong năm 2022 nhưng Vinamilk sẽ không còn nhiều dư địa tăng trưởng trong vòng 2-3 năm tới. Thay vào đó, việc mở rộng kinh doanh mảng khác như thịt bò sẽ thúc đẩy tăng trưởng từ 2 con số từ 2023-2024 trở đi.

Trong khi đó, áp lực bán mạnh cổ phiếu của nhà đầu tư khối ngoại cũng ảnh hưởng đáng kể đến thị giá của VNM thời điểm hiện tại. Theo thống kê, VNM đang nằm trong top 3 doanh nghiệp bị nhà đầu tư nước ngoài thoái vốn mạnh nhất với tổng giá trị 6.600 tỷ đồng.

Tại thị trường trong nước, dự báo ngành sữa năm 2022 sẽ không có nhiều dư địa tăng trưởng, thị trường sữa đang ở mức bão hòa, do đó rất ít cơ hội để VNM tăng trưởng mạnh. Không những vậy, SSI Research nhận định, VNM khó có thể gia tăng thị phần trong nước do đã dẫn đầu trong nhiều năm.

Động lực tăng trưởng khác mà VNM có thể kỳ vọng là xuất khẩu sữa sang một số thị trường, như Tây Âu, nhất là thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, năm 2022, việc xuất khẩu sữa sang Trung Quốc có thể khó khăn hơn nước này đang lên kế hoạt mở rộng đàn bò để cung cấp nguồn cung sữa cho thị trường trong nước. Bên cạnh đó, do dịch Covid-19 nên thị trương này vẫn thắt chặt điều kiện xuất nhập khẩu.

Còn đối với Tây Âu, đây là thị trương đầy khắt khe về tiêu chuẩn và chất lượng, vốn dĩ các hãng sữa châu Á từ lâu đã muốn xâm nhập vào cũng chật vật. Do vậy, không dễ để VNM sớm thành công.

Chiến lược mới như mở rộng sang các mảng khác, như thịt bò, dự tính sẽ đạt doanh 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên kỳ vọng ở mảng kinh doanh này phải chờ đến năm 2023 mới có thể đóng góp nhiều vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Báo cáo mới đây của Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, trong 2-3 năm tới, VNM không còn nhiều dư địa tăng trưởng, mặc dù công ty đã tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Chiến lược mới như mở rộng sang các mảng khác kỳ vọng đến năm 2023-2024 mới có thể đóng góp nhiều cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Sản xuất thịt bò được VCBS xem là mảng tiềm năng nhất để tăng trưởng cho Vinamilk từ năm 2023-2024. Mảng kinh doanh mới có thể đạt tốc độ tăng trưởng hai con số sau khi hoạt động chính thức. Doanh thu từ thịt bò trong năm đầu tiên hoạt động có thể đạt 2.000 tỷ đồng. Trước mắt trong năm nay, Vinamlik sẽ thịt bò nhập khẩu từ Nhật Bản để bán.

Cần nhìn lại thị phần đánh giá đúng tăng trưởng doanh nghiệp

Đầu tháng 4/2022, Vinamilk công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 dự kiến trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 64.070 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 9.770 tỷ đồng, giảm 8% so với 2021. Nếu không thể vượt kế hoạch, 2022 sẽ là năm thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp có lợi nhuận giảm.

Bên cạnh đó, Vinamilk sẽ trình cổ đông phương án chia cổ tức năm 2021 bằng tiền với tỷ lệ 38,5% trong đó công ty đã tạm ứng 2 đợt vào tháng 9/2021 (15%) và tháng 1/2022 (14%). Cổ tức còn lại 9,5% (01 cổ phiếu nhận 9.500 đồng) dự kiến sẽ được chi trả vào ngày 19/8/2022 theo danh sách cổ đông chốt ngày 7/7 trước đó.

Vinamilk cũng trình cổ đông phương án cổ tức năm 2022 với cùng tỷ lệ 38,5% tương ứng số tiền dự chi hơn 8.000 tỷ đồng. Công ty dự kiến sẽ tạm ứng cổ tức đợt 1 với tỷ lệ 15% cùng thời điểm với cổ tức còn lại của năm 2021.

Vinamilk (VNM) đặt mục tiêu lãi ròng năm 2022 giảm 8%, trả cổ tức tỷ lệ 38,5%

Năm nay, Vinamilk sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp bền vững, ứng dụng công nghệ Internet vạn vật, dữ liệu lớn, và tự động hóa và robotics. Ngoài ra, doanh nghiệp này sẽ khai thác cơ hội kinh doanh tại các thị trường mới thông qua các hoạt động M&A, JV, hoặc đầu tư mạo hiểm; hỗ trợ và đầu tư các dự án startup khởi nghiệp phù hợp với chiến lược tăng trưởng của công ty; tiếp tục củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống và tìm kiếm cơ hội chuyển dịch đầu tư sản xuất tại chỗ.

Ngoài ra, trong chiến lược phát triển của mình, đơn vị này cũng sẽ phát triển hệ thống trang trại bò sữa đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng với việc đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu phát triển thêm sản phẩm mới.

Song những thách thức mà Vinamilk phải đối mặt là vô cùng lớn và khắc nhiệt nếu doanh nghiệp này không nhìn lại thị phần để đánh giá đúng về tăng trưởng.

Vinamilk dẫn đầu thị trưỡng sữa Việt Nam

Theo Euromonitor, thị trường sữa Việt Nam đạt giá trị 135.000 tỷ đồng vào năm 2020, tăng hơn 8% so với năm 2019, nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng của phân khúc sữa chua và sữa uống. Các ngành hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao bao gồm sữa nước (+10%), sữa chua (+12%), pho mát (+11%), bơ (+10%) và các sản phẩm từ sữa khác 8% trong khi sữa bột chỉ tăng 4% về giá trị. Sữa nước là phân khúc đóng góp giá trị lớn nhất trong ngành sữa Việt Nam bao gồm các thương hiệu phổ biến như Vinamilk, Mộc Châu milk, TH True milk, Dutch Lady, Nutifood. Trong đó CTCP Sữa Việt Nam (VNM) hiện đang chiếm thị phần lớn nhất với thương hiệu quen thuộc “Vinamilk”.

Mảng sữa nước sẽ đạt mức tăng trưởng kép 7,7% về doanh số trong giai đoạn 2021-2025 nhờ: Nhu cầu sữa nước ngày càng tăng do các trường học mở cửa trở lại và chính phủ thúc đẩy "Chương trình Sữa học đường" - sữa được phân phối đến các trường mầm non và tiểu học, với nỗ lực cải thiện tình trạng dinh dưỡng và tầm vóc thể chất cho trẻ nhỏ.

Thu nhập và nhận thức về chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng thành thị cao hơn sẽ làm tăng nhu cầu về các loại sản phẩm cao cấp hơn như các sản phẩm hữu cơ. Trong đó, cả ba công ty lớn trong ngành sữa, bao gồm Vinamilk, FrieslandCampina và TH Food Chain đều đã tung ra các sản phẩm sữa hữu cơ ra thị trường.

Thị trường nước ngoài sẽ là động lực tăng trưởng mới cho ngành sữa trong những năm tới khi thị trường nội địa tăng trưởng chậm lại. Tính đến T3/2021, đã có bảy công ty sữa Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sang Trung Quốc. Chúng tôi cho rằng Trung Quốc sẽ là thị trường tiềm năng với các công ty sản xuất sữa với dân số đông nhất thế giới cũng như mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người gấp 3,5 lần Việt Nam.

Tuy nhiên, rủi ro cho ngành bao gồm giá bột sữa nguyên liệu cao hơn dự kiến và đại dịch Covid-19 kéo dài hơn dự kiến dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng, phân phối và vận chuyển.

Có thể thấy sức cạnh tranh trong ngành sữa đang diễn ra khá sôi động, những thách thức về nguồn nguyên liệu cũng tạo ra làn sóng tăng trưởng. Song, liệu mọi thách thức sẽ chỉ là một bước đệm cho Vinamilk lấy đà bật tăng trở lại để quay về ngôi vương trên sàn chứng khoán Việt nam năm 2022.

Những tín hiệu khả quan thể hiện ở việc, Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư SCIC (SIC) vừa đăng ký mua vào 200.000 cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận từ ngày 1/4 - 29/4/2022. Nếu giao dịch thành công, SIC sẽ nâng sở hữu tại VNM lên 1,1 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 0,53%).

Cụ thể: Công ty mẹ của SIC là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hiện là cổ đông lớn nhất của Vinamilk nắm quyền phủ quyết với 36% cổ phần.

Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư SCIC (SIC) vừa đăng ký mua vào 200.000 cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận từ ngày 1/4 - 29/4/2022. Nếu giao dịch thành công, SIC sẽ nâng sở hữu tại VNM lên 1,1 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 0,53%).

Động thái đăng ký mua vào của SIC diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu VNM vừa có dấu hiệu hồi phục tích cực sau chuỗi thời gian miệt mài dò đáy khi giảm hơn 11% so với hồi tháng 1/2022. Theo đà lao dốc, vốn hóa thị trường hiện tại của VNM lùi xuống còn xấp xỉ 158.000 tỷ đồng.

Chứng khoán VnDirect cho rằng, kỳ vọng các doanh nghiệp sản xuất sữa sẽ lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2022 nhờ 02 yếu tố: Một là nhu cầu trong nước phục hồi. Hai là giá bột sữa nguyên liệu giảm nhẹ, sẽ giảm bớt áp lực lên chi phí nguyên liệu đầu vào.

Kỳ vọng giá bột sữa sẽ hạ nhiệt vào năm 2022 nhờ nguồn cung phục hồi và nhu cầu sữa bột từ Trung Quốc giảm dần. Theo Eurostat, sản lượng sữa được dự báo sẽ phục hồi nhờ vào năng suất sản xuất cao hơn trong năm 2022. Bên cạnh đó, Rabo Research dự báoTrung Quốc sẽ hạ tỷ trọng mua và dự trữ bột sữa nguyên kem (WMP) và bột sữa tách béo (SMP) trong năm tới. Do Trung Quốc là khách hàng lớn nhất trên các thị trường sữa toàn cầu, chúng tôi cho rằng điều này sẽ làm hạ nhiệt giá bột sữa toàn cầu vào năm 2022 so với mức đỉnh vào Quý 2 năm nay.

Theo quan điểm của VnDirect, Công ty CP Sữa Việt Nam (VNM) sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ xu hướng này khi gần 60% nguyên liệu bột sữa cho các sản phẩm sữa bột (trẻ em và người lớn) và bột dinh dưỡng được nhập khẩu từ Mỹ, Châu Âu và Châu Đại Dương.

Tóm lại, Vinamilk cần nhìn lại thị trường để đánh giá đúng tăng trưởng khi đối thủ cạnh tranh trên đà phát triển mạnh mẽ, nguồn cung về nguyên liệu còn hạn chế nhiều mặt, nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn đang thăm dò để phục hồi.... Sự kỳ vọng vào nền kinh tế phục hồi là có căn cứ, nhưng diễn biến kinh tế thế giới có thể vẫn chịu tác động từ dịch bệnh và lạm phát. Bước đà quay lại đường đua trên thị trường sữa Việt Nam và thế giới đối với Vinamilk sẽ còn nhiều khó khăn.

Vinamilk: Cần nhìn lại thị phần đánh giá đúng tăng trưởng doanh nghiệp

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên sáng ngày 13/4 cổ phiếu VNM tăng gần 2% lên 78.300 đồng/cp.

https://tieudung.thuonghieusanpham.vn/vinamilk-can-nhin-lai-thi-phan-danh-gia-dung-tang-truong-doanh-nghiep-33169.html

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Vinamilk chốt ngày chia cổ tức, tiền mặt 20%

Vinamilk chốt ngày chia cổ tức, tiền mặt 20%

Doanh nghiệp

Theo đó, ngày 15/5/2025 sẽ là ngày chốt danh sách cổ đông để Vinamilk chi trả cổ tức với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VNM sẽ nhận được 2.000 đồng.

31 doanh nghiệp được SCIC thoái vốn đợt đầu tiên của năm 2025

31 doanh nghiệp được SCIC thoái vốn đợt đầu tiên của năm 2025

Doanh nghiệp

Theo danh sách SCIC công bố có gồm 31 doanh nghiệp, trong đó 1 cái tên đã bán vốn thành công là Tổng công ty Thăng Long, trong đó vốn của SCIC là 105 tỷ, chiếm 25,1%.

VietABank: Lợi nhuận tăng 20%, dự kiến tăng vốn điều lệ lên 11,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2025

VietABank: Lợi nhuận tăng 20%, dự kiến tăng vốn điều lệ lên 11,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2025

Doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – Mã chứng khoán VAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 vào ngày 26/4, nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2025, cùng một số nội dung quan trọng khác.

Chứng khoán FPT chốt ngày chia cổ tức dự chi khoảng 153 tỷ đồng

Chứng khoán FPT chốt ngày chia cổ tức dự chi khoảng 153 tỷ đồng

Doanh nghiệp

Chứng khoán FPT chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 500 đồng. Như vậy, với xấp xỉ 306 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Chứng khoán FPT sẽ phải chi tương ứng khoảng 153 tỷ đồng.

Vincom Retail (VRE) báo lãi sau thuế quý I/2025 'khủng', ghi nhận gần 7 tỷ đồng lãi từ tiền gửi, tiền cho vay

Vincom Retail (VRE) báo lãi sau thuế quý I/2025 'khủng', ghi nhận gần 7 tỷ đồng lãi từ tiền gửi, tiền cho vay

Doanh nghiệp

Quý I/2025, Công ty Cổ phần Vincom Retail (HoSE: mã chứng khoán VRE) báo lãi sau thuế 1.177 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ, hoàn thành 25% kế hoạch năm.

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 105.000 tỷ đồng vào năm 2029, muốn mua công ty bảo hiểm nhân thọ

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 105.000 tỷ đồng vào năm 2029, muốn mua công ty bảo hiểm nhân thọ

Doanh nghiệp

Chiều 28/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 nhằm thông qua kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 2025, chia cổ tức 2024 bằng tiền mặt 5%, thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ và bầu HĐQT, Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2025-2030.

Đầu tư Nam Long đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 701 tỷ đồng năm 2025

Đầu tư Nam Long đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 701 tỷ đồng năm 2025

Doanh nghiệp

Năm 2025, Nam Long đặt mục tiêu doanh thu thuần 6.794 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 701 tỷ đồng, tăng 35% so với năm trước. Doanh số (presales) dự kiến đạt 14.645 tỷ đồng, gấp 2,8 lần năm 2024.

Lãnh đạo liên quan nhóm GELEX được đề cử vào HĐQT Eximbank

Lãnh đạo liên quan nhóm GELEX được đề cử vào HĐQT Eximbank

Doanh nghiệp

Ông Phạm Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc CTCP Điện lực Gelex, đồng thời là Tổng giám đốc CTCP Chế tạo Điện cơ Hà Nội được đề cử làm thành viên HĐQT Eximbank.

Sữa TH muốn xây nhà máy hơn 6.000 tỷ đồng ở Bình Dương

Sữa TH muốn xây nhà máy hơn 6.000 tỷ đồng ở Bình Dương

Doanh nghiệp

Dự án có vốn đầu tư 6.076 tỷ đồng với diện tích sử dụng đất là 10 hecta và sẽ được thực hiện qua nhiều giai đoạn, với mục tiêu sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sữa, sữa chua và kem; sản xuất chế biến đồ uống không cồn; dịch vụ cho thuê kho bãi.

Xây dựng Hoà Bình đặt mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ đồng, phát hành cổ phiếu nhằm thanh toán nợ vay ngân hàng

Xây dựng Hoà Bình đặt mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ đồng, phát hành cổ phiếu nhằm thanh toán nợ vay ngân hàng

Doanh nghiệp

Đại hội cổ đông Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) thông qua kế hoạch huy động 3.470 tỷ đồng từ cổ phiếu riêng lẻ, đặt mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ và lợi nhuận 360 tỷ năm 2025.

ĐHĐCĐ Vietcombank: Thông qua tăng vốn điều lệ lên gần 89.000 tỷ đồng, bầu bổ sung thành viên HĐQT

ĐHĐCĐ Vietcombank: Thông qua tăng vốn điều lệ lên gần 89.000 tỷ đồng, bầu bổ sung thành viên HĐQT

Doanh nghiệp

Đại hội đồng cổ đông Vietcombank 2025 đã thông qua kế hoạch phát hành 543 triệu cổ phiếu, bầu bổ sung nhân sự cấp cao và định hướng tăng trưởng xanh.

ĐHCĐ LPBank: Lợi nhuận tăng 22%, dự chia cổ tức 25%

ĐHCĐ LPBank: Lợi nhuận tăng 22%, dự chia cổ tức 25%

Doanh nghiệp

Ngày 27/4, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank - HoSE: LPB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 với sự tham gia của 187 cổ đông, đại diện cho hơn 2,77 tỷ cổ phiếu, tương ứng 92,86% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của ngân hàng. Trong đó số cổ đông tham gia trực tiếp là 95 cổ đông.

MBBank chia cổ tức 2025 tỷ lệ 35% bằng cổ phiếu và tiền mặt, mục tiêu vốn hóa tăng lên 10 tỷ USD

MBBank chia cổ tức 2025 tỷ lệ 35% bằng cổ phiếu và tiền mặt, mục tiêu vốn hóa tăng lên 10 tỷ USD

Doanh nghiệp

Năm 2025, MB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng gần 10% so với kết quả 2024, tương đương đạt khoảng 31,712 tỷ đồng, chia cổ tức 2025 tỷ lệ 35% bằng cổ phiếu và tiền mặt.

HAGL Agrico đang là ‘xác chết’, Thaco phải nỗ lực cứu chứ nếu 'chết' lấy đâu mà đòi 12.000 tỷ?

HAGL Agrico đang là ‘xác chết’, Thaco phải nỗ lực cứu chứ nếu 'chết' lấy đâu mà đòi 12.000 tỷ?

Doanh nghiệp

"HNG đang là xác chết, chết lâm sàn, đang cố gắng cứu. Bên Thaco đang cho nợ 12.000 tỷ đồng, thì nếu chết lấy đâu mà đòi, còn gì ăn trong đây, ăn HNG là ăn chính mình". Đây là chia sẻ của ông Trần Bá Dương ĐHĐCĐ thường niên 2025.

PGBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.000 tỷ đồng, có tân Chủ tịch HĐQT

PGBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.000 tỷ đồng, có tân Chủ tịch HĐQT

Doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank - Mã chứng khoán PGB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.000 tỷ đồng, có tân Chủ tịch HĐQT.

Chứng khoán BOS bổ nhiệm tân Tổng Giám đốc, sắp đổi tên lại thành Artex

Chứng khoán BOS bổ nhiệm tân Tổng Giám đốc, sắp đổi tên lại thành Artex

Doanh nghiệp

Chứng khoán BOS vừa có quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc với ông Trịnh Thành Long kể từ ngày 22/4 thay thế cho người tiền nhiệm là ông Nguyễn Thành Lê.

Thuduc House (TDH) lãi sau thuế 5,7 tỷ đồng trong quý I đầu năm

Thuduc House (TDH) lãi sau thuế 5,7 tỷ đồng trong quý I đầu năm

Doanh nghiệp

CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House – mã chứng khoán TDH) vừa công bố BCTC hợp nhất quý I/2025.

Masan báo lãi quý I/2025 gần nghìn tỷ cao gấp đôi cùng kỳ, bán lẻ tăng trưởng hai chữ số

Masan báo lãi quý I/2025 gần nghìn tỷ cao gấp đôi cùng kỳ, bán lẻ tăng trưởng hai chữ số

Doanh nghiệp

CTCP Tập đoàn Masan (Masan, HoSE: mã chứng khoán MSN) công bố báo cáo tài chính quý I/2025 với lợi nhuận ròng đạt 394 tỷ đồng, tăng gần 279%.

 Dat Xanh Services (DXS): Mục tiêu 2025 lợi nhuận gấp 3 lần, dự quý IV sẽ niêm yết Regal Group

Dat Xanh Services (DXS): Mục tiêu 2025 lợi nhuận gấp 3 lần, dự quý IV sẽ niêm yết Regal Group

Doanh nghiệp

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 tổ chức sáng ngày 24/04, ban lãnh đạo CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (HOSE: mã chứng khoán DXS) đặt mục tiêu lãi ròng 2025 gấp gần 3 lần năm trước, cùng 4 nhiệm vụ trọng tâm để đón chu kỳ tăng trưởng mới, dự quý IV sẽ niêm yết Regal Group.

Công ty cổ phần Tổng hợp Thế giới Xanh bị xử phạt do vi phạm công bố thông tin

Công ty cổ phần Tổng hợp Thế giới Xanh bị xử phạt do vi phạm công bố thông tin

Doanh nghiệp

Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 46 /QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Tổng hợp Thế giới Xanh do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: